Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014-2016

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG của CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU KHANG NINH (Trang 28)

(Đơn vị: 1.000.000.000 VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Tăng giảm tuyệt đối Tốc độ phát triển bình quân (%) 2015/2014 2016/2015 (+/-) (+/-) I. Doanh thu 34,13 26,64 23,04 3,60 7,49 0,22 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 31,02 22,79 20,58 2,21 8,23 0,23 2. Doanh thu khác. 3,11 3,85 2,46 1,39 -0,74 0,18 II. Chi phí 9,68 7,24 6,43 0,81 2,44 0,23 1. Giá vốn hàng bán. 6,52 4,41 3,23 1,18 2,11 0,42 2. Chi phí tài chính. 2,20 1,51 2,01 -0,50 0,69 0,10 3. Chi phí bán hàng và quản lý. 0,80 0,72 0,71 0,01 0,08 0,06 4. Chi phí khác. 0,16 0,60 0,48 0,12 -0,44 -0,24 III.Lợi nhuận.

1. Lợi nhuận trước

thuế. 24,45 19,40 16,61 2,79 5,05 0,21

2. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

19,32 15,33 13,12 2,21 3,99 0,21

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy công ty đang kinh doanh và đầu tư một cách có chọn lọc đem lại những hiệu quả một cách nhất định. Trước tiên là doanh thu với tốc độ phát triển bình quân là 22%, tuy là con số không phải quá cao nhưng cũng là mốc phát triển bình quân tốt cho một công ty non trẻ khi tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu về linh kiện cơ khí, trong khi trên thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh rất mạnh trên thị trường như: VOSCO; Kỳ Đồng Nguyên Xương;…Và nguồn doanh thu chủ yếu thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và

nguồn doanh thu khác là từ việc kinh doanh máy tính, laptop, tuy là nguồn doanh thu nhỏ nhưng xét về tốc độ phát triển bình quân cũng cho thấy tiềm năng có nó phục vụ cho việc kinh doanh của cơng ty.

Về việc cân đối chi phí đã cho thấy việc hiệu quả khi doanh nghiệp lựa chọn những mặt hàng chủ đạo, phù hợp với các dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp tổ chức khác. Do tính chất mặt hàng là tài sản có giá trị lớn nên việc chi phí cho mặt hàng kinh doanh này là rất lớn trong khoản chi phí của doanh nghiệp, tốc độ phát triển bình quân của giá vốn hàng bán là 42%, mặc dù chi phí khác trong năm 2016 của cơng ty giảm rất nhiều chỉ cịn 0,16 tỷ nhưng giá vốn hàng bán lại tăng lên rất cao đạt 6,52 tỷ cho thấy doanh nghiệp có xu hướng sẽ mở rộng thêm nguồn hàng để kinh doanh với quy mô thị trường lớn. Điều này phù hợp với định hướng kinh doanh của công ty phát triển trong tương lai gần là năm 2017.

Việc đảm bảo được lợi nhuận dương cũng là điều quan trọng đối với công ty, nhất là thiên hướng kinh doanh Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí như vậy. Điều này đòi hỏi việc xoay vịng vốn rất nhanh để có thể đáp ứng được thị trường cũng như mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Chưa kể nó là dấu hiệu để cho các nguồn cổ đông từ trong nước đến ngồi nước quan tâm đến cơng ty dẫn đến việc thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường. Và điều đáng mừng tốc độ phát triển bình quân của lợi nhuân trước thuế hay lợi nhuận sau thuế đều có con số là 21%.

