Phương pháp giếng điểm bơm sâu (ống giếng có máy bơm hút sâu)

Một phần của tài liệu Tính toán và lựa chọn giải pháp bố trí giếng bơm hạ mực nước ngầm khi thi công tầng hầm một số công trình trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP HẠ MỰC NƯỚC NGẦM

1.4. Các biện pháp thi công hạ mực nước ngầm thông dụng hiện nay

1.4.6. Phương pháp giếng điểm bơm sâu (ống giếng có máy bơm hút sâu)

Trong trường hợp hạ mực nước ngầm ở chiều sâu lớn hơn 20m mà các thiết bị khác không dùng được và trong điều kiện địa chất phức tạp ( đất nứt nẻ, đất bùn, đất sét, sét pha cát, xen kẽ với những lớp cát v.v.. ), khi hố móng rộng lượng nước thấm lớn. Khi thời gian làm việc trong hố móng kéo dài người ta thường dùng loại ống giếng có máy bơm hút sâu.

1.4.6.1. Cấu tạo và phương pháp thi công

- Thiết bị này bao gồm một ống thép có đường kính 200-450mm, phía dưới ống có nhiều khe nhỏ để hút nước, được gọi là phần lọc. Tùy theo tình hình địa chất mà chiều dài phần lọc có thể dùng 6-15m. Trên đầu ống giếng đặt động cơ điện để làm quay máy bơm trục đứng đặt ở trong ống giếng. Nước ngầm được hút lên sẽ dẫn vào ống tích thuỷ và chuyển ra ngoài.

- Hạ ống giếng vào trong đất có thể dùng phương pháp thuỷ lực (xói nước) khi đất nền là loại cát và cát pha sét hoặc dùng phương pháp khoan lỗ, nếu đất nền là loại đất cứng. Đường kính lỗ phải lớn hơn đường kính ống giếng 200mm, độ sâu của lỗ phải

19

tính đến trong khi hút nước cặn lắng phải có đủ một độ đày lắng đọng để tăng thêm độ sâu cho thoả đáng.

- Khi hạ ống trong đất cát lẫn sỏi thì sau khi xói nước, cát và sỏi sẽ lấp các khoảng trống ở xung quanh ống tạo nên một màng lọc tự nhiên. Trường hợp đất nền đất nền thiếu những thành phần tạo ra màng lọc tự nhiên và muốn làm tăng bề mặt hút nước, làm tăng khả năng làm việc của giếng người ta thường tự tạo ra xung quanh ống một màng lọc giữa thành lỗ và ống giếng bằng các vật liệu lớn hơn đường kính lỗ lưới lọc ví dụ cát sỏi bằng cách đổ những hạt cát có kích thước 3 - 10 mm xung quanh ống giếng theo một ống bao, ống bao này rộng hơn ống giếng khoảng 80 - 100 mm. ống giếng phải được đặt thẳng đứng lưới lọc ống giếng phải được đặt trong phạm vi thích đáng của tầng chứa nước, đường kính trong của ống giếng phải lớn hơn đường kính ngồi của bơm nước 50mm. Sau khi hạ ống giếng đến chiều sâu thiết kế thì đặt máy bơm hút sâu vào trong ống.

- Dây dẫn điện của bơm chìm phải đặt thật đảm bảo, động cơ điện của bơm giếng sâu phải có bộ phận trở nghịch, khi đổi bơm phải rửa sạch giếng lọc.

1.4.6.2. Ưu điểm

Hạ mực nước ngầm bằng ống giếng có bơm hút sâu mang lại hiệu quả lớn và năng suất cao. Có thể nâng nước lên rất cao (80-l00 m), mỗi giếng làm việc độc lập không phụ thuộc nhau...

Tuy nhiên vì phương pháp hạ các ống giếng khá phức tạp, lâu, cần thợ giỏi, tốn phí nhiều. Máy bơm chóng hỏng nếu nước hút lên có lẫn cát, do đó chỉ trong những trường hợp rất cần thiết mới nên áp dụng.

Hình 1.20. Sơ đồ lỗ khoan hạ mực nước ngầm có bơm sâu

1. Bệ đỡ ống; 2. ống xả nước; 3. van; 4. bích bịt; 5. lỗ khoan; 6. vật chèn; 7. thành ống và phin lọc; 8. phin lọc; 9. lớp đá dăm; 10. ống áp lực; 11. bơm điện hạ sâu; 12. thiết bị lắng; 13.bích bịt..

20

Một phần của tài liệu Tính toán và lựa chọn giải pháp bố trí giếng bơm hạ mực nước ngầm khi thi công tầng hầm một số công trình trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)