1.1 .M ột số khái niệm cơ bản
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân:
2.3.2.1. Hạn chế
- Các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP hiện nay tương đối đầy đủ. Tuy nhiên việc đưa các văn bản vào thực tế còn nhiều hạn chế. Có thể thấy các văn bản, các kế hoạch, chiến lược đến thực tế thực hiện đang còn một khoảng cách khá lớn. Các văn bản về vấn đề VSATTP tuy nhiều nhưng thiếu tính thiết thực, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản lạc hậu khơng cịn phù hợp với tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm hiện nay. Nhiều văn bản ban hành thì khó hiểu đối với các cán bộ thực thi và người tiêu dùng nên hiệu quả trong cơng tác phịng, chống VSATTP chưa cao. Nhiệm vụ giữa các ngành, bộ trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP trồng chéo, ví dụ giữa Bộ Y tế với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT). Cụ thể: điểm a Khoản 3 Điều 43 Pháp lệnh VSATTP quy định “Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan thực hiện”. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 16 Nghịđịnh 163/2004/NĐ- CP lại quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, chứng nhận điều kiện đảm bảo VSATTP đối với thực phẩm có nguy cơ cao như thịt và các sản phẩm từ thịt, các loại rau, củ, quảtươi sống ăn ngay là các cơ quan y tếnhà nước được Bộ Y tế phân cấp. Việc ban hành các văn bản còn nhiều vấn đề tồn tại trong đó gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nước về VSATTP trong cảnước cũng như trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn.
- Cơng tác giáo dục tuyên truyền về ATTP tại các chợ vẫn chưa thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm; nội dung tuyên truyền chưa phong phú, trách nhiệm của một số địa phương, cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền chưa cao
nên nhận thức của người dân vềVSATTP chưa cao. Việc phổ biến các văn bản và các kiến thức về VSATTP không mấy hiệu quả do các văn bản về VSATTP nhiều nhưng chồng chéo, nhiều văn bản lạc hậu không phù hợp với tình hình hiện nay. Mặt khác các văn bản cịn nhiều hạn chế, khó hiểu, khó thực hiện, đối với các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm cịn q ít chỉ 1-2 lần/năm, hầu như chỉ diễn ra đối với các tháng vì hành động bảo vệ VSATTP, thường vào mùa mưa trong khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và dịp tết Nguyên Đán, tết cổ truyền của dân tộc nên việc phổ biến các văn bản và kiến thức về VSATTP gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của người trực tiếp sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm về VSATTP còn thấp do hầu hết những người tiêu dùng, kinh doanh tại các chợ xuất thân từ nông dân. Dẫn đến hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản và kiến thức vềVSATTP chưa cao.
Việc tuyên truyền giáo dục vềVSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội cịn nhiều hạn chế, mang tính hình thức, làm qua loa để đấy, những văn bản, bài viết để tuyên truyền chưa có kế hoạch tổng thể, đa phần là do yêu cầu của tình hình thực tế, hay khi có dịch bệnh xảy ra hoặc hưởng ứng tháng vì hành động giữ gìn vệ sinh thực phẩm theo sự chỉ đạo của thành phố. Việc tuyên truyền kiến thức VSATTP cho cộng đồng chủ yếu bằng phương tiện đại chúng như đài phát thanh địa phương, xã phường, thị trấn. Đa số các hộ kinh doanh và người tiêu dùng chưa được tham gia tập huấn về cách sản xuất, chế biến thực phẩm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những kiến thức họ nhận được thơng qua sách báo, ti vi, nhiều hơn do chính địa phương mình phổ biến. Điều này dẫn đến việc tuyên truyền giáo dục gặp nhiều khó khăn, hậu quả là những vụ vi phạm về VSATTP vẫn nhiều, người bán hàng vẫn tiếp diễn vi phạm VSATTP do sự nhận thức vềcác điều kiện đểđảm bảo VSATTP yếu.
- Việc phối hợp giữa các phòng ban quản lý vềVSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội còn lỏng lẻo, các cơ sởchưa có sự phối hợp quản lý gây nên sự chồng chéo cho quản lý. Công tác VSATTP chưa được Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm, chỉđạo sâu sát. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưa đồng bộ, cùng một phịng ban tại địa phương nhưng có thể chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều sở ban ngành thành phố dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai cơng tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn thành phố.
- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý tuy đã tăng lên nhưng trong những năm gần đây số lần thanh tra như vậy chưa đủ trong điều kiện diễn biến vấn đề VSATTP trên địa bàn chợ thành phố Hà Nội. Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã tăng lên trong những năm
gần đây nhưng số lần thanh tra như vậy chưa đủ trong điều kiện để giải quyết vấn đề VSATTP hiện nay trên địa bàn thành phố.
Hệ thống thanh tra chuyên ngành VSATTP chưa hình thành đồng bộ từtrung ương đến địa phương, đội ngũ cán bộ còn thiếu về sốlượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưađược tập huấn về nghiệp vụthanh tra, chưa đảm bảo thực thi năng lực nhiệm vụ do đó chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động kiểm tra, thanh tra trong công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn thành phố.
