Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị khoản phải thu của công ty CP thiết bị giao thông vận tải VIETRACO (Trang 35)

5. Kết cấu khóa luận

2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

2.3.1 Các kết quả đã đạt được

Trong thời gian qua, ảnh hưởng của cơn bão tiền tệ, cuộc khủng hoảng tài chính, tỷ giá hối đối trên thị trường thế giới và khu vực biến động mạnh làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cơng ty CP giao thơng vận tải VIETRACO những doanh nghiệp đã sử dụng khá tốt các biện pháp phịng ngừa nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra và tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Điều này chứng minh răng công tác quản trị khoản phải thu của công ty đã đạt được những hiệu quả rõ rệt.

- Hiệu quả quản lý khoản phải thu trong hạn

+ Công tác quản lý thu nợ phải thu tại công ty diễn ra một cách chặt chẽ, nhịp nhàng theo một trình tự nhất định và đạt được hiệu quả ban đầu tương đối tốt, nâng cao được doanh số bán qua các năm trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.

+ Nhờ những chính sách tín dụng hợp lý với từng đối tượng khách hàng mà công ty đã nâng cao được mối quan hệ mật thiết, khơng những duy trì hiệu quả tập khách hàng hiện tại mà cịn tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

+ Bên cạnh đó, khi tình hình khoản phải thu q cao cơng ty đã có những biện pháp quản lý kịp thời thay đổi chính sách tín dụng đảm bảo tình hình tài chính doanh, nghiệp hoạt động an tồn.

- Hiệu quả quản lý khoản phải thu khó địi

Nhận thấy trước thực trạng khó khăn chung của nền kinh tế các doanh nghiệp bạn hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong cơng tác trả nợ, do đó, cơng ty đã có những

biện pháp xử lý nợ mềm mỏng nhưng tương đối hiệu quả đối với các khách nợ như gia hạn thêm đối với những khách hàng thân thiết, thực hiện đôn đốc thu hồi nợ quá hạn bằng nhiều biện pháp như thường xuyên gọi điện nhắc nhở, gửi công văn tới tận khách hàng, điều này đã duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng lâu năm.

Công ty luôn tìm mọi cách quản lý các khoản phải thu khơng để nó q hạn. Do trong q trình hoạt động cơng ty ln theo dõi sát sao hoạt động của khách hàng, đồng thời ln có những biện pháp thu tiền hợp lý khi sắp đến hạn thanh toán của khách hàng nên cơng ty rất ít khi phải xử lý nợ khó địi do đó hạn chế được chi phí thu hồi nợ khó địi.

2.3.2 Một số hạn chế cịn tồn tại

- Hạn chế trong quản lý khoản phải thu trong hạn

+ Hạn chế lớn trong quản lý cơng nợ phải thu ở cơng ty chính là những thơng tin từ phía khách hàng. Đơi khi những thơng tin này khơng chính xác do khách hàng

khơng muốn đưa ra tình hình hoạt động kinh doanh thực tế ở doanh nghiệp của mình nhằm tranh thủ được vốn của công ty. Khi khách hàng đã cố tình giấu thì nhân viên trong cơng ty cũng khó có thể phát hiện ra được do hạn chế trong trình độ thấm định của cán bộ nhân viên cũng như những hạn chế trong điều kiện đi sâu tìm hiểu thực tế về khách hàng.

+ Tuy công ty không phải thường xun xử lý các khoản nợ khó địi nhưng vẫn Hơn phải thúc giục khách hàng trả tiền đúng thời hạn do có nhiều khách hàng muốn chiếm dụng vốn của cơng ty (một khoản vốn có giá rẻ) nên đã kéo dài thời gian trả Hà Hoặc có những khách hàng mới chưa tiếp cận được với thị trường, khả năng tiêu thu hàng hóa của họ cịn thấp nên chưa có tiên hàng trả cho cơng ty ngay. Trường sơn này cơng ty cần phải có những biện pháp hỗ trợ cho khách hàng trong thời gian, đầu, tạo điều kiện cho khách hàng làm quen với thị trường từ đó giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng. Đây là khó khăn ban đầu của công ty khi tiếp cận với khách hàng mới nhưng cũng là cơ hội để công ty thu hút thêm nhiều khách hàng mới, mở rộng thị phần của công ty.

+ Việc quản lý công nợ phải thu trong những năm trước chưa tốt nên đã dẫn đến những khoản nợ khó địi và cuối năm 2015 tổng số khoản nợ phải thu của doanh nghiệp khá lớn chiếm 50% tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc để cho các khoản phải thu lớn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh do đó doanh nghiệp cần có biện pháp điều chỉnh chính sách tín dụng của mình một cách chặt chẽ và hợp lý.

