Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng VSATTP đối với các hộ kinh doanh trong chợ. Có chế độ hỗ trợ, bảo vệ các cá nhân, đơn vị làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm soát, chếđộ thưởng phạt đối với hoạt động thanh tra
Quy định rõ ràng về nội dung, yêu cầu, nguyên tắc của công tác thanh tra, xử lý vi phạm ở chợ. Đối với các trường hợp mâu thuẫn, chồng chéo hoặc vấn đề mới phát sinh phải có hướng dẫn thống nhất của các cấp có thẩm quyền.
Các cơ quan chức năng cũng tăng cường áp dụng hình thức cơng bốcác trường hợp vi phạm trên các thông tin đại chúng đặc biệt các trường hợp vi phạm nghiêm trọng hay cố tình vi phạm để một mặt người dân biết, tẩy chay các cơ sở, mặt hàng không đảm bảo VSATTP, mặt khác tác động làm cho doanh nghiệp nâng cao ý thức chấp hành và giữ gìn thương hiệu của họ.
Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng ởnước ta còn kém, xuống cấp trầm trọng. Vì thếđể thực hiện tốt cơng tác vệ sinh an toàn thực phẩm cần thiết phải tăng cường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng tại các chợ nhằm tạo thuận lợi cho việc mua bán của người dân, đảm bảo tốt các điều kiện về vệsinh môi trường….
3.3. Các đề xuất trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ
truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.3.1. Nâng cao hiệu lực các văn bản pháp quy có liên quan đến vấn đề VSATTP.
Thực tế cho thấy hệ thống các văn bản liên quan đến vấn đề VSATTP rất nhiều nhưng công tác quản lý Nhà nước về VSATTP còn rất hạn chế, điều này giải thích một phần do hệ thống các văn bản lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, do vậy cần sửa đổi nội dung phù hơp với thực tiễn tình hình VSATTP hiện nay. Cần phân biệt rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành liên quan đến vấn đềVSATTP trong các văn bản gây chồng chéo nhiệm, quyền hạn giữa các ngành. Các văn bản phải dễ hiểu với người làm công tác quản lý cũng như người tiêu dùng, có như vậy việc quản lý về VSATTP mới đạt hiệu quả cao. Nhà nước cũng phải xem xét khâu hoạch định các văn bản pháp quy, tranh tình trạng thiếu đồng bộ, chồng chéo giữa các văn bản với nhau, gây khó khăn cho việc quy định nhiệm vụ cho các cấp, ngành liên quan đến vấn đề VSATTP.
3.3.2. Nâng cao chất lượng thanh tra, cơ sở vật chất cho công tác kiểm tra
Nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra vềVSATTP trên địa bàn thành phốđang thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng và chất lượng trước tình hình diễn biến VSATTP
hiện nay. Đội ngũ thanh tra có đủ trình độ chun mơn rất ít, do vậy trong thời gian tới cần nâng cao cả về chất lượng và sốlượng của lực lượng thanh tra. Hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra chưa hiệu quả do sự phân công nhiệm vụ chồng chéo, sự phối hợp lỏng leo giữa các ngành, do đó cần có sự phối hợp giữa các ngành trong việc thanh tra kiểm tra để có hiểu biết đầy đủđúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu công việc
Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát thịtrường, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng rõ ràng, chống kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhập lậu và quản lý tốt việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định, chú trọng kiểm tra các mặt hàng có trọng điểm trong dịp tết nguyên đán.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng chợ đã xuống cấp đảm bảo một môi trường kinh doanh đảm bảo vệsinh cho người kinh doanh cũng như người tiêu dùng
3.3.3. Xử phạt nghiêm minh đối với việc vi phạm VSATTP
Các vụ xử lý vi phạm VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội trước đây đa số nhẹ và mang tính răn đe là chủ yếu, điều này làm cho việc tái vi phạm về VSATTP của những người bán hàng cũng như người sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều. Do vậy nhà nước cần xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm VSATTP, mức xử phạt tăng theo số lần vi phạm, vừa xử lý hành vi, vừa xử phạt mức độ vi phạm thay vì trước đây chỉ xử phạt hành vi vi phạm VSATTP. Bên cạnh đó cần có chếđộkhen thưởng xứng đáng với những ai phát hiện, tố giác cơ sở sản xuất sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
3.3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về VSATTP
Công tác tuyên truyền là yếu tố quyết định trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe người dân, do vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến với người dân vềquy định đảm bảo VSATTP, các kiến thức về một số dịch bệnh có liên quan đến thực phẩm. Hướng dẫn cho người dân sử dụng những thực phẩm an toàn, cảnh giác và thận trọng hơn khi lựa chọn thực phẩm tiêu dùng. Cách thức bảo quản cũng như nhận thức của người dân về vai trò quan trọng của việc bảo đảm về VSATTP với sức khỏe của họvà gia đình. Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng hàng hóa, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm cho các hộ sản xuất, chế biến và kinh doanh trên địa bàn. Cần tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệsinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an tồn trong ni trồng, chế biến, vận chuyển , bảo quản, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm.
