CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.4. Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường tại các cơ sở đốt rác thải sinh
hoạt tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Bắc Ninh
1.4.1. Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường tại cơ sở đốt rác thải sinh hoạt thành phố Hải Phòng hoạt thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở phía Đơng miền dun hải Bắc Bộ, cách thủ đơ Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước.
Về ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. - Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương. - Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. - Phía Đơng giáp biển Đơng.
Thành phố Hải Phịng có các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới, Là một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước. Hải Phịng đang có tốc độ phát triển dân số, đơ thị hóa cao. Tuy nhiên, tốc độ đơ thị hóa cao và sự phát triển của các ngành, nghề đang bộc lộ nhiều bất cập, tác động đến đời sống dân sinh, đặc biệt là vấn đề mơi trường, trong đó chất thải rắn đang trở thành mối quan tâm lo ngại hàng đầu của Thành phố.
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và được thu gom trên địa bàn Thành phố trung bình khoảng 1.715,4 tấn/ngày. Trong đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở khu vực đô thị khoảng 1.100 tấn/ngày; ở khu vực nông thôn khoảng 615,4 tấn/ngày. Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom đạt 97%, trong đó 100% chất thải rắn được xử lý hợp vệ sinh bằng phương pháp chơn lấp, làm phân bón hữu cơ tại bãi xử lý rác Tràng Cát (34 ha) và bãi rác Đình Vũ (15,65 ha). Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom đạt 90%, trong đó có 49,1% được xử lý chơn lấp tại 125 bãi rác tạm trên địa bàn 89 xã, số rác còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt (lò đốt BD - Anpha 500kg/giờ) cho 6 xã, thị trấn và xử lý bằng chơn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Đình Vũ, khu xử lý rác xã Minh Tân (huyện Thủy Nguyên) cho các xã, thị trấn còn lại.
Trong thời gian qua, công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố gặp rất nhiều khó khăn như rác thải sinh hoạt không được phân loại tại nguồn; các bãi rác tạm xử lý rác sinh hoạt nông thôn chưa được xử lý theo đúng quy định; rác thải sinh hoạt nông thôn được xử lý bằng biện pháp đốt (lò đốt rác sinh hoạt 500kg/giờ) chưa đảm bảo về một số thông số kỹ thuật theo QCVN 61 - MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. Ngoài ra, nguồn ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương còn thấp (mỗi năm từ 100 - 140 triệu/xã), việc xã hội hóa cơng tác xử lý rác thải chưa được thực hiện.
Tình trạng ơ nhiễm khơng khí của Hải Phịng cũng đang hiện hữu. Nhiều địa điểm có nồng độ bụi lơ lửng thường xuyên vượt quy chuẩn cho phép. Tình trạng này thấy rõ nhất tại các khu vực lằng nghề, khu vực công nghiệp, bãi rác và các điểm giao thông trung tâm. Tại xã Lại Xuân, làng nghề Mỹ Đồng và thị trấn Minh Đức (huyện Thủy Ngun) các mẫu khơng khí đều có hàm lượng bụi lơ lửng vượt quy chuẩn cho phép từ 1,5 – 2,2 lần. Khu vực ngã ba Đình Vũ (quận Hải An) hàm lượng bụi lơ lửng và tiếng ồn vượt quy chuẩn cho phép từ 1- 3 lần. Nhiều khu vực nội đơ thường xun có nồng độ bụi và khói vượt ngưỡng. Khu vực cổng trường đại học Hàng hải Việt Nam có hàm lượng bụi lơ lửng vượt quy chuẩn từ 1,02 – 1,06 lần, tại hầu hết các ngã tư trong khu vực nội thành, 100% số lần lấy mẫu quan trắc đều cho kết quả hàm lượng bụi vượt quy chuẩn cho phép với mức cao hơn từ 1,03 – 1,7 lần.
Tại thành phố Hải Phịng có một vài cơ sở đốt rác thải sinh hoạt như lò đốt rác tại thị trấn Vĩnh Bảo, lò đốt rác tại xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy, lò đốt rác tại xã Quốc Tuấn – huyện An Lão, lị đốt rác thuộc Cơng ty Cổ phần công nghệ môi trường Green Việt Nam... Trong đó, lị đốt rác sinh hoạt của Công ty Cổ phần công nghệ môi trường Green Việt Nam là địa chỉ mà đề tài nghiên cứu.
1.4.2. Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường tại cơ sở đốt rác thải sinhhoạt tỉnh Bắc Ninh hoạt tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh có vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đơng, Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đơ Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng n, phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương. Đây là tỉnh có tổng diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước với tổng diện tích 822,7 km2.
