.3 Phương diện phân tích và các giả định

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP tiên phong, chi nhánh thăng long (Trang 33 - 37)

TT Phương diện phân tích Giả định rút ra

1 Phân tích thị trường

- Sản lượng tiêu thụ - Giá bán

- Doanh thu trong suốt thời gian dự án - Nhu cầu vốn lưu động

(Các khoản phải thu) - Chi phí bán hàng

2 Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp

- Giá các chi phí nguyên vật liệu đầu vào - Nhu cầu vốn lưu động

(Các khoản phải trả)

3 Phân tích kỹ thuật cơng nghệ

- Cơng suất

- Thời gian khấu hao

- Thời gian hoạt động của dự án - Định mức tiêu hao nguyên vật liệu 4 Phân tích tổ chức quản lý - Nhu cầu nhân sự

- Chi phí nhân cơng, quản lý

5 Kế hoạch thực hiện, ngân sách - Thời điểm dự án đưa vào hoạt động - Chi phí tài chính

(Nguồn: Tài liệu Thẩm định dự án đầu tư của TPBank Thăng Long)

- Xác định các giả định dự kiến ở mức sát với thực tế dự báo sẽ xảy ra nhất để tính tốn hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án

- Đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả dự án, đưa ra các tình huống khác có thể xảy ra. Tiếp đó cán bộ thẩm định xác định các dữ liệu có độ tin cậy chưa cao và nhạy cảm đối với hiệu quả dự án để chuẩn bị cho việc phân tích độ nhạy của dự án.

Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở:

Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính tốn. Các bảng tính được tính tốn thơng qua liên kết công thức với bảng thông số. Bảng thông số được sử dụng để chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án; đồng thời tránh được sai sót khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định có thể kiểm sốt ngay trên bảng thơng số mà khơng bị sai sót

Bảng thơng số được lập trước khi bắt tay vào tính tốn. Các thơng số phát sinh được bổ sung song song trong q trình tính tốn cho đến khi hồn chỉnh bảng thơng số.

Bước 4: Lập các bảng tính trung gian

Bảng tính trung gian được lập trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án. Các bảng tính trung gian được lập để giải thích rõ hơn các giả định được áp dụng và là các thơng số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng dòng tiền dự án và bảng cân đối kế hoạch trả nợ. Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp, đặc điểm của từng dự án mà số lượng và nội dung các bảng tính trung gian sẽ được các cán bộ thẩm định lập khác nhau

Thông thường đối với 1 dự án sản xuất bảng tính trung gian mà cán bộ thẩm định lập bao gồm:

- Lập bảng tính sản lượng và doanh thu - Lập bảng tính chi phí nguyên vật liệu - Lập bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng - Lập bảng tính thuế VAT đầu vào

- Lập bảng tính khấu hao

Thời gian khấu hao TSCĐ được tính theo quy định của Bộ Tài Chính:

- Đối với nhà xưởng: Thời gian khấu hao 10- 15 năm tương ứng tỷ lệ khấu hao 10%/năm và 6,7%/năm.

- Đối với máy móc dây chuyền thiết bị: Thời gian khấu hao 5- 7 năm tương ứng tỷ lệ khấu hao 20%/năm và 14,3%/năm.

Để đơn giản trong tính tốn TPBank thường áp dụng phương pháp tính khấu hao đều. Đối với dự án đầu tư mới sẽ tính khấu hao cho tồn bộ TSCĐ mới đầu tư.

Đối với dự án cải tạo,mở rộng thì tính khấu hao phần tài sản đầu tư tăng thêm và xem xét mức trích khấu hao hiện đang trích hàng năm của các thiết bị đã đầu tư, từ đó xác định quỹ khấu hao hợp lý.

- Lập bảng tính nhu cầu vốn lưu động

Bước 5: Lập báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính tốn khả

năng trả nợ của dự án.

- Lập báo cáo kết quả kinh doanh - Lập bảng cân đối trả nợ

Bảng cân đối trả nợ được lập dựa trên bảng kết quả kinh doanh và bảng tính khấu hao. Theo quy định của TPBank thì nguồn trả nợ cho dự án tài trợ bao gồm nguồn khấu hao cơ bản, lợi nhuận ròng để trả nợ và nguồn trả nợ khác. Lợi nhuận ròng để trả nợ phụ thuộc vào chế độ quản lý tài chính và quy định về tỷ lệ trích quỹ của từng doanh nghiệp. Ngân hàng thường yêu cầu chủ đầu tư ưu tiên dùng lợi nhuận để trả nợ trước khi trích quỹ và chia lợi nhuận trong trường hợp nguồn trả thiếu. Nguồn trả nợ khác: Chủ đầu tư có thể có được nguồn trả nợ bổ sung thêm vào nguồn trả nợ của dự án như: nguồn từ quỹ khấu hao được trích hàng năm của các thiết bị đã đầu tư từ trước, lợi nhuận của doanh nghiệp, vốn góp thêm của các thành viên cơng ty…

- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính tốn khả năng trả nợ của dự án

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết dự án có thể đảm bảo được đủ các nguồn tiền thu để đáp ứng các nhu cầu chi trả trong từng giai đoạn hay không. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép đánh giá được hiệu quả dự án dựa trên các chỉ tiêu NPV, IRR... và khả năng thực hiện kế hoạch trả nợ vốn vay của dự án.