- Hạn chế trong quản lý khoản phải thu quá hạn

+ Hạn chế lớn trong công tác quản lý nợ khó địi của doanh nghiệp đó là các giấy tờ liên quan đến khoản nợ chưa rõ ràng dẫn tới việc trích lập dự phịng rủi ro khó địi gặp khó khăn, thực tế trong 3 năm 2015-2017 doanh nghiệp khơng tiến hành trích lập rủi ro nợ khó địi được. Đồng thời các biện pháp xử lý nợ khó địi của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả khi không sử dụng các biện pháp mạnh tay mà chỉ tiến hàng đơn đốc địi nợ thơng thường dẫn tới chưa giải quyết triệt để nợ khó địi.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan

+ Nguyên nhân chính dẫn tới các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp gây khó khăn cho hoạt động ln chun vơn đó là chính sách tín dụng của doanh nghiệp cịn tương đối thả lỏng nhằm chạy theo doanh số bán hàng. Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa, do vậy nếu bạn chịu hàng hóa q nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó địi dẫn tới rủi ro khơng thu hồi được nợ tăng.Vì vậy trong thời gian tới cơng ty cần có chính sách tín dụng hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng.

+ Do chưa quan tâm đúng mức tới công tác quản lý thu nợ nên doanh nghiệp chưa có một bộ phận chuyên trách việc quản lý nợ mà thông thường việc quản lý vẫn do kế tốn trưởng theo dõi. Cơng việc theo dõi quản lý nợ thiếu chuyên nghiệp do đó cịn nhiều lúng túng và hiệu quả đạt được khơng cao nhất là trong q trình thu thập thơng tin và thẩm định tình hình tài chính của khách hàng dẫn tới bán chịu tràn lan. Bên cạnh đó khả năng sử dụng các biện pháp đòi nợ chuyên nghiệp rất kém ở các cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ quản lý khoản phải thu dẫn tới tình trạng thu hồi nợ khơng triệt để, kém hiệu quả.

- Nguyên nhân khách quan

+ Môi trường kinh doanh không thuận lợi như: thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, chi phí vay vốn ngân hàng quá cao, cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngồi ...dẫn tới khả năng tài chính của các doanh nghiệp xấu đi, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của các đối tác làm tình hình quản trị khoản phải thu của cơng ty gặp khó khăn.

+ Một số đối tượng khách hàng thiếu đạo đức trong kinh doanh sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưng khơng hồn trả đúng hạn, có tâm lý dây dưa dẫn tới khó khăn trong việc thu hồi vốn của doanh nghiệp đồng thời làm tăng các khoản nợ khó địi.

+ Tỷ giá hối đối tăng mạnh trong những năm qua dẫn tới giá trị các khoản trả trước cho người bán tăng đáng kể. Cụ thể cuối năm 2015, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá VND/USD lên 5,24% với giá 22.547 đồng/1USD. Bình quân năm 2017 tỷ giá tăng 1,40% so với năm 2016 cho thấy sự bất ổn định của tỷ giá trên thị trường điều này ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu như VIETRACO.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY CP THIẾT BỊ

GIAO THÔNG VẬN TẢI VIETRACO 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai

Trong những năm vừa qua, công ty CP thiết bị giao thông vận tải VIETRACO đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong thị trường và ngày càng phát triển đi lên. Tuy nhiên trong xu thế của nên kinh tế hiện nay, xu thế tồn cầu hóa quốc tế hóa nên kinh tế thế giới ngày càng phổ biến thì để có thế phát triển bền vững đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải định hướng được mục tiêu phát triển cho riêng mình. Sự nhận định rõ rang tình hình trong nước cũng như trên thế giới và xác định được thế mạnh của mình, Cơng ty đã đề ra các mục tiêu và định hướng cho những năm tiếp theo.

Ngồi những mục tiêu về duy trì và phát triển những giá trị ở hiện tại, tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh qua đó nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường qua đó tạo vị thế phát triển bền vững trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Tích cực củng cố, mở rộng thị trường với khách hàng có thương hiệu nổi tiếng nước ngồi. Hiện đại hóa phương tiện, cơng nghệ kỹ thuật làm việc và nâng cao năng lực quản lý. Cơng ty đề ra kế hoạch hồn thiện quy trình quản trị khoản phải thu, sử dụng chính sách tín dụng phù hợp, nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng đối với khách hàng. Củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cơng nhân viên trong công tác quản trị khoản phải thu và thực hiện mục tiêu thu hồi và giảm thiểu được những khoản nợ xấu, nợ quá hạn của công ty trong những năm vừa qua. Công ty sẽ đầu tư phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ.

3.2 Quản trị khoản phải thu trong hạn

3.2.1 Quyết định tiêu chuẩn bán chịu của doanh nghiệp

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được cơng ty chấp nhận bán chịu hàng hố hoặc dịch vụ.Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta khơng có phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì chính sách bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác động kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết, cơng ty nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan tới khoản phải thu tăng thêm đó, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu.Vấn đề đặt ra là khi nào công ty nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào công ty không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu?