3.4. Những vấn đềđặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hà Nội” em đã cố gắng tìm hiểu tài
liệu, tiếp cận thông tin, nghiên cứu các vấn đề trên cơ sở giới hạn các phạm vi nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, các đề xuất cho việc thực thi quản lý nhà nước về vệ sinh an tồn thực phẩm cũng như các cơ chế, chính sách của nhà nước. Nhưng với thời gian và năng lực có hạn nên em chỉnêu được các thực trạng, đề xuất vềcơ chế quản lý, chính sách và thực thi quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợtrên địa bàn. Tuy nhiên để nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước, cần đi sâu nghiên cứu về mơ hình chuyển đổi chợ, phát triển chợ, quản lý hàng thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng để đảm bảo VSATTP trong kinh doanh. Qua đó có thể đưa ra được các đề xuất vềcơ chế, chính sách cụ thểhơn.
KẾT LUẬN
Cùng với tốc độđơ thị hóa diễn ra nhanh, nhu cầu mua sắm, tiêu thụ hàng hóa của người dân cũng không ngừng gia tăng, kéo theo sự phát triển của các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, đểđáp ứng, phục vụ các nhu cầu thiết yếu, đa dạng của người dân, việc tồn tại chợ dân sinh ở mỗi địa phương là cần thiết. Chợ dân sinh là một trong những thành phần chính, kết nối nền kinh tếđơ thị và nông thôn; các khu vực ngoại thành là những nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống, rau và hoa quả và các sản phẩm nông nghiệp khác cho nội thành thông qua hệ thống các chợ dân sinh, tạo mối liên kết, lưu thơng hàng hóa giữa khu vực nội và ngoại thành.
Thực tế cho thấy nhu cầu thực phẩm tăng cao, sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm ngày càng phát triển, việc QLNN đối với VSATTP tại các chợ truyền thống cịn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng đối với không chỉ các cơ quan QLNN mà còn đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với mục đích nghiên cứu chung là tăng cường hiệu quả QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội, em đã thực hiện một số công việc cụ thể sau:
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ khái niệm, cơng cụ QLNN về VSATTP, khóa luận làm rõ nội dung QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ ra các yếu tốảnh hưởng đến QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội
Phân tích thực trạng QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từđó, đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân thực trạng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những hạn chế còn tồn tại, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống trong thời gian tới. Đồng thời đưa ra một sốđề xuất đối với cấp quản lý, hiệp hội, hiệp đồn có liên quan. Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu có liên quan đến nhiều vấn đề quản lý và đặc biệt là những vấn đềđặt ra trong quá trình triển khai thực hiện.
Bên cạnh sự hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức và kinh nghiệm nên khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của thầy cơ để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thị Hương Giang và các tổ chức, ban ngành đã giúp emhoàn thành đề tài này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Anh (2017), Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành chính quốc gia, Th.P Hồ Chí Minh.
2. Mai Hữu Khuê (2003), Lý luận quản lý nhà nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Bùi Thị Hồng Nương (2019), Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
1. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình quản lý nhà nước về thương mại, Khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại.
5. Nguyễn Hồng Quân (2017), Quản lý về an toàn thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
6. Hà Văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, Khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại.
7. Các báo cáo về tình hình kinh tế của SởCơng Thương thành phố Hà Nội từnăm 2018 đến tháng 6 năm 2021.
8. Nghịđịnh 15/2018/NĐ- CP: “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm”.
9. Nghị định 79/2008/NĐ-CP: “Quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm”.