.Một số kiến nghị về hoạt động tái định vị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) tái định vị thƣơng hiệu VITRANIMEX của công ty cổ phần vận tải và thƣơng mại VITRANIMEX (Trang 77 - 83)

3.2 .Quan điểm giải quyết vấn đề tái định vị của công ty

3.3.2 .Một số kiến nghị về hoạt động tái định vị

3.3.2.1. Đối với nhà nước

Về ngành, có một thực trạng là chi phi kho vận của Việt Nam ở mức cao chiếm khoảng 25% GDP trong khi những nước khác chỉ khoảng 13% GDP. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cịn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu luôn chuyển, bốc dỡ và dự trữ hàng hóa, các thủ tục pháp lý còn rườm rà, chồng chéo, mất nhiều thời gian. Ở Việt Nam logistics chỉ mới được công nhận là hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi năm 2006. Nghị định 140 CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với doanh nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ mới được ban hành tháng 9/2007. Do quá mới, nên theo nhiều chuyên gia trong ngành thì các văn bản vẫn cịn sơ sài chưa thể hiện hết hành lang pháp lý để logistics thật sự phát triển. Ngay cả việc thi hành luật cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng khơng được chú trọng, bởi hiện có q nhiều biểu hiện của việc kinh doanh không lành mạnh chưa được xử lý triệt để. Bên cạnh đó, các hiệp hội như Hiệp hội Cảng biển, Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải, Hiệp hội Các chủ tàu, Hiệp hội Giao nhận kho vận nhìn chung vẫn mang tính hình thức mà chưa phát huy được vai trị vốn có của mình là tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp thành viên thành một thể thống nhất của hiệp hội.

Những yếu tố trên tác động rất nhiều đến cơ hội phát triển của các doanh nghiệp trong đó có cơng ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Vitranimex. Do vậy, nhà nước cần xây dựng chính sách chặt chẽ và khoa học hơn. Cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:

- Đầu tư phát triển kết cấu hạn tầng giao thơng vận tải đồng bộ, đảm bảo tính kết nối, tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics

- Phát triển kết cấu hạn tầng cảng biển, bao gồm cả kết cấu cảng và luồng hàng hải của các cảng biển quốc gia hù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển, đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ kết nối vào cảng biển, tạo thuận lợi cho hoạt động cảng và dịch vụ logistics

- Phát triển hệ thống đường bộ kết nối các hành lang, vành đai kinh tế - Phát triển hệ thống đường sắt

- Hồn thiện cảng hàng khơng, các sân bay tại các đô thị lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh….

- Hồn thiện chương trình đào tạo và cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nhằm cung cấp nguồn lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển Logistics

- Tăng cường hợp tác quốc tế, tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm quản trị cung ứng dịch vụ Logistics

Về các hoạt động thương hiệu, Nhà nước cần hỗ trợ để thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam nó chung và Vitranimex nói riêng đứng vững và cạnh tranh được với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn nước ngoài. Nhà nước cần đầu tư và tăng cường các biện pháp nhằm nêu cao vai trò của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để từ đó làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp về thương hiệu. Đồng thời cần đẩy mạnh các chương trình khuyến khích, giúp các doanh nghiệp ý thức được việc cần thiết của hoạt động bảo hộ thương hiệu của cơng ty mình. Cơng tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu ở Việt Nam cịn nhiều bất cập, chi phí thời gian cho cơng tác đăng ký và bảo hộ thương hiệu còn cao, giảm cơ hội kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp do các bộ luật bị chồng chéo, rườm rà, thiếu khoa học. Do vậy, các cơ quan nhà nước cần có những biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ và cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết, tư vấn doanh nghiệp về quảng bá và bảo hộ thương hiệu. Bên cạnh đó, có những chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, xâm hại thương hiệu.

3.3.2.2. Đối với các bộ, ngành liên quan

Bộ giao thơng vận tải cần có những phương án phát triển đồng bộ cơ sở vật chất, cầu đường. Cụ thể:

- Tổ chức quản lý việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết nối với các trung tâm Logistics và hệ thống cảng cạn đảm bảo phù hợp với các quy hoạch, đồng thời nghiên cứu phát triển hợp lý vận tải đa phương thức nhằm đẩy mạnh tốc độ thơng qua hàng hóa tại cảng biển

- Ngiên cứu ưu tiên đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối các hành lang kinh tế

- Rà soát, đánh giá năng lực doanh nghiệp hiện đang kinh doanh dịch vụ Logisstics và đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ Logistics

- Nghiên cứu đề xuất thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI trong kinh doanh, khai thác cảng biển.

Đối với các hiệp hội, liên ngành Logistics cần tạo ra mối liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp logistics nội địa để củng cố và phát triển logistics nội địa, tiến hành

hội thảo, tổ chức các hoạt động tăng cường mối liên kết và tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp logistics phát trển tồn diện.

KẾT LUẬN

Mở rộng thị trường và tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí cơng chúng ln là mong muốn của các doanh nghiệp. Để có được điều đó, doanh nghiệp cần có những kế hoạch đúng đắn, ln định hướng hoạt động kinh doanh của mình xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, am hiểu những mong muốn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu của đó.Hơn nữa, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường, các đối thủ cạnh tranh để đưa ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp và tìm ra giải pháp hiệu quả để thực hiện các chiến lược kinh doanh đó.

Trong thời kỳ kinh tế thị trường khi cạnh tranh đang diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp như hiện nay, doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động thương hiệu trong đó có hoạt động tái định vị. Bởi lẽ, doanh nghiệp có tạo dựng và giữ vững được vị thế thương hiệu trên thị trường hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động định vị và tái định vị thương hiệu.