Đối với công ty CP thiết bị giao thông vận tải VIETRACO, các khoản phải thu của công ty tăng lên rõ rệt trong năm 2017 khi mà tỷ giá USD/VND tăng mạnh dẫn tới giá sản phẩm nhập khẩu của công ty tăng mạnh. Khi giá sản phẩm nhập vào tăng đúng ra lượng tiêu thụ hàng hóa phải giảm xuống nhưng công ty lại đẩy mạnh tiêu thụ cho thấy cơng ty đã có những điều chỉnh trong chính sách, đặc biệt là chính sách bán chịu. Đối tượng khách hàng của cơng ty có những tiêu chuẩn thấp hơn trước nên công ty đã thu hút thêm nhiều khách hàng. Vì khách hàng nhiều mà tiêu chuẩn tín dụng thấp do đó cơng ty sẽ gặp và xử lý nhiều khoản nợ khó địi hơn. Chứng tỏ chính sách bán hàng của cơng ty đã có tác động đẩy mạnh tiêu thụ song đồng thời cũng làm tăng rủi ro xuất hiện khoản phải thu quá hạn, tăng rủi ro tổn thất nợ khó đời. Mặc dù đã có sự điều chỉnh trong tiêu chuẩn bán chịu vào năm 2016 tuy nhiên sang đến năm 2017 tổng các khoản phải thu khách hàng lại có chiều hướng tăng lên. Do vậy việc quan trọng là phải xác định tiêu chuẩn chặt chẽ trong bán chịu de tránh gặp rủi ro.

3.2.2 Quyết định điều khoản bán chịu

Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho

phép. Về điều khoản này, trong thời gian gần đây các cán bộ tài chính của cơng ty VIETRACO đã áp dụng rất tốt, thời hạn thanh tốn mà cơng ty áp dụng cho khách hàng là từ 15 đến 60 ngày tuỳ theo từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên cơng ty chưa áp dụng triệt để chính sách chiết khấu khi khách hàng thanh tốn trước hạn, vì thế các khoản phải thu của cơng ty vẫn bị tồn đọng và công ty phải thường xuyên đốc thúc khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh việc ra chính sách bán hàng sao cho hiệu quả công ty cần linh động thay đổi thời hạn bán chịu, thay đổi tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng khi có những biến động tài chính trong cơng ty khách hàng, hay những biến động kinh tế thị trường tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Sự thay đổi này sẽ tác động đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu, tăng tỷ lệ chiết khấu sẽ kích thích người mua trả tiền sớm hơn để lấy chiết khấu, do đó, giảm được kỳ thu tiền bình qn, kết quả là giảm chi phí thu hồi khoản phải thu. Song sẽ giảm doanh thu rịng, do đó giảm lợi nhuận. Đối với cơng ty VIETRACO việc thay đổi này tuỳ theo tình hình biến động của thị trường các sản phẩm nguyên, nhiên liệu. Công ty sẽ phải luôn xem xét việc giảm các khoản phải thu với tăng doanh số bán hàng,

3.2.3 Tăng cường đào tạo nghiệp vụ và nâng cao trình độ của cán bộ cơng nhân viên trong quản lý nợ và phân tích tín dụng thương mại

Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính là nhân tố quan trọng bậc nhất trong hệ thống kiểm soát nợ thương mại của doanh nghiệp.Trên thực tế, các quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng trở nên đa dạng phức tạp, tạo thành chuỗi dây xích và có ảnh hưởng khơng chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.Việc mất khả năng thanh tốn của nhiều doanh nghiệp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây ra phản ứng phá sản dây chuyền.Trong các doanh nghiệp có người chưa quan tâm thích đáng đến cơng tác quản lý nợ, xem đây như một góc nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó trước hết cần phải có các biện pháp bồi dưỡng kiến thức, thông tin, đào tạo cho cán bộ quản lý và cán bộ tài chính về cơng tác quản lý nợ.

Do chưa quan tâm đúng mức tới cơng tác quản lý tín dụng nên doanh nghiệp chưa có bộ phận chun trách quản lý nợ. Cơng việc theo dõi quản lý nợ còn mang màu sắc kinh nghiệm, thiếu bài bản; do đó cịn nhiều lúng túng và hiệu quả thấp. Cán bộ quản lý nợ cần được bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng chun mơn hố về quản lý nợ, trong đó đặc biệt là các kỹ năng phân loại nợ, đánh giá rủi ro tín dụng, kỹ thuật xử lý nợ, tái cơ cấu nợ. Các phòng ban chức năng như tài chính - kế tốn, marketing, phịng kinh doanh cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình quản lý nợ phải thu cũng như nợ phải trả.

3.2.4 Tăng cường phân tích năng lực tài chính của bán hàng

Để tránh những tổn thất do nợ không thể thu hồi cơng ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng hay khơng. Quy trình đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng trải qua 3 bước:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị khoản phải thu của công ty CP thiết bị giao thông vận tải VIETRACO (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)