khẩubằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương
Vinatrans Hà Nội
4.2.1 Những giải pháp quản trị từ phía cơng ty
- Hồn thiện khâu điều hành giám sát giao hàng
Đây là khâu chưa thực hiện tốt tại Vinatrans Hà Nội trong thời gian qua trong khi đó vai trị của nó lại rất quan trọng đối với việc đánh gia hiệu quả hoạt động từ đó điều chỉnh kịp thời nếu có những sai sót xảy ra. Việc điều hành giám sát hoạt động giao hàng xuất khẩu giúp công ty vừa điều chỉnh được những sai lệch đã xảy ra và kiểm soát được các hoạt động đang diễn ra trong tồn quy trình giao hàng.
Vậy để thực hiện tốt công tác này công ty cần phải họp giao ban đầu giờ hàng ngày để có thể nhìn nhận, tìm hiểu ngun nhân và cách giải quyết những vướng mắc một cách kịp thời.
Xây dựng bản quy trình tác nghiệp giao nhận hàng hóa một cách chi tiết, cụ thể và phổ biến đặt ở nơi dễ thấy nhất của cơng ty. Trong đó nêu chi tiết những loại chứng từ khơng thể thiếu, số lượng bản chính, bản sao hợp lệ để thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa. Nhấn mạnh vào tính thống nhất về mặt chi tiết của các chứng từ bởi
chỉ một sai sót nhỏ bộ chứng từ sẽ khơng được chấp nhận gây ảnh hưởng về mặt thời gian và chi phí. Tùy vào chủng loại và tính chất của hàng hóa mà bộ chứng từ đi kèm sẽ bao gồm những loại giấy tờ khác nhau, dựa vào những mặt hàng giao xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của công ty để lập ra một bộ chứng từ mẫu chung nhất và lưu ý về những khác biệt của từng loại.
Xây dựng những tiêu chuẩn mang tính định lượng khi đanh giá hiệu quả hoạt động của quy trình giao hàng xuất khẩu. Những tiêu chí này nên được xác định trong một khoảng thời gian 1 tuần hay 1 tháng vì hoạt động giao nhận hàng hóa thường mang tính cấp bách về thời gian. Cơng ty có thể có được những thống kê đơn giản về số hợp đồng giao hàng đã được thực hiện trong số trường hợp xuất hiện vướng mắc, tỷ lệ loại rắc rối gặp phải: thiếu hụt hàng hóa, hư hỏng, chậm tiến độ, sai sót chứng từ, vận đơn khơng sạch. Từ đó có thể đánh giá cụ thể hơn về kết quả thực hiện quy trình, phần nào còn yếu kém, đưa ra cách khắc phục và tiếp tục đo lường để nhận định tình hình đã được cải thiện hay chưa.
- Củng cố khâu kiểm tra hàng hóa: Cần kiểm tra hàng hóa nhận từ khách hàng, xem có thiếu hay hư hỏng gì khơng, để kịp thời báo lại với khách. Việc đóng gói hàng hóa cần được thực hiện một cách cẩn thận, phù hợp với đặc tính loại hàng đó, và lịch trình của hàng.
- Nâng cao văn hóa doanh nghiệp, đây là một khía cạnh cịn yếu ở các doanh nghiệp giao nhận vừa và nhỏ ở Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phịng ban trong cơng ty, xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất với tinh thần trách nhiệm cao, làm việc vì lợi ích của cơng ty, khơng vì lợi ích cá nhân.
4.2.2 Những giải pháp từ phía các cơ quan hữu quan
- Cơng ty cần tích cực tham gia vào các tổ chức, hiệp hội trong ngành để qua đó có thể chia sẻ cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các công ty khác. Đây cũng là cơ hội để cho khách hàng cũng như các đối tác biết và tìm đến cơng ty.
