.7 Cân đối nguồn trả nợ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP tiên phong, chi nhánh thăng long (Trang 43 - 59)

Đơn vị: triệu đồng

Giải ngân 1 (2010) 2 3 4 5

Số dư đầu kỳ - 30,000 22,500 12,500 2,500

Lãi vay phải trả 3,600 2,700 1,500 300

Vốn gốc phải trả 7,500 10,000 10,000 2,500

Tổng vốn phải trả - 11,100 12,700 11,500 2,800

Số dư cuối kỳ 30,000 22,500 12,500 2,500 0

(Nguồn: Tài liệu thẩm định dự án công ty TNHH Ngọc Khánh của TPBank)

o Nhu cầu vay vốn của công ty theo đề nghị vay vốn là hợp lý o Kế hoạch thu nợ dự kiến:

- Thu nợ gốc theo quý, bắt đầu từ năm 2011.

- Nguồn thu nợ: Từ hoạt động cho thuê văn phòng và hoạt động kinh doanh của công ty.

2.3 Đánh giá cơng tác thầm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long

2.3.1 Kết quả đạt được

Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của dự án nhìn chung là tốt, có thể điểm ra một vài kết quả đã đạt được như sau

- Về thời gian thẩm định:

Theo quy định thời gian xem xét cho vay không quá 25 ngày làm việc đối với dự án nhóm A và 18 ngày đối với dự án nhóm B, 9 ngày đối với những dự án còn lại kể từ khi chi nhánh nhận được hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của chi nhánh, chi nhánh phải ra quyết định cho vay hay không. Theo thống kê gần nhất, trong các dự án xin vay vốn, có trên 85% tổng số dự án là đảm bảo đúng thời hạn thẩm định theo quy định, tuy nhiên một số dự án vượt quá thời hạn thẩm định là do dự án có quy mơ lớn, tính chất phức tạp hoặc số lượng giấy tờ cịn thiếu cán bộ phải bổ sung giải trình thêm.

- Về chi phí thẩm định:

Để phục vụ cho cơng tác thẩm định, cán bộ tín dụng phải có kinh phí để thu thập thêm thông tin, hoặc tiến hành nghiên cứu khảo sát thị trường, tìm hiểu thêm về doanh nghiệp… Lượng kinh phí này phải tương ứng với quy mơ của dự án, không nên sử dụng quá nhiều và

ngược lại phải sử dụng nguồn kinh phí đó vào vị trí nào cho hợp lý. Nhận thức được vai trị quan trọng đó, được biết, hiện tại TPBank đã xây dựng được bảng tính chi phí thẩm định với những tiêu thức rõ ràng, cụ thể. Đây có thể xem là một bước tiến, thể hiện tầm nhìn của ban lãnh đạo TPBank.

- Về nội dung báo cáo thẩm định:

Báo cáo thẩm định của Chi nhánh ln có đầy đủ các thơng số cần thiết cho mục đích đánh giá dự án. Các chỉ tiêu ln được tính tốn tỷ mỉ, khách quan, dựa trên cơng nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại.

- Về kết quả hoạt động cho vay theo dự án:

Cho vay theo dự án hay tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh thời gian qua luôn được chú trọng và phát triển cả về quy mơ lẫn chất lượng. Có thể thấy được phần nào qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.8 Dư nợ tín dụng của Chi nhánh theo thời hạn (2013-2015)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2013 2014 2015

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 887.443 79,57 871.666 71,69 925,865 70,23 Trung, dài hạn 227.855 20,43 344.216 28,31 392.467 29,77

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TPBank Thăng Long năm 2013-2015)

Năm 2015 tín dụng trung và dài hạn ở mức cao nhất. Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn trọng trong tổng dư nợ cũng liên tục tăng. Quan sát bảng phân theo loại nợ:

Bảng 2.9 Dư nợ tín dụng của Chi nhánh theo phân loại nợ (2013-2015)

