5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bảo
hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.
2.2.1. Những nhân tố thuộc về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã thể hiện khi kinh tế - xã hội càng phát triển thì đời sống vật chất, tinh thần của con người được nâng cao và nhu cầu an tồn cũng được đặt lên hàng đâu. Trình độ phát triển của kinh tế - xã hội tác động rất lớn đến nhận thức, nhu cầu của con người. Trình độ phát triển của kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt động của con người nói chung và của công tác quản lý thu BHXH TN nói riêng.
Khi trình độ kinh tế - xã hội phát triên cao, hoạt động quản lý thu sẽ phát triển thuận lợi do nhà nước có khả năng tài chính cao để hỗ trợ các chính sách xã hội. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao và nền kinh tế phát triển bền vững thì thu nhập của NLĐ được cải thiện, đây là điều kiện cần thiết để NLĐ có động lực, sẵn sàng đóng BHXH TN. Mặt khác, khi đời sống kinh tế - xã hội phát triển thì nhận thức của NLÐ cũng tăng lên, bên cạnh mong muốn đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ cịn có ý thức tham gia BHXH TN để đề phòng khi rủi ro xảy ra làm cho họ bị giảm hoặc mất thu nhập.
Cơ cấu kinh tế Đoan Hùng là “Nông - lâm - nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ”. Là huyện có nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người 28 triệu đồng/ năm. Từng bước đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và văn hóa. Tình hình chính trị ổn định , an ninh, quốc phòng được giữ vững (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2020).
Cùng với sự phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là 10 năm trở lại đây, kinh tế huyện Đoan Hùng đã có những bước tiến bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Ngược lại khi trình độ kinh tế - xã hội kém phát triển, thu nhập của NLÐ thấp, đời sống vật chất, tinh thần gặp nhiêu khó khăn, lúc này con người cần có chính sách xã hội hỗ trợ nhưng nguồn lực để thực hiện của nhà nước hạn chế. Lúc này càng cần có chính sách như BHXH TN để đảm bảo an sinh xã hội tuy nhiên việc triên khai thực hiện chính sách sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức. Để thực hiện tốt vẫn cần có chính sách hỗ trợ hợp lý của nhà nước, đồng thời tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân.
2.2.2. Các nhân tố thuộc về chế độ chính sách của Nhà nước.
Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có tác động trực tiếp đến quản lý thu BHXH TN. Nêu chính sách về BHXH TN sát với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phù hợp với nhu câu và nguyện vọng của NLÐ sẽ hỗ trợ cho hoạt động quản lý thu BHXH TN phát triển và ngược lại. Chính sách càng cụ thể, rõ ràng và hợp lý càng có hiệu lực và dễ dàng trong thực hiện. Chính sách của Nhà nước thuộc về nhân tố chủ quan trong các hoạt động kinh tế - xã hội.
Chính sách chi trả tiền lương hưu.
Chính sách hỗ trợ tiền đóng cho người lao động và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đoan Hùng.
Chính sách về loại hình đóng và hưởng chế độ BHXH TN.
Chính sách BHXH TN phải phù hợp với thực tiễn khách quan, hướng tới lợi ích của nhân dân lao động, có sự đảm bảo của Nhà nước nhằm tạo lịng tin cho NLÐ, có các chế độ khuyến khích, hỗ trợ phù hợp, cách thức tổ chức thực hiện phải đơn giản, thuận tiện. Như vậy chính sách Nhà nước càng hoàn thiện sẽ càng là công cụ hỗ trợ tích cực cho cơng tác quản lý thu BHXH TN, Góp phần cho hoạt động quản lý thu BHXH TN hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho chính sách thật sự đi vào đời sống.
2.2.3. Các nhân tố thuộc về ngành Bảo hiềm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là đơn vị trực tiếp tổ chức triển khai và thực thi chính sách BHXH TN. Chính vì vậy hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng có vai trị chủ đạo, ảnh hưởng đến thành cơng hay thất bại của hoạt động quản lý thu BHXH TN. Điều này được thể hiện thông qua các văn bản chỉ đạo của ngành về chính sách BHXH TN, tổ chức bộ máy, cách thức triển khai, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý thu BHXH TN. Nếu người đứng đầu nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHXH TN sẽ có những chỉ đạo sát sao, phù hợp cho tồn ngành trong công tác triển khai từ việc đề ra mục tiêu, giao chỉ tiêu, kế hoạch cho đến xây dựng phương án thực hiện chi tiêu kế hoạch đó. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH TN cũng là một cơng tác quan trọng mà ngành Bảo hiểm xã hội cần quan tâm để phát triển đối tượng tham gia BHXH TN. Tiếp đến phải kể tới hệ thống tổ chức bộ máy: năng lực, trình độ của đội ngũ nhân sự và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quản lý thu BHXH TN. Đó là những nhân tố trực tiếp thực hiện chính sách, nếu đảm bảo được chất luợng của những nhân tố này sẽ đảm bảo được thành công của quản lý thu BHXH TN của Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.
2.2.4. Các nhân tố khác.
- Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người lao động trên địa bàn Huyện về chính sách: Đây là các nhân tố tác động lớn đến quá trình thực hiện quản lý thu BHXH
TN. Tâm lý, thói quen "trẻ cậy cha, già cậy con" theo truyền thống Á Đông hoặc tự lo BHXH cho mình thơng qua tiết kiệm hoặc tài sản là trở ngại cho việc triển khai, phát triển chính sách BHXH TN. Việc nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy của người lao động đội với chính sách BHXH TN có vai trị rất quan trọng, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cho người lao động vừa giúp cho công tác quản lý thu BHXH TN được triển khai dễ dàng, thuận lợi.
- Trình độ học vấn của NLÐ cũng tác động rất lớn đến kết quả của hoạt động quản lý thu BHXH TN. Có thể nói một địa phương có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng có thể tiếp cận với thơng tin, khoa học – kỹ thuật thậm chí cả truyền thơng của người dân dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển đi sâu vào đời sống người dân hơn so với một địa phương có trình độ dân trí kém phát triển. Cụ thể, người lao động có trình độ học vấn cao có khả năng tiếp nhận và phân tích thơng tin, xác định những yếu tố ảnh hưởng tốt hơn người lao động có trình độ học vấn thấp. NLÐ có trình độ học vấn cao thường có khả năng tiếp cận tốt hơn chính sách BHXH TN, có nhận thức tốt hơn và có thu nhập tổt hơn nên dễ dàng quyết định việc tham gia BHXH TN và ngược lại.
- Thu nhập của NLÐ cũng có vai trị then chốt, mang tính quyết định trong hoạt động quản lý thu BHXH TN. NLÐ Có thu nhập cao, ốn định sẽ săn sàng đóng BHXH TN. Ngược lại, người có thu nhập thấp, bấp bệnh - đây là đối tượng hướng tới của chính sách BHXH TN thì lại rất khó khăn khi quyết định tham gia. Như vậy đề quản lý thu BHXH TN hoạt động thuận lợi và hiệu quả thì chính sách BHXH TN phải có sự hỗ trợ phù hợp với các đối tượng có thu nhập thấp. Đây là những người thường có nhận thức và trình độ hạn chế, cơng tác quản lý thu phải có phương pháp giúp họ dể dàng tiếp cận cũng như dễ dàng tham gia BHXH TN.
Việc nhận thức được các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý thu BHXH TN là rất quan trọng, qua đó đánh giá được các tác động tích cực hay tiêu cực của các yếu tố này để từ đó đề ra các phương pháp thực hiện đúng đắn hiệu quả.