.
Bảng 3.4 Kết quả kinh doanh của công ty Vinalink chi nhánh Hà Nội
Đơn vị : Triệu VNĐ
Năm 2011 2012 2013 2014
Doanh Thu 105,154 117,439 252,914 397,903
Lợi nhuận 6,045 6,182 11,349 19,793
( Nguồn: Báo cáo tài chính cơng ty Vinalink Hà Nội năm 2011-2014)
Nhận xét: Qua bốn năm từ năm 2011 tới năm 2014 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty vinalink chi nhánh Hà Nội đạt kết quả tốt. Doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm. Doanh thu năm 2011 là 105,154 triệu đồng đã tăng lên 117,439 triệu đồng, và tới năm 2013 con số này là 252,914 triệu đồng và lên tới 397,903 triệu đồng. Mức doanh thu tăng rất nhanh qua các năm, năm 2012 doanh thu bằng 111.68% so với năm 2011 nhưng tới năm 2013 đã bằng 215.36% so với năm 2011, một con số tăng ấn tượng trong khi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục sau khủng hoảng kinh tế 2008.
Doanh thu tăng tương ứng với lợi nhuận tăng, năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty là 6,045 triệu đồng, tăng lên 6,182 triệu vào năm 2012 và tới năm 2013 đã tăng gần gấp hai lên 11,349 triệu đồng , năm 2014 tăng tới 19,739 triệu đồng.
Để có được sự tăng trưởng như vậy là do chính sách đầu tư phát triển hợp lý của ban giám đốc, công ty lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp với nền kinh tế trong từng giai đoạn. Đồng thời cũng là sự nỗ lực không ngừng của các nhân viên trong cơng ty ln đặt lợi ích của cơng ty lên trên , tìm kiếm được nhiều nguồn khách hàng làm cho lượng khách của công ty không bị suy giảm theo nền kinh tế mà cịn có nhiều khách hàng tiềm năng hơn tạo ra doanh thu lớn cho công ty .
Mặc dù doanh thu của công ty cao nhưng tỷ suất lợi nhuận của công ty thấp, năm 2011 doanh thu là 105,154 triệu nhưng lợi nhuận chỉ đạt 6,045 triệu đồng chỉ bằng 5.75%. Tới năm 2013 khi doanh thu tăng nhanh đạt 252,914 triệu , lợi nhuận đạt 11,349 triệu chỉ bằng 4.49% doanh thu. Và tính trung bình trong 4 năm từ năm 2011 tới năm 2014 tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu chỉ đạt 4-5%, đây là một con số khiêm tốn. Nguyên nhân xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các hoạt động vẩn chuyển và lưu kho hàng hóa có giá trị lớn,nhưng chi phi cho các hoạt động đó cũng lớn tương ứng khi công ty phải đầu tư cho trang thiết bị lớn như tàu, nhà kho, xưởng, thuê máy bay. Các chi phí vận hành, bảo dưởng bảo trì hàng năm đã khiến lợi nhuận của công ty giảm xuống.
3.3 Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườngbiển tại công ty CP Logistics Vinalink Hà nội giai đoạn từ năm 2011- 2014 biển tại công ty CP Logistics Vinalink Hà nội giai đoạn từ năm 2011- 2014
Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng
Các nhân viên trong phịng Sale & Marketting của cơng ty sẽ gửi fax,mail hoặc điện chào hàng đến các công ty Xuất Nhập Khẩu dựa theo chính sách mà cơng ty đã tìm hiểu được trước đó hoặc trên quyển Trang Vàng để tìm kiếm khách hàng, xem khách hàng nào có nhu cầu về dịch vụ khai báo hải quan, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hay khơng cũng như xem khách hàng nào đang cần thuê kho bãi,nhà xưởng, đồng thời cũng chào giá cước và cung cấp lịch tàu chạy cho khách hàng. Sau đó nếu đồng ý với các điều khoản cũng như giá cước mà công ty đưa ra, khách hàng sẽ ký hợp đồng. Sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ sẽ gửi yêu cầu đặt Booking note đến cho cơng ty, bình thường thơng qua điện thoại, email, fax.
Có thể lấy một minh họa điển hình cho việc nhận u cầu từ khách hàng đó là: Cơng ty CP Hà Yến, một khách hàng quen thuộc của Vinalink. Khi có nhu cầu xuất hàng, bên Hà Yến sẽ liên lạc với nhân viên sale của Vinalink để yêu cầu sử dụng dịch vụ của công ty và cung cấp các thông tin cụ thể như sau:
- Loại hàng: Căn cứ vào loại hàng và số lượng của khách hàng mà Vinalink sẽ tư vấn cho khách hàng loại container phù hợp. Công ty CP Hà Yến là công ty chuyên cung cấp các loại bếp công nghiệp, sản xuất và gia công các loại sản phẩm inox,và nhiều mặt hàng khác….Cụ thể lần này cơng ty tiến hành xuất: Gía làm bằng inox ( 362x532x1673mm), Cụm khung giá đỡ bằng inox (486x836x247mm), Gía làm bằng inox (567x652x1704mm), Cụm khung đỡ bằng inox (716x970x289mm), cốt bánh xe của giá làm bằng inox (76x50x50mm). Container phù hợp dùng cho loại mặt hàng này là các container khô 20’DC hoặc 40’DC tùy thuộc vào số lượng cũng như khối lượng mặt hàng.