Đơn vị: Triệu đồng

Phân loại Nhóm nợ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dư nợ TT % Dư nợ TT% Dư nợ TT %

Phân theo nhóm nợ Nhóm 1 1.053.510 94,46 1.159.708 95,38 1.248.329 94,69 Nhóm 2 18.172 1,63 34.044 2,80 34.013 2,58 Nhóm 3 25.986 2,11 4.742 0,39 16.215 1,23 Nhóm 4 1.236 0,11 1.459 0,12 1.450 0,11 Nhóm 5 16.394 1,47 15.928 1,31 18.325 1,39 Tổng dư nợ 1.115.298 100 1.215.882 100 1.318.332 100

Đã có rất nhiều dự án lớn, quan trọng được thẩm định và phê duyêt cấp tín dụng tại Chi nhánh. Hầu hết các dự án đều phát huy hiệu quả, trả được gốc và lãi cho Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp, các khoản nợ chờ xử lý, nợ khoanh là khơng có. Điều này phần nào thể hiện được hiệu quả công tác cho vay theo dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng.

- Về nguồn thơng tin phục vụ cho cơng tác thẩm định:

Chi nhánh đã tiến hành xử lý rất tốt nguồn thông tin đầu vào của dự án đầu tư, điều này đã góp phần nâng cao chất lượng cho công tác thẩm định. Từ nguồn số liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá độ chính xác của các nguồn thơng tin này thông qua việc so sánh với các dự án đã, đang xem xét. Nếu có sự chênh nhau quá lớn hoặc có sự khác thường thì cán bộ thẩm định sẽ tiến hành tìm hiểu nguyên nhân.

- Về quy trình thẩm định dự án:

Theo như quy trình thẩm định dự án đầu tư mà Hội sở chính Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã ban hành, thì đã có sự phân cấp thẩm định rõ ràng giữa Hội sở chính và chi nhánh, giữa cán bộ thẩm định với trưởng phòng thẩm định; và cũng quy định rõ trình tự tác nghiệp giữa các bước thực hiện cơng việc. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định.

- Về trang thiết bị:

Hiện nay tất cả cán bộ thẩm định tại phòng thẩm định đều được trang bị một máy tính cá nhân, được kết nối mạng nội bộ, trong đó có một máy được kết nối mạng internet, hỗ trợ cho cơng tác thu thập thơng tin. Ngồi ra, phòng còn được trang bị máy điện thoại, máy điều hòa, hệ thống chiếu sáng đầy đủ hỗ trợ cho công tác thẩm định.

-Về cán bộ thẩm định:

Họ đều có trình độ nghiệp vụ khá vững vàng, trình độ đại học và trên đại học. Họ không chỉ am hiểu về các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thẩm định, mà cịn am hiểu các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác. Ngoài ra, cán bộ thẩm định ln có ý thức trau dồi học hỏi thêm kiến thức như tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm định của Bộ Tài Chính, các khóa đào tạo huấn luyện khác về kinh tế kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thẩm định.

Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng cơng tác thẩm định chỉ mang tính tương đối, khơng nên chỉ dựa vào một tiêu chí nào đó để đánh giá về chất lượng của tồn bộ cơng tác thẩm định. Trên thực tế có nhiều dự án vượt quá thời gian thẩm định cho phép nhưng khơng phải vì thế mà chất lượng của thẩm định khơng được đảm bảo, mà có thể do dự án mạng tính chất phức tạp, quy mơ lớn, hoặc dự án chưa có đủ đầy đủ giấy tờ cần thiết địi hỏi phải bổ sung.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Cơng tác thẩm định tài chính dự án nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, góp phần lớn cho sự phát triển của Chi nhánh và mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng. Tuy nhiên nó cũng khơng thể tránh khỏi những hạn chế nhất định

- Thời gian thẩm định:

Thời gian thẩm định qua các cấp được quy định cụ thể. Nghĩa là bất kỳ cấp nào khi nhận được hồ sơ thì sẽ được đọc và phê duyệt trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thời gian hồ sơ để ở phịng thẩm định khơng q 10 ngày, so với các NHTM khác thì thời gian này là tương đối ngắn. Việc nhanh chóng giải quyết hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng là cần thiết và làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, khi quy định thời gian thời gian thẩm định hồ sơ tại ngân hàng là ngắn như vậy, cũng làm tăng áp lực cho cán bộ thẩm định, có thể dẫn đến những sai sót khơng đáng có. Thời gian khơng nên được giảm bớt bằng những quy định hay áp đặt mà phải bằng chính những tích cực của ngân hàng trong việc hỗ trợ thẩm định.

- Chi phí thẩm định:

Chi phí của việc thẩm định có thể được kể đến như: chi phí đi lại, điện thoại, tìm kiếm thơng tin… Như đã nói, ngân hàng đã xây dựng được bảng tính chi phí thẩm định và đây là một tiến bộ nổi bật của ngân hàng. Tuy nhiên việc tính tốn một cách chính xác những chi phí này thì khơng phải là việc đơn giản. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả và nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định.

-Báo cáo thẩm định:

Nhìn chung các nội dung được trình bày trong báo cáo thẩm định tại Ngân hành TPBank Chi nhánh Thăng Long là khá đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Việc dự tốn tổng vốn đầu tư, hầu hết các thơng tin về giá cả, công suất, khả năng tiêu thụ sản phẩm đều do chủ đầu tư đưa ra và được các cán bộ thẩm định chấp nhận mà ít có sự phân tích, đánh giá lại. Việc này hiện nay cũng đã có sự nhắc nhở của các cán bộ thẩm định cấp cao và đang được chú ý hơn.

LSCK là một nhân tố rất quan trọng trong việc tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Việc xác định tỷ suất chiết khấu của ngân hàng hiện nay cịn thiếu cơ sở khoa học. LSCK tính dựa trên lãi suất cho vay và có sự chênh lệch nhất định (hiện nay thường tính là 12%). Việc xác định LSCK như vậy là quá nhanh gọn, mang tính chủ quan, thiếu chính xác.

-Về nguồn thơng tin phục vụ cho cơng tác thẩm định:

Các thông tin để thẩm định chủ yếu là lấy từ phía khách hàng, nhưng những thơng tin này có độ chính xác khơng cao, nó chứa nhiều yếu tố chủ quan, không đáng tin cậy. Mặt khác, số liệu về doanh nghiệp đơi khi khơng đầy đủ và thậm chí cịn khơng có, cụ thể như dự án

đang xem xét thực tê “Dự án Trung tâm Thương mại và dịch vụ Ngọc Khánh”, đây là dự án đầu tiên mà doanh nghiệp thực hiện cho nên các số liệu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hầu như khơng có. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc xác định năng lực của doanh nghiệp. Thêm vào đó, các báo cáo tài chính dự án và kế tốn doanh nghiệp thực sự là chưa đủ độ tin cậy do có nhiều doanh nghiệp cịn chưa thực hiện kiểm tốn bắt buộc. Đó là chưa kể đến việc nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm lập dự án nên nguồn số liệu trong các báo cáo khả thi thường thiếu, gây nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định. Việc tìm kiếm thơng tin liên quan đến dự án trên các phương tiện thơng tin khác lại rất khó khăn vì nguồn thơng tin cần phải chọn lọc nhiều.

- Về quy trình thẩm định dự án:

Quy trình thẩm định tốt địi hỏi nhiều thơng tin, do đó cũng là trở ngại đối với Ngân hàng cũng như doanh nghiệp. Số lượng các giấy tờ, văn bản liên quan mà Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp là tương đối nhiều, các tiêu chuẩn cho vay cũng thành rào cản để khách hàng tiếp cận tín dụng của Ngân hàng.