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

a. Yếu tố môi trường vĩ mơ

Kinh tế

Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí có vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế, nó trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cơng nghiệp chính và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa quốc gia. Ở tầm vĩ mơ, phát triển XUẤT NHẬP KHẨU LINH KIỆN CƠ KHÍ giúp giảm kim ngạch nhập khẩu đầu vào sản xuất, qua đó hạn chế các căng thẳng về thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (nhất là cán cân thương mại) cũng như ngoại tệ đối với những nước nhập khẩu hàng hóa. XUẤT NHẬP KHẨU LINH KIỆN CƠ KHÍ có vai trị rất quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực cơng nghiệp, đồng thời kích thích phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa trong nước; thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

Trong những năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đặc biệt quan tâm phát triển Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí. Năm 2007, Bộ Cơng nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Ngày 4-7-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về Chính sách khuyến khích phát triển một số ngành Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí, trong đó đưa ra 5 nhóm chính sách khuyến khích phát triển đối với ngành Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí, bao gồm khuyến khích phát triển thị trường, phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thơng tin, tài chính; Quyết định số 1483/QĐ- TTg ngày 26-8-2011 về việc ban hành Danh mục XUẤT NHẬP KHẨU LINH KIỆN CƠ KHÍ ưu tiên phát triển; Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 96/2011/TT- BTC hướng dẫn chính sách tài chính khuyến khích phát triển Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giày và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao.

Theo số liệu của Viện Chiến lược công nghiệp (Bộ Công thương), Việt Nam có khoảng 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thì chỉ 200 doanh nghiệp đủ trình độ tham gia sản xuất cho nước ngoài, tập trung vào lĩnh vực xe máy và điện tử. Cơng nghiệp ơtơ, dệt may, cơ khí đặt mục tiêu nội địa hóa 60 - 70%, song đến nay vẫn chủ yếu phải nhập linh kiện, nguyên phụ liệu từ nước ngoài, giá trị gia tăng thấp.

Thực trạng phát triển Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí được đánh giá thơng qua khả năng cung cấp linh phụ kiện và tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp của Việt Nam như sau:

Ngành ô tơ, xe máy Việt Nam có khoảng 70 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tơ trong nước, quy mơ, năng lực cịn rất hạn chế, trong khi đó Malaixia có 385 doanh nghiệp, Thái Lan có 2.500 doanh nghiệp. Cơng nghiệp sản xuất phụ tùng ơ tơ tại Việt Nam cịn khá mới mẻ, Nhà nước đã có chủ trương bảo hộ cho các liên doanh sản xuất ô tô, các hãng đưa ra cam kết ban đầu là sẽ nội địa hóa 40% sau khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 30%.Điều này khiến chi phí sản xuất ơ tơ tăng cao gần 20% so với các nước như Inđônêxia, Thái Lan.

Phần lớn các nhà sản xuất trong nước nhập linh kiện rồi tiến hành lắp ráp, khiến chi phí sản xuất tăng cao. Sự yếu kém của Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí trong ngành sản xuất ơ tơ đang là trở lực lớn cho sự phát triển của ngành này. Ngay cả những liên doanh ôtô tên tuổi như Toyota, Ford... có hệ thống các nhà cung cấp linh kiện lớn cũng chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam hiện có trên 230 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Ngành xe máy hiện đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, khoảng 70 - 75%. Tuy nhiên, đạt được tỷ lệ trên là do các doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi. Trước thực trạng trên, Chính phủ đã nâng mức thuế nhập khẩu linh kiện từ 30 - 50% buộc các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí cho xe máy chủ yếu sản xuất các linh kiện đơn giản như: giảm xóc, đồng hồ báo xăng, bộ dây điện, yên xe; chưa sản xuất được những bộ phận chính, như động cơ, hộp số...

Ngành công nghiệp dệt may chiếm 15 - 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu ngành cơng nghiệp, bình qn mỗi năm tăng 20% (năm 2011 đạt 13,8 tỷ USD, năm 2012 đạt 17,2 tỷ USD, năm 2013 đạt gần 19 tỷ USD). Thực tế, giá trị ngành công nghiệp dệt may chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của cả nước, nhưng giá trị gia tăng thấp. Tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu ngành dệt may chỉ đạt 3 - 8%, còn chủ yếu là nhập nguyên liệu, thậm chí nhập sản phẩm bán thành phẩm về gia cơng sau đó xuất khẩu để tận dụng nhân cơng giá rẻ và các ưu đãi chính sách thuế, đất đai của Nhà nước.