- Tiếp đó các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành tính tốn các chỉ tiêu NPV và IRR

LSCK dùng để tính các chỉ tiêu được kết hợp giữa tỷ trọng vốn tự có của chủ đầu tư và vốn tài trợ của Ngân hàng; tỷ lệ lợi tức yêu cầu của chủ đầu tư trên vốn tự có và lãi suất cho vay của Ngân hàng.

Bước 6: Lập bảng cân đối kế tốn dự tính.

Bảng cân đối kế tốn dự tính cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án và cho biết được các tỷ số (tỷ số thanh tốn, địn cân nợ….) của dự án trong các năm kế hoạch.

Bảng cân đối kế tốn dự tính được lập dựa trên nguyên tắc : Tài sản = Nguồn vốn

Hay: TSLĐ+ TSCĐ = Nghĩa vụ nợ + VCSH

Dựa vào bảng cân đối dự tính các cán bộ thẩm định tiến hành phân tích tính thanh khoản, khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng Tài sản, khả năng quản lý nợ của dự án và đưa ra đánh giá khái quát.

Bước 7: Phân tích độ nhạy:

Khi một dự án gặp rủi ro thì các chỉ tiêu tài chính của dự án có thể sẽ khơng như dự kiến ban đầu do đó cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để khảo sát ảnh

hưởng của sự thay đổi các nhân tố đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án tuy nhiên phân tích độ nhạy là việc xác định một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựa vào nhân tố này.

- Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính tốn độ nhạy. - Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án (NPV, IRR), khả năng trả nợ…

- Lập bảng tính tốn độ nhạy trong trường hợp một biến thông số thay đổi và các biến số khác giữ nguyên giá trị theo Phương án cơ sở.

Trên cơ sở phân tích độ nhạy của dựa án, cán bộ thẩm định sẽ đưa ra đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các biến số tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đồng thời đưa ra các giả định của phương án lạc quan và phương án xấu.. Trên cơ sở sự phân tích đối với các phương án đó cán bộ thẩm định cân nhắc quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay kèm theo những điều kiện cụ thể nào; đồng thời thực hiện điều chỉnh lại kế hoạch trả nợ vốn vay ngân hàng để phù hợp với dòng tiền của dự án. Nếu dự án thiếu hụt trầm trọng cán bộ thẩm định sẽ điều chỉnh giãn lịch trả vốn vay ngân hàng; nếu dự án thặng dư dòng tiền, cán bộ thẩm định điều chỉnh rút ngắn thời hạn trả vốn vay ngân hàng…

2.2.2 Thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long qua dự án mẫu (Dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và văn phịng làm việc cơng ty TNHH Ngọc Khánh do chính cơng ty TNHH Ngọc Khánh làm chủ đầu tư)

2.2.2.1 Thông tin chung về khách hàng

Tên công ty Công ty TNHH Ngọc Khánh

Tên giao dịch quốc tế Ngoc Khanh Company Limited

Địa chỉ 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Hà Nội

Email goldcup@hn.vnn.vn

Đăng ký kinh doanh số 044200, do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 18/06/1994, Loại hình doanh nghiệp Cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Ngành nghề kinh doanh  Sản xuất sản phẩm phục vụ mạng lưới điện (dây điện và cáp điện);  Mua bán vật tư, nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất dây và cáp điện;

 Kinh doanh khách sạn, cho thuê văn phòng;

 Sản xuất các loại sản phẩm phục vụ ngành nhựa, dây và cáp điện (dây đồng, nhôm, hạt nhựa các loại, chất dẻo, cao su, chất phụ gia).

2.2.2.2 Giới thiệu chung về dự án

B, Giới thiệu chung về dự án:

Tên dự án : Trụ sở làm việc và văn phịng làm việc cơng ty TNHH Ngọc Khánh

Địa điểm thực hiện dự án: 37 Nguyễn Sơn – Long Biên – Hà Nội Hình thức đầu tư : Nhà đầu tư cấp 1

Thời gian thi công : Dự án sẽ được thực hiện trong vòng 15 tháng, dự kiến hồn thiện vào tháng 12/2016.

Ngày khởi cơng: 28/09/2015. Tổng vốn đầu tư: 52.135.150.807 VND

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP tiên phong, chi nhánh thăng long (Trang 33 - 37)