Mặc dù trong điều kiện về thời gian và kiến thức cịn hạn hẹp, khóa luận phần nào đã cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về thương hiệu, hoạt động tái định vị thương hiệu cũng như vai trò to lớn của hoạt động này trong quá trình xây dựng, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả q trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, bài luận đi sâu vào các hoạt động tái định vị thương hiệu Vitranimex của công ty Cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex đánh giá những thành công mang lại cũng như những tồn tại cần giải quyết. Từ đó, tác gải đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện q trình tái định vị thương hiệu của cơng ty. Tuy nhiên, do khả năng nghiên cứu và phân tích vấn đề cịn hạn chế nên bài luận khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý từ thầy cơ để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga đã nhiệt tình giúp đỡ em trong q trình hồn thiện khóa luận này.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt

1. An Thị Thanh Nhàn, Lục Thị Thu Hường (2010), Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu, Nhà xuất bản Tri Thức

2. Bộ môn Quản trị thương hiệu, Đại học Thương Mại, Bài giảng học phần Quản Trị thương hiệu (2013)

3. Bộ môn Quản trị thương hiệu, Đại học Thương Mại, Bài giảng học phần Chiến lược thương hiệu (2014)

4. Công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex, Báo cáo thường niên 5. Công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

6. Luật sở hữu trí tuệ

7. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung (2009), Thương hiệu với nhà quản lý, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

B. Tài liệu tiếng Anh

1. Al Ries & Jack Trout, Positioning – The Battle for your mind

2. Jack Trout with Steve Rivkin, năm 2010, Repositoning: marketing in an era of competition, change and Crisis

3. Philip Kotler (1967), Marketing management C.Website: - http://vitranimex.com.vn - http://www.lantabrand.com - http://luanvan.co - http://noip.gov.vn/ - www.gso.gov.vn/

PHỤ LỤC

Phiếu khảo sát về mức độ quan tâm đến hoạt động tái định vị thương hiệu của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Vitranimex

Chào quý Anh/Chị

Tôi tên là: Hoàng Thị Xuyến, hiện tôi là sinh viên chuyên ngành Quản trị Thương hiệu, Khoa Kinh Doanh Thương Mại của trường ĐH Thương Mại. Với mục đích tìm hiểu và nghiên cứu thực tế về hoạt động Tái định vị thương hiệu Vitranimex của Công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex để phục vụ cho việc nghiên cứu, cổ khóa luận tốt nghiệp. Kính mong Anh/Chị bớt chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây.

Sự hợp tác của quý Anh/Chị trong việc hồn thiện phiếu khảo sát sẽ góp phần quan trọng mang lại kết quả cho việc hồn thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của tôi. Thông tin Anh/Chị cung cấp sẽ chỉ được dùng để phân tích mức độ quan tâm về vấn đề tái định vị thương hiệu của công ty Cổ phần Vận tải và thương mại, Xin chân thành cảm ơn!

Anh/chị đánh giá thế nào về Hê thống nhận diện của công ty thông qua Logo công ty dưới đây?

o Đơn giản, dễ nhận biết

o Thu hút, bắt mắt, nổi trội hơn hẳn so với các đối thủ trong ngành

o Có tính thẩm mỹ cao, ấn tượng

o Đã thể hiện ý tưởng của doanh nghiệp

o Ý kiến khác

Anh/chị có nhận xét gì về sự thay đổi hệ thống nhận diện qua logo công ty trước và sau tái định vị?

o Sau khi thay đổi đẹp hơ, bắt mắt hơn,có tính mỹ thuật cao,ấn tượng

o Sau thay đổi logo cồng kềnh hơn, dài và khó nhớ hơn

Theo anh/chị cơng ty có nên thay đổi hệ thống nhận diện khơng?

o Có, nên thay đổi hồn tồn

o Khơng

o Nên thay đổi, hồn thiện một số chi tiết

Các kết quả khảo sát khách hàng của công ty cho thấy khách hàng đánh giá thế nào về công ty (về chất lượng dịch vụ, phân phối, giá cả)?

o Chất lượng dịch vụ tốt, giá cả hợp lý

o Chất lượng dịch vụ tốt, giá cao

o Chất lượng dịch vụ chưa tốt, giá cao, cần điều chỉnh

o Chất lượng dịch vụ chưa tốt, giá cả hợp lý

o Ý kiến khác

Theo anh/chị công ty đã làm tốt công tác tái định vị chưa?

o Chưa, cần hoàn thiện

o Đã làm tốt

Theo anh/chị cơng ty có nên quan tâm và đầu tư hơn nữa cho hoạt động tái định vị hiện tại không?

o Có

o Khơng

Theo anh/chị cơng ty có cần thiết phải tiến hành tái định vị khơng?

o Có

o Khơng

Nếu cho anh/ chị lựa chọn phương hướng để tiến hành tái định vị thương hiệu cho Cơng ty thì anh/chị sẽ tiến hành định vị theo hướng nào?

o Thay đổi, làm mới hệ thống nhận diện

o Cải thiện chất lượng dịch vụ

o Phát triển sản phẩm hoặc loại hình dịch vụ mới

o Thay đổi văn hóa doanh nghiệp

o Xâm nhập thị trường mới, mở rộng thị trường

o Ý kiến khác

Anh/chị vui lịng cung cấp một số thơng tin cá nhân dưới đây

Họ tên

Bộ phận làm việc

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) tái định vị thƣơng hiệu VITRANIMEX của công ty cổ phần vận tải và thƣơng mại VITRANIMEX (Trang 77 - 83)