Các yếu tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) QUẢN lý THU bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN ĐOAN HÙNG (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn cấp

cấp Huyện.

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Điều kiện kinh tế-xã hội là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến công tác quản lý thu BHXH TN. Nhu cầu được bảo hiệm của con người chỉ được nghĩ đến khi những nhu cầu cân thiết về ăn, mặc, ở đã được đảm bảo. Vì vậy chỉ khi nào kinh tế xã hội phát triền, đời sống vật chất của mọi người dân trong Huyện được cải thiện thì chính sách BHXH nói chung và BHXH TN nói riêng mới phát huy được vai trị to lớn của mình.

Khi kinh tế phát triển, số lượng NLÐ có việc làm sẽ tăng lên do có sự mở rộng về quy mộ sản xuất xã hội. Từ đó làm cho đối tương thuộc diện tham gia BHXH không ngừng tăng lên. NLÐ và người SDLÐ khơng vì lợi ích kinh tê trước mặt mà tìm moi cách né tránh chính sách xã hội thiết thực này.

Khi trình độ kinh tế - xã hội phát triển cao, hoạt động quản lý thu sẽ phát triên thuận lợi do nhà nước có khả năng tài chính cao để hỗ trợ các chính sách xã hội. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao và nền kinh tế phát triển bền vững thì thu nhập của NLĐ được cải thiện, đây là điều kiện cần thiết để NLÐ có động lực, sẵn sàng đóng BHXH TN. Mặt khác, khi đời sống kinh tế - xã hội phát triển thì nhận thức của NLĐ cũng tăng lên, bên cạnh mong muốn đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ cịn có ý thức tham gia BHXH TN để đề phòng khi rủi ro xảy ra làm cho họ bị giảm hoặc mất thu nhập.

Ngược lại khi trình độ kinh tế xã hội kém phát triến, thu nhập của NLÐ thấp, đời sống vật chất, tinh thần gặp nhiều khó khăn, lúc này con người cần có chính sách xã hội hỗ trợ nhưng nguồn lực để thực hiện của nhà nước hạn chế. Lúc này càng cần có chính sách như BHXH TN để đảm bảo an sinh xã hội tuy nhiên việc triển khai thực hiện chính sách sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức. Để thực hiện tốt vẫn cần có chính sách hỗ trợ hợp lý của nhà nước, đồng thời tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân.

1.3.2. Chính sách pháp luật.

a) Về phía nhà nước.

Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có tác động trực tiếp đến quản lý thu BHXH TN. Nếu chính sách về BHXH TN sát với thực tiễn phát triến kinh tế - xã hội đất nước, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của NLÐ sẽ hỗ trợ cho hoạt động quản lý thu BHXH TN phát triển và ngược lại. Chính sách càng cụ thể, rõ ràng và hợp lý càng có hiệu lực và dễ dàng trong thực hiện. Chính sách của Nhà nước thuộc về nhân tố chủ quan trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Chính sách

BHXH TN phải phù hợp với thực tiễn khách quan, hướng tới lợi ích của nhân dân lao động, có sự đảm bảo của Nhà nước nhằm tạo lịng tin cho NLÐ, Có các chế độ khuyến khích, hỗ trợ phù hợp. cách thức tổ chức thực hiện phải đơn gian, thuận tiện. Như vậy chính sách Nhà nước càng hồn thiện sẽ càng là cơng cụ hỗ trợ tích cực cho cơng tác quản lý thu BHXH TN. Góp phần cho hoạt động quản lý thu BHXH TN hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho chính sách thật sự đi vào đời sống.

b) Về phía doanh nghiệp.

Theo điều 20 và 21 của bộ Luật Bảo hiểm xã hội quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trách nhiệm của người sử dụng lao động cũng được nêu rõ: Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thơng tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội. Định kỳ 06 tháng, niêm yết cơng khai thơng tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thơng tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức cơng đồn yêu cầu. Hằng năm, niêm yết công khai thơng tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

1.3.3. Đội ngũ cán bộ BHXH Huyện.

Trình độ của nhà làm công tác quản lý: bên cạnh những nhân tố khách quan trên thì cơng tác quản lý thu BHXH TN cịn chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan từ chính các nhà làm công tác quản lý. Để nắm bắt được những thay đổi tăng, giảm của đối tượng tham gia, diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH TN... cán bộ chuyên quản lý thu cuả Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng đã và đang không ngừng được tập huấn, nâng cao trình độ đảm bảo đủ năng lực vê trình độ chun mơn, khả năng nhận

định và phân tích tình hình, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc... Như vậy, công tác quản lý thu mới đạt hiệu quả cao, phát hiện kịp thời những tình huống sai pham để có biện pháp xử lý triệt để.

Ngồi ra, cơng tác quản lý thu BHXH TN còn chịu tác động của yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ quan đến chính sách...Vì vây, để cơng tác quản lý thu BHXH TN đạt được kết quả quả tốt nhất, cán bộ trong ngành BHXH nói chung và Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng chuyên môn hiện đại hay đã lỗi thời lạc hậu, sự quan tâm của các chủ thể nói riêng, đặc biệt là cán bộ quản lý thu cần phải quan tâm toàn diện đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu BHXH như dã phân tích ở trên.

1.3.4. Các yếu tố khác.

Chính sách tiền lương-tiền cơng:

Căn cứ theo tốc độ phát triển kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, chính sách tiền lương tiền công cũng được điều chỉnh liên tục sao cho phù hợp với những thay đổi đó. Trong chế độ BHXH ở nước ta, tiền lương tiền công của NLÐ và tổng quỹ lương của đơn vị SDLÐ được dùng làm căn cứ để tính đóng BHXH. Hàng năm, chính phủ thường có nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung. Qua đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo. Sự biến động thường xuyên liên tục này làm cho công tác quản lý thu gặp một số khó khăn nhất định. Nếu cán bộ làm công tác quản lý không nhạy bén với tình hình thực tế, chủ động, sáng tạo thì quỹ BHXH khó có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, an toàn và tăng trưởng quỹ.

Ngồi ra, cơng tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động của yêu tổ cơ sở vật

chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ chuyên mnôn hiện đại hay đã lối thời lạc hậu, sự quan tâm của các chủ thế liên quan đên chính sách...Vì vậy, đế cơng tác quản lý thu BHXH đạt được kết quả tốt nhất, cán bộ trong ngành BHXH đặc biệt là cán bộ quản lý thu cân phải quan tâm toàn diện đền các nhân tổ ảnh hưởng đền quá trình quản lý thu BHXH như đã phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) QUẢN lý THU bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN ĐOAN HÙNG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)