Trước những thời cơ và thách thức như vậy, cơng ty cũng đã đề ra cho mình những chiến lược lâu dài để định hướng cho hoạt động chung của công ty để nắm bắt được những cơ hội kinh doanh trên thị trường.

Về đầu tư xây dựng cơ bản vật chất, kế hoạch trước mắt của công ty mở thêm hai chi nhánh ở hai địa bàn là chi nhánh ở Hải Phịng và chi nhánh ở Hồ Chí Minh – đây là hai thị trường mạnh về lĩnh vực xuất nhập khẩu về mặt hàng linh kiện cơ khí. Với chiến lược mở rộng kênh phân phối như vậy, Khang Ninh mong muốn bao phủ thị trường Việt Nam nhằm cung cấp những mặt hàng chất lượng có sức cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu ở nước ngoài và xuất khẩu mặt hàng trong nước cho các nước bạn.

Trước đây khi thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa, các linh kiện phụ tùng sản xuất sản phẩm cơ khí điện, điện tử được hưởng thuế suất ưu đãi 3-5%.

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam bãi bỏ chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa, các mặt hàng trên phải áp dụng thuế 20-50%. Chí phí bị đội lên dẫn tới khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút.

Bộ Tài chính điều chỉnh giảm thuế suất của 29 nhóm mặt mặt hàng trong tổng số 38 nhóm mặt hàng của doanh nghiệp đề nghị.

Trong đó có ống nhựa, máy bơm khí, van điện tử, van xả, bánh răng và cụm bánh răng, bộ định thời gian, động cơ điện xoay chiều một pha, linh kiện, phụ tùng của động cơ diezel, linh kiện phụ tùng của động cơ dầu, chốt trục, gương chưa có khung (gương được uốn cong để sản xuất gương chiếu hậu xe máy)... 9 nhóm mặt hàng giữ nguyên thuế suất nhập khẩu là những sản phẩm trong nước đã sản xuất được.

Đây là điều đáng mừng đối với các doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu linh kiện cơ khí và trong đó cơng ty TNHH XNK Khang Ninh đang theo đà phát triển với lĩnh vực này.

b. Thị trường và đối thủ cạnh tranh

Thị trường

Thị trường mà công ty TNHH XNK Khang Ninh hướng đến là những cơng ty có liên quan đến chu trình sản xuất và áp dụng những dây chuyền với các trang thiết bị dành cho việc sản xuất các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường. Hiện nay cơng ty có rất nhiều những khách hàng ở những lĩnh vực khác nhau điển hình là một số doanh nghiệp: cơng ty Cổ Phần Kinh Đô chuyên sản xuất bánh kẹo và hiện nay có sản xuất thêm các thực phẩm chế biến như dầu ăn, …; công ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu (ANT) là tập đoàn đa quốc gia về ngành nghề trong lĩnh vực thực phẩm công nghiệp – chăn nuôi tại Châu Á; công ty TNHH Giấy Vina Kraft chuyên sản xuất xuất về giấy và đóng gói bao bì; Cơng ty cổ phẩn Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế (ANCO); công ty Cổ Phần FECON chuyên về bê tông;công ty sữa VInamilk; công ty ô tô TOYOTA Việt Nam,…

Với sự sôi động của ngành sản xuất và chế tạo là nguồn khách hàng dồi dào mà cơng ty có thể tiếp cận nhưng địi hỏi phải có sự linh hoạt cũng như mối quan hệ mà cơng ty có thể tạo ra trong khi có quá nhiều những đối thủ cạnh tranh lớn đã ra đời từ

rất lâu. Bởi vậy, việc tìm nguồn khách hàng là rất quan trọng và mất khá nhiều thời gian và công sức phụ thuộc rất nhiều từ bộ phận phòng kinh doanh và mối quan hệ của các giám đốc.