- Về tính chất khách quan của cơng tác thẩm định:

Thực tế thì dự án đầu tư được lập nên mang nhiều tính chủ quan của người lập, cho dù nó có được chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu. Bởi vì, mỗi người đều có một tầm nhìn giới hạn về vấn đề, không thể bao quát hết được tất cả các lĩnh vực. Hơn nữa, để vay vốn được thì doanh nghiệp thường có xu hướng là nhấn mạnh điểm mạnh của mình, điểm hạn chế ít được đề cập đến. Đơi khi, quyết định cho vay vốn đối với doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với Chi nhánh trong nhiều năm, mà ít chú ý tới kết quả của công tác thẩm định.

- Về cán bộ thẩm định:

Việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định là khá tốt, hầu hết các cán bộ đều có trình độ đại học và trên đại học. tuy nhiên chưa có sự trao đổi, học tập kinh nghiệm nhiều, nhất là với các đồng nghiệp ngoài hệ thống.

2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế kể trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân (nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan) trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân khách quan

 Chủ đầu tư.

Năng lực kinh doanh của các chủ đầu tư là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Nhiều dự án khi thẩm định có hiệu quả nhưng do năng lực và trình độ quản lý của các chủ đầu tư cịn yếu kém nên khi dự án đi vào hoạt động thì gặp rất nhiều khó khăn và điều này cản trở việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của các cán bộ tín dụng.

Mặt khác mỗi doanh nghiệp đều có những cách thức làm ăn riêng và họ khơng muốn tiết lộ thông tin về phương thức làm ăn mang tính cạnh tranh của mình ra bên ngồi. Khi đó, các chủ đầu tư sẽ không cung cấp thông tin đầy đủ cho Ngân hàng, gây cản trở đến q trình phân tích thơng tin trong cơng tác thẩm định tài chính của cán bộ thẩm định

Ngồi ra, hiện nay, tính trung thực các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam khơng được đảm bảo. Trên thực tế, có một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhưng khi lập báo cáo tài chính họ vẫn lập ra các báo cáo phản ánh tình hình tài chính lành mạnh nhằm vay vốn của Ngân hàng một cách dễ dàng. Điều này thực sự là vấn đề phức tạp và ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của các thơng tin trong cơng tác thẩm định tài chính. Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng thơng tin trong cơng tác thẩm định là trình độ lập báo cáo của các chủ đầu tư. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập, trình độ quản lý yếu kém, kiến thức về tài chính khơng đầy đủ nên các báo cáo lập thường khơng được rõ ràng, khơng được chính xác, gây khó khăn cho các cán bộ thẩm định trong việc tìm kiếm thơng tin để phân tích.

 Cơ chế chính sách của Nhà nước.

Các Ngân hàng hoạt động kinh doanh đều bị điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các văn bản, quyết định của NHNN. Chúng ta thực sự chưa có được một môi trường kinh doanh thuận lợi do các văn bản ban hành đơi khi nội dung cịn chồng chéo nhau, chưa thống nhất và thậm chí cịn mâu thuẫn với nhau. Ngồi ra, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản, quyết định của Nhà nước lại có nhiều nội dung liên tục bị thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, làm cho cán bộ Ngân hàng khó có thể theo dõi nắm bắt thơng tin một cách thường xuyên.

Một yếu tố quan trọng khác nằm ở chính trong sự yếu kém của các nguyên tắc kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng. Ngoài ra, các tiêu thức phân loại các khoản vay của NHNN đưa ra cũng chưa hợp lý, hầu hết vẫn dựa trên thời gian phát sinh quá hạn mà chưa có phân loại trên cơ sở các khoản vốn vay.

Mặt khác định hướng chiến lược của Nhà nước hiện nay là phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Đây chính là cơ hội để các NHTM thực hiện việc cho vay trung dài hạn đối với các dự án trọng điểm của Nhà nước, nhưng cũng là thách thức trong việc thẩm định, trong việc đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn.

Tất cả những lý do này ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP tiên phong, chi nhánh thăng long (Trang 43 - 59)