- Cảng đi, cảng đến: Đây là yếu tố quyết định giá cước vận chuyển vì khoảng cách càng gần, thời gian vận chuyển ngắn thì chi phí sẽ thấp và ngược lại. Với lơ hàng của Hải Yến sẽ có: Cảng đi (POL): Hải Phòng
Cảng đến (POD): NAGORA-OITA ( Nhật Bản)
- Hãng tàu: Công ty CP Logistics Vinalink Hà nội liên kết với nhiều hãng tàu lớn hàng đầu trên thế giới. Hiện nay các đại lý của công ty được phủ rộng trên khắp các quốc gia trên thế giới đó là một lợi thế hơn so với các công ty giao nhận vận chuyển
khác trong nước. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà nhân viên sẽ tư vấn cho khách hàng chọn dịch vụ của hãng tàu uy tín giá cước phù hợp, đảm bảo.
Khi đó khách hàng sẽ đưa cho nhân viên của công ty một thời gian dự kiến xuất hàng, từ đó nhân viên cơng ty sẽ tìm một lịch trình thích hợp. Xét một lơ hàng cụ thể của Công ty CP Hải Yến, Công ty đã sử dụng dịch vụ của bên SITC . Phương tiện vận chuyển dự kiến: Mare For 25N với ngày hàng đi dự kiến: 11/02/2015
Ta nhận thấy trong bước 1 (Nhận yêu cầu từ khách hàng ) do bộ phận Sale & Marketting đảm nhiệm, trước hết bộ phận đã xác định được rõ nhiệm vụ của mình là cần làm gì đối với khách hàng, tư vấn được các dịch vụ của công ty và yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin liên quan đến mặt hàng xuất khẩu như: loại hàng, cảng đi, cảng đến, ngày vận chuyển dự kiến… để phục vụ cho việc làm Booking note. Và Vinalink phải phải chịu sức ép từ chi phí để thu hút được khách hàng.
Bước 2: Chuẩn bị hàng xuất khẩu và chứng từ hải quan hàng xuất
Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. Bước này cơng ty khơng phải làm mà người xuất khẩu làm.
Chuẩn bị chứng từ hải quan hàng xuất
Nhân viên của Vinalink cần chuẩn bị những bộ chứng từ sau:
+ Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản dành cho người xuất khẩu, 1 bản hải quan sẽ lưu)
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa ( Purchease contract): 1 bản chính + Hóa đơn thương mại (Invoice): 1 bản chính
+ Phiếu đóng gói ( packing list): 1 bản chính
+ Giấy phép đăng kí kinh doanh: bản sao y kèm bản chính đối chiếu ( nếu doanh nghiệp mới xuất khẩu lần đầu)
+ Giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu: 1 bản
Ngồi ra cịn có giấy tờ khác, tùy vào từng trường hợp như:
-Giấy phép xuất khẩu- Export Licence (Tùy theo từng đối tượng mặt hàng xuất khẩu và theo quy chế điều hành xuất nhập khẩu trong từng giai đoạn cụ thể để áp dụng).
-Định mức ( bên khách hàng cung cấp). Đinh mức ở đây thường áp dụng cho những mặt hàng như: Xuất gia công, Sản xuất- Xuất khẩu.
Nhân viên của Vinalink sẽ dựa trên Hợp đồng, Hóa đơn thương mại và Phiếu đóng gói để từ đó có những thơng tin cần thiết về lơ hàng. Có thể nhận thấy ở đây là nhân viên Vinalink phải chuẩn bị khá là nhiều những chứng từ liên quan đến hàng nên có thể sẽ có những sơ sót, nhầm lẫn và do chuẩn bị nhiều giấy tờ chứng từ nên nhiều khi không thể tránh khỏi việc mất thời gian.
Với lô hàng của Công ty CP Hải Yến là lô hàng xuất đi Nhật, từ đầu tháng 03/2014 tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Nhật đều phải bắt buộc khai báo chuẩn AFR ( Japan Advance Filing Rules) được thực hiện trước khi hàng tại cảng 2 ngày ( 48h) là phải được truyền thành công.
Sau đây là bảng giá dịch vụ khai báo chuẩn AFR ( Japan Advance Filing Rules) của Vinalink- Áp dụng từ ngày 26/02/2014