Trong tình hình hiện nay, doanh nghiệp cũng định hướng sẽ tiếp cận đến các chợ đầu mối để có thể bán cho những doanh nghiệp có quy mơ kinh doanh vừa và nhỏ do tính chất đặc thù sản xuất khơng để hàng lưu kho và họ cần nguồn hàng với giá cả phải chăng. Đây được coi là thị trường tiềm năng bởi số lượng doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở Việt Nam thì khá là nhiều.

Đối thủ cạnh tranh

Nói về lĩnh vực kinh doanh XNK linh kiện cơ khí thì có rất nhiều những đối thủ lớn trên thị trường và một số những đối thủ hiện tại của công ty TNHH XNK Khang Ninh bây giờ có thể kể đến: tập đồn VOSCO, cơng ty TNHH TM Nguyên Xương; công ty Cổ Phần Đồng Tâm,… và rất nhiều những đối thủ tiềm năng khác như các chợ đầu mối: chợ Sắt Hải Phòng; Chợ Giời,…

Ưu điểm của những doanh nghiệp cùng lĩnh vưc:

 Những doanh nghiệp này đều là những đại diện về thương hiệu lớn nhất trên thế giới. Nói về vịng bi có SKF và TIMKEN,.. đây được coi là mặt hàng chủ lực của các doanh nghiệp kinh doanh.

 Khi những doanh nghiệp được chọn làm doanh nghiệp đại diện cho hãng sẽ được mức giá cạnh tranh nhất bởi vậy sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

 Đây đều là những doanh nghiệp lớn và có thâm niên trong ngành nghề với sự ra đời từ rất lâu nên họ có rất nhiều chi nhánh và gần như là bao phủ khắp cả nước, dẫn đến việc thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và đáp ứng được đơn hàng trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Nhược điểm của những doanh nghiệp cùng lĩnh vực:

 Do đã ra đời từ rất lâu, lại có hệ thống khắp cả nước dẫn đến việc bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh và khó kiểm sốt, từ đó bộ phận quản lý thơng tin phải trải qua nhiều khâu và giai đoạn dẫn đến việc chậm chễ trong việc xử lý đơn hàng. Khơng chỉ thế chi phí cho việc quản lý bộ máy tăng cao nên giá sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp cũng chưa chắc tốt.

 Do là đại diện cho các thương hiệu lớn nên sẽ bị bó buộc bởi các chính sách của hãng, việc này dẫn đến việc sản phẩm của doanh nghiệp khơng đa dạng, khó đáp

ứng được các thị trường khác nhau. Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp sẽ được nhận được một khoảng thời gian hỗ trợ, nhưng khoảng thời gian đó, doanh nghiệp buộc phải đẩy thị phần của hãng theo đúng chỉ tiêu mà hãng đưa ra.

 Do nhận được ưu thế bởi thương hiệu nên khâu chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp này chưa thực sự tốt, bởi vậy nên việc khai thác khách hàng chưa thực sự sâu. Cịn đối với các chợ đầu mối có ưu điểm là số lượng hàng ln có ngay và có sẵn, cộng thêm việc là giá cả của nó rất rẻ rất phù hơp cho những cơng ty sản xuất nhỏ không bao giờ để hàng tồn kho và có tính chất cần sửa chữa ngay. Nhưng dù sao thì các sản phẩm ở đây khó kiểm sốt được về mặt chất lượng nên sẽ gây những tổn thất khơng đáng có trong q trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty

2.2.1. Hoạch định và cấu trúc chuỗi cung ứng của công ty TNHH Xuất NhậpKhẩu Khang Ninh. Khẩu Khang Ninh.

a. Hoạch định

Trong mơi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì ngồi việc cạnh tranh với các đối thủ chính cũng như các đối thủ tiềm năng, thì việc biến họ thành những đối tác trên thương trường cũng là một bước đi chiến lược đúng đắn (Win – Win). Bởi vậy,

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG của CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU KHANG NINH (Trang 28)