Việc xử lý của các cấp, ngành đối với vấn đề vi phạm an toàn thực phẩm cịn nhẹ, chưa đi về mặt tài chính nhiều, thiếu tính răn đe, cùng 1 hành vi vi phạm nhưng mức xử lý không thống nhất giữa các văn bản, đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mất an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng, cơ quan quản lý vềVSATTP không đủ thẩm quyền yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh. Do vậy các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh tại các chợ vẫn vi phạm về VSATTP nhiều và phổ biến. Do vậy nhiều ý kiến cho rằng đểđảm bảo hiệu quả trong việc quản lý nhà nước về VSATTP cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thanh tra, xử lý nặng tay đối với các hành vi vi phạm an tồn thực phẩm và cần có phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành liên quan đến vấn đề này.
Như vậy, công tác quản lý nhà nước về VSATTP tại các chợtrên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trong cảnước nói chung cịn nhiều hạn chế và bất cập. Do vậy, nó địi hỏi cần có sựquan tâm hơn nữa của đảng và nhà nước trong việc nghiên cứu và hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về VSATTP
2.3.2.2. Nguyên nhân cơ bản
- Nguyên nhân khách quan
+ Do dân sốtăng nhanh làm cho nhu cầu về các loại thực phẩm tăng, trong khi đó việc cung cấp các loại thực phẩm đảm bảo VSATTP còn hạn chế, dẫn đến nhiều người bán hàng vì lợi ích trước mắt nên họ bất chấp những thủđoạn về VSATTP gây nguy hại đến sức khoẻcon người. Hơn nữa cũng do tâm lý người tiêu dùng Việt Nam là thích rẻ, nên họ vẫn thường xuyên mua các loại thực phẩm giá rẻ, khơng đảm bảo chất lượng an tồn. Điều này cũng gây khó khăn trong cơng tác quản lý nhà nước về VSATTP.
+ Cơ sở hạ tầng tại các chợ chủ yếu vẫn cịn thơ sơ, lạc hậu theo mơ hình truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định, hơn nữa quy mô các chợ còn nhỏ lẻ hoạt động rời rạc điều này gây khó khăn cho cơng tác thanh tra, kiểm tra giám sát và tuyên truyền giáo dục vềVSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Nhận thức của người dân về VSATTP còn nhiều hạn chế, đa sốngười dân không biết vềcác văn bản, các kiến thức liên quan đến vấn đềVSATTP, do đó gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Do nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra cịn nhiều hạn chế, kinh phí thấp dẫn đến không hiệu quả, quản lý không cao:
Về đội ngũ dành cho công tác chun mơn về VSATTP cịn thiếu về số lượng và chưa được đào tạo nâng cao chuyên môn. Việc thanh tra, kiểm tra về thực hiện VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội tiến hành trong khi đơn vị này thiếu trầm trọng những người có đủtrình độđể đảm nhận.
Vềcác cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra về VSATTP còn lạc hậu, thiếu thốn nhất là tại các quận/huyện, xã/phường của thành phố gây khó khăn cho việc kiểm nghiệm VSATTP nhất là đối với các sản phẩm tinh vi đòi hỏi các loại máy móc hiện đại để phát hiện các độc tố trong thực phẩm.
Đi đôi với tăng cường số lần kiểm tra, thanh tra thì chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra cũng được đánh giá cao. Thể hiện sự phối hợp của các ban ngành khác nhau trong công tác thanh kiểm tra; sự phối hợp trong quá trình kiểm tra; thời gian, kết quả của công tác kiểm tra. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra mỏng, thiếu những trang thiết bị hiện đại để phát hiện ra các loại hàng hoá chứa độc tố, các cơ sở chế biến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức gian lận trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Hơn nữa, hình thức xử lý vi phạm nhẹ, chỉ mang tính răn đe, mức xử phạt về tài chính cịn thấp nên chưa phát huy được hiệu quả cao trong hoạt động thanh kiểm tra, xử lý vi phạm.
Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra hàng năm trên địa bàn thành phốđang phản ánh thực trạng càng kiểm tra nhiều thì phát hiện sai phạm càng nhiều. Hàng năm, có nhiều cơ sởcũ không tiếp tục sản xuất kinh doanh và nhiều cơ sở mới tham gia hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; các cơ sở thực hiện sang tên, đổi chủ; chuyển đổi, bổ sung ngành nghề, mặt hàng sản xuất, kinh doanh... hơn nữa việc quản lý các cơ sở gặp khó khăn và thường diễn ra chậm. Do đó, khi tăng cường cơng tác kiểm tra, mở rộng sốlượng, phạm vi kiểm tra sẽ phát hiện nhiều sai phạm hơn, đặc biệt đối với các cơ sở nhỏ lẻ và mới phát sinh.
+ Do chưa kiểm soát chặt chẽ từ gốc (sản xuất, chế biến và bảo quản), ở nước ta nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng chưa có những vùng cung cấp thực phẩm sạch nhiều, công tác quản lý nhà nước về VSATTP mới chỉ quản lý ở phần ngọn tức là ở các khâu phân phối, mua bán và tiêu dùng. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về VSATTP tại thành phố Hà Nội cũng như trong cảnước gặp nhiều khó khăn.
+ Thời gian triển khai chương trình VSATTP trên địa bàn thành phốcũng như trong cả nước là quá ngắn, mới chỉ có 10 năm để quản lý một vấn đề quá lớn. Do vậy, kinh
nghiệm của các nhà quản lý vềVSATTP chưa sâu, khiến cho cơng tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Chương 3: Giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hà Nội.