Tồn tỉnh có 8 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 94 xã, 26 phường và 6 thị trấn.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền bắc như: Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng lưới đường thuỷ sơng Cầu, sơng Đuống, sơng Thái Bình chảy ra biển Đơng. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngồi.
Bắc Ninh là tỉnh có quy mơ cơng nghiệp nằm trong top đầu cả nước và ln duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, các KCN phát triển làm gia tăng cả khối lượng và thành phần chất thải rắn có nguy cơ gây ơ nhiễm môi trường.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, hiện nay trung bình mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 900 tấn chất thải sinh hoạt. Khối lượng này đang được xử lý bằng phương pháp đốt tại các nhà máy: Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thuộc Công ty TNHH Môi trường Đô thị Hùng Phát ( Quế Võ), xử lý khoảng 250 – 280 tấn rác/ngày; Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành xử lý 100 – 105 tấn rác/ ngày; Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Công ty Cổ phần Môi trường và Đầu tư xây dựng Bắc Hải (Gia Bình), xử lý khoảng 55 – 65 tấn rác/ngày. Và một phần rác sinh hoạt đang được thu gom, xử lý tại các lị đốt cơng suất nhỏ ở: Tiên Du, 01 lị đốt, cơng suất 2.500 kg/giờ; n Phong có 02 lị đốt, cơng suất 2.500 kg/giờ; Thị xã Từ Sơn có 04 lị đốt cơng suất 2.000 kg/giờ/lị.
Lượng chất thải còn lại mới chỉ được thu gom, đánh đống, phun chế phẩm tại các điểm tập kết trong khu dân cư. Tuy nhiên, hầu hết các điểm tập kết đã tràn đầy, quá tải, kéo theo tình trạng đổ rác thải bừa bãi ven đường ven kênh mương, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tại các huyện Tiên Du, Yên Phong, thị xã Từ Sơn đã, đang xuất hiện tình trạng rác chồng rác, chưa được xử lý kịp thời. Như huyện Tiên Du còn tồn đọng khoảng 40.000 tấn rác thải sinh hoạt; thị xã Từ Sơn tồn đọng khoảng 50.000 tấn;
huyện Yên Phong khoảng 70.000 – 80.000 tấn, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân, là rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo báo cáo của Sở TN&MT Bắc Ninh mơi trường khơng khí tại các đơ thị, KCN, CCN, làng nghề chịu ảnh hưởng tổng hợp từ nhiều nguồn thải khác nhau. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, chất lượng khơng khí đơ thị tại Bắc Ninh chưa có nhiều cải thiện, nồng độ bụi cao. Tại các điểm quan trắc cạnh đường giao thông tại các ngã tư thị trấn của các huyện, thị cho thấy nồng độ bụi cao hơn QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,1 – 1,3 lần. Tại các CCN, hầu hết đều cao hơn giới hạn cho phép của QCVN từ 1,3 - 1,5 lần. Tại các làng nghề của tỉnh cũng đều cao hơn giới hạn cho phép của QCVN khoảng 1,8 lần.
Ơ nhiễm mơi trường khơng khí tại các làng nghề đang là vấn đề lo ngại nhất của Bắc Ninh hiện nay. Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ phát sinh ơ nhiễm mùi do q trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa thải ra tạo nên các khí như: SO2, NO2, H2S… Các khí này có mùi hơi tanh rất khó chịu. Tại các làng nghề thủ cơng mỹ nghệ thường bị ơ nhiễm nặng bởi khí SO2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm, bụi phát sinh từ quá trình chà, bào sản phẩm, Ở các làng nghề sản xuất mây, tre đan… tình trạng ơ nhiễm xảy ra do phải sử dụng lưu huỳnh khi sấy nguyên liệu. Qua kết quả quan trắc định kỳ hàng năm tại các làng nghề Văn Môn cho thấy, nồng độ SO2 cao hơn quy chuẩn cho phép 3,1 lần, nồng độ NO2 cao hơn quy chuẩn từ 2,2 - 2,6 lần. Nồng độ bụi tại các làng nghề là khá cao và hầu hết đều vượt cho phép từ 1,1 - 1,8 lần.
Hiện tại tỉnh Bắc Ninh có một vài cơ sở đốt rác thải sinh hoạt như Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, Công ty TNHH Môi trường đô thị Hùng Phát, Công ty TNHH Môi trường Bầu trời xanh Yên Phong, Công ty Môi trường Thuận Thành, Công ty TNHH môi trường đô thị Hương Mạc... Trong đó, lị đốt rác sinh hoạt của Cơng ty Mơi trường Thuận Thành là địa chỉ mà đề tài lựa chọn nghiên cứu.