1.1 .Cơ sở lý luận của đề tài
1.2. Thực trạng việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5tuổi thông qua hoạt động
Biện pháp là cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Biện pháp giáo dục thẩm mĩ là sử sụng cách thức, con đường để giáo viên tiến hành giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua các hoạt động được tổ chức ở ngoài trời.
Như vậy, nhiệm vụ của giáo viên là lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, biện pháp, phương tiện để tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh một cách khoa học nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận cái đẹp, khám phá cái đẹp, tạo ra cái đẹp cho cuộc sống và trong nghệ thuật.
1.2. Thực trạng việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt độngngồi trời của giáo viên ở trường mầm non ngoài trời của giáo viên ở trường mầm non
1.2.1. Mục đích điều tra
Chúng tơi tiến hành điều tra giáo viên để làm rõ nhận thức của giáo viên mầm non trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 và thực tế họ đã sử dụng các biện pháp để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thơng qua hoạt động ngồi trời.
Để tìm hiểu những vấn đề trên chúng tơi đã tiến hành điều tra và khảo sát trên 40 giáo viên đã và đang giảng dạy tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Việt Trì: Trường MN Hịa Phong – thành phố Việt Trì, Trường MN Gia Cẩm – thành phố Việt Trì.
Điều tra trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non nói trên.
1.2.3. Nội dung điều tra
- Điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ và ý nghĩa của hoạt động ngoài trời đối với trẻ mầm non.
- Điều tra các biện pháp và hình thức mà giáo viên sử dụng để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
- Đánh giá nội dung và biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ của giáo viên và sự tích cực của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động ngoài trời.
1.2.4. Thời gian điều tra
Từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021.
1.2.5. Phương pháp điều tra
1.2.5.1. Phương pháp điều tra bằng Anket
Trưng cầu ý kiến của giáo viên đang giảng dạy lớp 4-5 tuổi tại trường mầm non thông qua phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp.
1.2.5.2. Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình tổ chức hoạt động nhằm giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
Quan sát các biểu hiện hứng thú, nhận thức của trẻ 4-5 tuổi. 1.2.5.3. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên mầm non để thấy quá trình giáo viên tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi.
1.2.6. Kết quả điều tra
1.2.6.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ và ý nghĩa của hoạt động ngoài trời đối với trẻ mầm non
Trước khi điều tra các biện pháp giáo viên sử dụng nhằm giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi, chúng tôi đã điều tra quan điểm nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi :
Câu hỏi 1: Theo chị, việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi có cần thiết hay khơng?
- Sau khi đưa ra câu hỏi phỏng vấn thì chúng tơi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.1. Kết quả nhận thức của giáo viên về việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời
Mức độ Số lượng %
Rất cần thiết 32 80
Cần thiết 8 20
Chưa cần thiết 0 0 Không cần thiết 0 0
Kết quả trên được ghi nhận từ điều tra bằng phiếu và phỏng vấn các giáo viên dạy ở lớp mẫu giáo. Qua đó cho thấy các giáo viên dạy ở lớp mẫu giáo đều xác định được tầm quan trọng, mức độ cần thiết của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi, cụ thể 80% giáo viên cho rằng việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi là rất cần thiết, còn lại 20% giáo viên xác định việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi là cần thiết.
Tiếp theo, chúng tôi đưa ra các câu hỏi nhằm khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên như sau:
Câu hỏi 2:Ở trường mầm non tổ chức hoạt động ngoài trời bao nhiêu lần/tuần?
- 5 lần/tuần - 6 lần/tuần - 2 lần/tuần - 4 lần/tuần
Trong quá trình quan sát việc tổ chức hoạt động ngoài trời, chúng tơi phỏng vấn cơ Nguyễn Thị Bích Loan: “ Cơ cho rằng việc tổ chức hoạt động ngoài trời được thực hiện 4 lần/tuần bởi các cháu còn tham gia học tiếng anh và năng khiếu”. Có cơ chọn 5 lần/tuần, khơng có giáo viên nào chọn dưới 2 lần/ tuần, điều đó chứng tỏ rằng việc tổ chức hoạt động ngoài trời vẫn được diễn ra thường xuyên. Đa phần giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời. Khi tham gia HĐNT cô mới chỉ cho các cháu được quan sát, tham quan, trẻ chưa được tìm tịi khám phá những điều mới lạ trong thiên nhiên.
