Một số kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang ASEAN tại công ty TOCONTAP hà nội (Trang 39 - 43)

2.1. Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng TCMN về chi phí xúc tiến vận chuyển.

Do đặc điểm và khó khăn trong sản xuất kinh doanh hàng TCMN như đã trình bày ỏ phần đầu, cơ sở sản xuất thường là các đơn vị nhỏ, có vốn ít, hàng hố là loại cồng kềnh... Do đó đề nghị Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí xúc tiến, tiếp thị mở rộng thị trường kinh doanh cụ thể là :

- Hỗ trợ một phần chi phí thuê gian hàng khi các đơn vị tham gia hội chợ ở nước ngồi. Việc hỗ trợ này có thể được tthực hiện thơng qua một cơng ty quốc doanh có nhiệm vụ tổ chức tham gia các hội trợ triển lãm quốc tế

- Nhà nước nên xem xét khả năng thành lập thêm một số các trung tâm xúc tiến thương mại tại các khu vực như Đức, Pháp, Mỹ, Đan Mạch...

Hàng TCMN thường là những loại hàng cồng kềnh, giá trị thấp ( 1 container xuất khẩu hàng mây tre đan, gốm sứ mỹ nghệ chỉ được 7000-8000 USD) nên chi phí vận chuyển chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành. Bởi vậy, để giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhà nước cần có chính sách giảm các chi phí hoặc lệ phí thu tại cảng, cửa khẩu có liên quan đến việc giao hàng TCMN xuất khẩu cũng như giảm tiền cước phí, bưu phí gửi hàng mẫu cho khách hàng hoặc tham gia hội chợ.

2.2. Một số hỗ trợ khác.

Hầu hết, các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng TCMN đều chưa có điều kiện thiết lập một đội ngũ sáng tác mẫu mã nên hàng của Việt Nam đang mất dần sức hấp dẫn. Để hỗ trợ sản xuất hàng TCMN, Philipin đã có một trung tâm thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm trong khi các nước Thái Lan, Myanma cũng có những tổ chức tương tự. Vì thế Nhà nước cần nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước này nhằm khắc phục những nhược điểm còn yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về cạnh tranh và dịch vụ, góp phần thúc đẩy kinh doanh hàng TCMN. Nhà nước nên cho phép các doanh nghiệp được gửi bán, bán trả chậm nhưng có sự bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của ngân hàng hoặc quỹ hổ trợ xuất khẩu. Khi đó các doanh nghiệp sẽ có thể yên tâm mở rộng thị trường. Nhà nước nên cho phép các tổ chức cá nhân được nhận tiền thù lao hoặc tiền hoa hồng môi giới và cho phép các cơng ty thoả thuận khi kí và thực hiện được hợp đồng xuất khẩu. Việc môi giới được thực hiện thông qua hợp đồng mơi giới nếu nhà nước cho phép thì các doanh nghiệp cũng tiến hành dưới một hình thức nào đó.

2.3. Chính sách cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng TCMN.

Để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất khắc phục một số khó khăn hiện nay trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu khai thác ở trong nước, nhất là một số loại gỗ, mây tre, lá... đề nghị Nhà nước thực hiện một số biện pháp sau :

Đối với gỗ nguyên liệu khai thác từ nguồn nguyên liệu từ nhiên sử dụng biện pháp giao hạn mức cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng TCMN, đề nghị ưu tiên cho các đơn vị có hợp đồng xuất khẩu gỗ mỹ nghệ. Các đơn vị này phải

quyết toán việc sử dụng gỗ nguyên liệu cho các hợp đồng để được giao hạn mức cho các năm sau và được nhận gỗ trực tiếp từ các đơn vị thai thác gỗ.

Đối với các đơn vị khác như song mây tre lá... Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ xây dựng các vùng trồng nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Hiện nay Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm là cơng ty có tỉ trọng xuất khẩu khác lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu quyết định doanh thu của doanh nghiệp, do đó đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu doanh nghiệp đặt ra. Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng bản sắc của Việt Nam, thế nhưng kim ngạch mặt hàng này rất nhỏ so với các mặt hàng khác và giá trị qua các năm lại rất thất thường. Nguyên nhân chủ yếu là khả năng cạnh tranh chưa cao, Công ty thiếu một chiến lược định hướng phát triển lâu dài. Các hoạt động thúc đẩy từ khâu nghiên cứu đến khâu thực hiện, đánh giá chưa thực sự gắn kết với nhau. Kết quả thực hiện từng khâu còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến các khâu sau và khả năng phát triển thị trường của Công ty.

Những vấn đề mà Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm đang gặp phải cũng là những khó khăn chung của các doanh nghiệp Việt Nam khi cung ứng hàng hoá ra thị trường quốc tế. Vì vậy để giải quyết những vướng mắc đó, các cơng ty cần khai thác tốt các nguồn lực của mình, liên kết giữa các bộ phận, tiến hành đồng bộ các hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh. Xây dựng các kế hoạch các chiến lược kinh doanh dài hạn... nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Với những nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, tôi tin rằng các công ty Việt Nam sẽ dần vượt qua được những thủ thách, hội nhập tốt với nền kinh tế thế giới mặc dù việc giải quyết các khó khăn khơng dễ dàng gì. là một sinh viên sắp tốt nghiệp, kiến thức về lí luận và thực tiễn cịn non nớt, lại gặp nhiều hạn chế về thời gian và tài liệu tham khảo, chắc chắn bài viết của em sẽ chưa được sâu sắc và tồn diện. Để có được những suy nghĩ thật sự và chín chắn và sâu rộng hơn, em rất mong được sự quan tâm, góp ý và chí bảo tận tinh hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Báo cáo thường niên 2011, Phịng Tài chính – kế tốn, Cơng ty CP XNK tạp phẩm Hà Nội

- Báo cáo thường niên 2012, Phịng Tài chính – kế tốn, Cơng ty CP XNK tạp phẩm Hà Nội

- Báo cáo thường niên 2013, Phịng Tài chính – kế tốn, Cơng ty CP XNK tạp phẩm Hà Nội

- Số liệu nhập khẩu hàng hóa 2013, 2014, 2015, Phịng Kinh doanh, Cơng ty CP XNK tạp phẩm Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang ASEAN tại công ty TOCONTAP hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)