- Nhà nước tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ giao thơng đặc biệt các cơng trình có liên quan đến việc giao nhận đường biển. Cần đầu tư thích đáng để xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, như xây dựng mới và mở rộng, nâng cấp cảng biển, hiện đại hóa các thiết bị xếp dỡ hàng hóa, xây dựng nhà kho đạt tiêu chuẩn về bảo quản
- Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và nhất quán, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. Đây sẽ là một tiền đề tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, thu hút hàng hóa về Việt Nam, tạo tâm lý an toàn cho các doanh nghiệp vận tải và giao nhận cũng như các doanh nghiệp mua bán trong và ngồi nước. Vì vậy, Nhà nước cố gắng tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách về thuế, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính… nhằm thúc đẩy và phát triển hệ thống giao nhận.
- Tăng cường chính sách hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị,văn hóa xã hội. Bởi vẫn cịn một số quốc gia, vùng lãnh thổ mà nước ta có quan hệ không thân thiết. Chúng ta cần thiết lập mối quan hệ tin tưởng đặc biệt là quan hệ thương mại, đơi bên cùng có lợi và vì lợi ích quốc gia. Từ đó, gián tiếp thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải và giao nhận phát triển. Hơn nữa, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước phấn đấu và trưởng thành hơn.
- Công chức Hải quan phải hướng dẫn cụ thể, chỉ ra cái sai cho doanh nghiệp, từng trường hợp mà xử lý từ cảnh cáo đến phạt hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh và thực hiện mua bán đúng pháp luật. Khi được phân bổ nhiệm vụ, công chức Hải quan cần làm việc nhanh chóng để đảm bảo tiến độ cơng việc giúp doanh nghiệp xuất hàng, nhận hàng trong thời gian ngắn nhất tránh để lưu kho lưu bãi làm tốn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
- Các khâu làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp giao nhận. Vì vậy, giải pháp bức thiết là đơn giản hóa thủ tục hải quan theo hướng chun mơn hóa hiện đại hóa giúp việc thơng quan hàng hóa nhanh chóng, tránh những trường hợp đáng tiếc.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Việt Nam đang hòa nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới, lĩnh vực ngoại thương, hoạt động xuất khẩu diễn ra ngày càng nhiều thì ngành giao nhận vận tải ngoại thương cũng chứng tỏ được vai trị vơ cùng quan trọng của mình, là một trong những mắt xích quan trọng trong q trình buốn bán quốc tế, nó mở ra ngành kinh doanh vận tải quốc tế rất đa dạng và đầy tiềm năng.
Trong tình hình đó, cơng ty cần tìm ra hướng đi riêng cho mình với phương châm lấy chất lượng phục vụ là yếu tố hàng đầu của công ty. Công ty cần tập trung phát triển vào một ngành hàng mà cơng ty có thế mạnh, đồng thời tìm kiếm thêm thị trường mới. Thành công đạt được từ hướng đi này sẽ giúp cơng ty khẳng định vị thế của mình trong ngành. Hiện tại công ty đang rất chú trọng vào đẩy mạnh giao hàng xuất khẩu bằng đường biển, dù chưa đạt tỷ trọng cao nhất nhưng vẫn là thế mạnh của cơng ty. Để làm được điều đó, địi hỏi cơng ty phải có sự đầu tư nghiên cứu nắm rõ tình hình hoạt động của thị trường vận tải biển và chủ động đối phó với những biến động dù là rất nhỏ của thị trường, của ngành hàng.
Bằng một số biện pháp quản trị nhằm hồn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, mở rộng thêm các thị trường mới,… hy vọng trong tương lai cơng ty sẽ hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, thành cơng hơn để nâng tầm vóc, vị thế của cơng ty lên một nấc thang mới ở vị trí cao hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực giao nhận nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả kết quả hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại thương Vinatrans Hà Nội năm 2012,2013,2014,2015.
2. PGS.TS Dỗn Kế Bơn (2010), Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị hành chính, Hà Nội
3. PGS.TS Nguyễn Như Tiến(2011)Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội
4. Trang web tham khảo:
http://vntlogistics.com
http://www.vietnamshipper.com