Câu hỏi 3: Quá trình tổ chức hoạt động ngồi trời cho trẻ giáo viên có chú ý
đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ hay khơng? - Có
- Khơng
Kết quả thu được qua phiếu điều tra cho thấy giáo viên đã có ý thức quan tâm đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời tuy nhiên hiệu quả chưa cao.Trao đổi về những khó khăn thường gặp khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ các giáo viên ở trường mầm non cho biết nguyên nhânlà do chưa phát huy được hết thế mạnh của hoạt động ngồi trời. Bên cạnh đó,qua việc quan sát chúng tơi cịn nhận thấy việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động ngồi trời cũng có phần cịn nhiều hạn chế do các giáo viên chưa thật sự đầu tư tâm huyết để tổ chức hoạt động,trẻ chưa thực sự hứng thú với hoạt động, một số trẻ còn lơ đãng trong việc thực hiện nhiệm vụ, số lượng trẻ đơng nên khó khăn trong việc bao quát.Như vậy theo đánh giá việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động ngồi trời cịn ở mức từ trung bình.
1.2.6.2. Các biện pháp và hình thức mà giáo viên sử dụng để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
Khi hỏi về mức độ thường xuyên giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thì có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng phần lớn các giáo viên đã có đồng tình về việc thường xuyên thực hiện giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Chúng tơi thực hiện khảo sát về các hình thức mà giáo viên sử dụng để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ kết quả thu được như trong bảng sau:
Bảng 1.2. Hình thức mà giáo viên sử dụng để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Hình thức SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Hoạt động góc 24 60 13 32,5 3 7,5 Hoạt động chơi 9 22,5 26 65 5 12,5 Hoạt động âm nhạc 18 45 15 37,5 7 17,5 Hoạt động tạo hình 25 62,5 8 20 7 17,5 Các hoạt động khác 23 57,5 15 37,5 2 5
Qua bảng thống kê chúng ta thấy, có 62,5% giáo viên thường xuyên sử dụng hình thức trong các giờ học khi dạy trẻ về thẩm mĩ, 20% giáo viên cịn lại ít sử dụng trong các giờ học và 17,5% giáo viên không bao giờ sử dụng biện pháp này.Tiếp đến là tỉ lệ 60% giáo viên thường xuyên sử dụng trong hoạt động góc, 32,5% giáo viên ít sử dụng hoạt động góc khi dạy trẻ về biểu tượng hình dạng và 7,5 giáo viên khơng bao giờ sử dụng biện pháp này.Có 57,5% giáo viên thường xuyên sử dụng các hoạt động khác, 5%giáo viên không bao giờ dùng hoạt động này. Hoạt động chơi chỉ có 9 trên tổng số 40 giáo viên thường xuyên sử dụng chiếm 22,5% tổng số giáo viên, 26 giáo viên ít khi sử dụng hình thức này chiếm 65% giáo viên và 5 giáo viên chiếm 12,5% không bao giờ sử dụng.
Theo số liệu thống kê và trao đổi với giáo viên, trẻ 4 – 5 tuổi đã có các hiểu biết về thẩm mĩ. Theo phiếu điều tra cùng với kết quả đàm thoại chúng tôi thấy đa số giáo viên lựa chọn giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thơng qua hoạt động tạo hình điều này chứng tỏ hầu hết các giáo viên với kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ đều cho rằng việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ có kết quả tốt nhất khi tổ chức trong hoạt động này. Nhóm hoạt động được khá nhiều giáo viên lựa chọn như hoạt động góc, hoạt động khác… chứng tỏ đây là các hoạt động trẻ có hứng thú khi tham gia.
Qua quan sát các hoạt động mà giáo viên tổ chức, chúng tôi nhận thấy việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ chủ yếu là qua hoạt động tạo hình. Các hoạt động khác như hoạt động âm nhạc, hoạt động góc…giáo viên có chú ý đến việc tích hợp thêm nội dung giáo dục thẩm mĩ nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đầu tư tâm huyết cho hoạt động.
Câu hỏi 4: Những hình thức giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thơng qua hoạt động ngồi trời là gì?
A. Quan sát B. Đàm thoại C. Dạo chơi
D. Khám phá khoa học
Bảng 1.3. Kết quả thu được về các hình thức giáo viên sử dụng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua HĐNT
Hoạt động Số phiếu %
Quan sát 16/20 80% Đàm thoại 2/20 10% Dạo chơi 1/20 5% Khám phá khoa học 1/20 5%
Qua bảng trên có thể thấy hình thức mà giáo viên sử dụng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ qua việc quan sát chiếm số lượng nhiều nhất trong các hình thức (80%). Hình thức đàm thoại chiếm 10% dạo chơi và khám phá khoa học đều chiếm rất ít (5%).
1.2.6.3. Nội dung, biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ của giáo viên và sự tích cực của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động ngồi trời
Trong q trình dự giờ, quan sát hoạt động ngồi trời của trẻ, chúng tơi nhận thấy rằng đa số trẻ rất thích làm quen với môi trường thiên nhiên và khám phá những điều mới lạ trong thiên nhiên. Cháu Chu Minh Khơi trong q trình chơi
đã phát hiện ra những chú bướm đang bay lượn xung quanh vườn hoa, cháu rất thích thú và rủ các bạn cùng chạy theo vui đùa cùng những chú bướm đó. Hay khi được quan sát vườn hoa, được ngắm nhìn những bơng hoa đang nở với nhiều màu sắc rực rỡ nhiều bạn đã reo hị “hoa đẹp q” và có bạn cịn hỏi cơ rằng “Cơ ơi đây là hoa gì mà đẹp thế ạ?”. Khi cơ giáo nói “Chúng mình hãy chụp hình để lưu lại những bơng hoa đẹp nhất nhé” thì tất cả đều giơ tay lên giả vờ làm những chiếc máy ảnh để chụp. Điều này chứng tỏ rằng trẻ rất thích những vẻ đẹp ấy và hứng thú với thiên nhiên.
Tuy nhiên, giáo viênvẫn chưa chú ý đến việc đó, chưa đánh giá cao những gì mà trẻ phát hiện ra. Giáo viên vẫn chưa động viên, khen ngợi trẻ đã phát hiện ra những điều mới lạ trong thiên nhiên. Khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ giáo viên thường chú ý đến khả năng vận động của trẻ nhiều hơn là việc cho trẻ khai thác và tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên. Khi tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên trẻ vẫn chưa bộc lộ được hết cảm xúc của mình. Việc tổ chức hoạt động ngồi trời đúng thời gian biểu và tích cực cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên mầm non nhằm giáo dục cái đẹp và lòng nhân ái cho trẻ, đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường mầm non.
* Nhận xét chung:
Qua việc khảo sát tình hình việc tổ chức hoạt động ngồi trời cho trẻ chúng tơi nhận thấy rằng:
- Việc tổ chức hoạt động ngồi trời đều được tổ chức hàng ngày theo đúng kế hoạch giáo dục, được thực hiện đúng theo nội dung, quy trình và phương pháp tổ chức hoạt động.
- Khơng gian tổ chức hoạt động cho trẻ rộng rãi, thoáng mát giúp trẻ thích nghi với mơi trường hoạt động.
- Trẻ rất tích cực tham gia hoạt động ngồi trời, tị mị ham hiểu biết thích khám phá thế giới xung quanh đây là cơ hội rất tốt để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
- Giáo viên chưa khai thác hết được vai trị của mơi trường thiên nhiên đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là đối với việc giáo dục thẩm mĩ.
- Chưa phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ khi thm gia hoạt động ngoài trời.
Tiểu kết chương 1
Từ việc nghiên cứu tài liệu liên quan đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi cũng như qua việc điều tra thực trạng, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
Giáo dục thẩm mĩ là một trong những nội dung quan trọng trong giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ và là việc cần thiết phải tiến hành nghiêm túc từ lứa tuổi mẫu giáo. Ở độ tuổi 4-5 tuổi tâm hồn trẻ rất nhạy cảm dễ xúc động đối với con người và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú.
Khả năng hình thành giá trị thẩm mĩ ở trẻ còn chịu ảnh hưởng to lớn của yếu tố giáo dục, đặc biệt là lời nói của giáo viên trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động ngồi trời. Do đó giáo viên mầm non có vai trị rất lớn trong việc sử dụng các biện pháp phù hợp trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời.
Qua việc nghiên cứu thực trạng việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ và các biện pháp giáo viên sử dụng nhằm giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngồi trời, chúng tơi nhận thấy một số ưu điểm nổi bật:
- Các giáo viên đã xác định được tầm quan trọng, mức độ cần thiết của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình.
- Đa số giáo viên đã hiểu được ý nghĩa, vai trị của hoạt động ngồi trời trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi.
- Đa số trẻ có khả năng nhận thức về cái đẹp từ mức trung bình trở lên. Những kết luận trên đây chính là cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tơi làm căn cứ trong q trình xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời.
CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thơng qua hoạt động ngồi trời
2.1.1. Dựa vào chương trình chăm sóc giáo dục mầm non
Chương trình chăm sóc giáo dục trường mầm non đưa ra chế độ sinh hoạt phù hợp với từng độ tuổi. Dù ở giai đoạn nào chương trình chăm sóc giáo dục cũng đề cập đến thời điểm hoạt động ở ngoài trời với thời gian nhất định. Các trường mầm non đều nghiêm túc thực hiện việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ với các nội dung phong phú theo từng chủ đề, khơng chỉ nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức mà cịn phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Đặc biệt hơn, thông qua quan sát, khám phá thế giới xung quanh giáo viên sẽ thuận lợi trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em.
PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: “Thiên nhiên không chỉ mang lại cho trẻ em những thứ cần thiết để sống và phát triển mà còn hấp dẫn chúng bởi những điều kì diệu mà khơng gì có thể thay thế nổi”. Những ấn tượng phong phú tốt đẹp về thế giới tự nhiên xung quanh sẽ giúp trẻ sống vui vẻ hơn, lành mạnh hơn. Sớm hình thành ở trẻ những cảm xúc thẩm mĩ và thái độ tích cực, làm cho