Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thƣơng vinatrans hà nội (Trang 33)

3.3.1 Thành cơng

- Cơng ty có bề dày hoạt động trên 12 năm và có uy tín nhất định trên thịtrường nên việc tiếp cận ban đầu với khách hàng có phần thuận lợi hơn so với các công ty giao nhận khác. Hoạt động công ty đủ lớn mạnh để khẳng định cho mình một chỗ đứng vững chãi trên thị trường, uy tín chất lượng, tất cả nhờ vào bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với tình hình phát triển của cơng ty và năng lực lãnh đạo của ban quản trị, Vinatrans Hà Nội đang sẵn sàng đương đầu với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành.

- Nguồn lực tài chính của cơng ty đủ mạnh để tham gia đấu thầu và thựchiện các cơng trình lớn.

- Thực hiện tốt vai trò đại lý tại Việt Nam cho các hãng tàu và hãng giao nhận nước ngoài đảm bảo nguồn thu đều đặn hàng tháng cho công ty. Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng đều qua từng năm và kết quả này đã làm vui lòng các nhà lãnh đạo và các nhà đầu tư của công ty. Doanh thu từ dịch vụ giao nhận đường biển luôn giữ một mức ổn định, chiếm 30-35% tổng doanh thu từ dịch vụ giao nhận. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển cũng tăng đều qua các năm và tương ứng với doanh thu, đó là những con số khá quan trọng. - Thị trường xuất khẩu cũng như các mặt hàng của Vinatrans Hà Nội ngày càng

được mở rộng. Các mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu qua đường biển.

- Đội ngũ ban lãnh đạo có kinh nghiệm lâu năm trong nghề tạo lập nên những mối quan hệ vững chắc với đối tác trong và ngoài nước.Là đối tác tin cậy của các đại lý tàu biển lớn trên thế giới, với phương thức hoạt động rất chuyên nghiệp, Vinatrans Hà nội luôn tự tin với nguồn cung cấp dịch vụ của mình. Mọi hoạt động, dự án hợp tác đều được chuẩn bị kỹ lưỡng kèm theo các hợp đồng ký kết.

3.3.2 Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân phát sinh

Bên cạnh những thành công đạt được, không thể không kể đến những vấn đề còn tồn tại trong việc quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của cơng ty.

- Trước tiên phải kể đến hạn chế đáng kể trong quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại cơng ty đó là việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào việc tổ chức giao hàng và điều hành giám sát giao hàng. Những phần mềm quản lý và điều hành giao nhận hàng hóa là những cơng cụ hoạch định và giám sát mang tính khoa học cao, nhưng hạn chế về nguồn lực lại đang giới hạn khả năng ứng dụng của công ty.

- Hoạt động xuất khẩu của cơng ty thực hiện dưới hình thức ủy thác chính là việc giao hàng xuất khẩu, cho nên doanh thu đem lại từ hoạt động xuất khẩu thấp. Nguyên nhân là do công ty chưa tận dụng được nguồn lực nội tại, hoạt động tìm kiếm bạn hàng để xuất khẩu trực tiếp còn hạn chế.

- Do là người giao hàng xuất khẩu nên khi chuyển sang đối tác khác cơng ty ít nhiều gặp những biến động. Vì vậy, ban quản trị cơng ty cần phải chủ động hơn trong việc cân đối nguồn lực.

- 2015 là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải nói riêng. Kết quả kinh doanh của công ty ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu/ nhập khẩu. Trong những tháng cuối năm, lượng đơn hàng từ đối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị hủy bỏ hoặc sụt giảm, tiêu biểu như dệt may giảm khoảng 20% - 30% về số đơn hàng và giá, thủy sản giảm khoảng 30% đơn hàng và giá. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh trong ngành, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia hơn vào lĩnh vực giao nhận, chính vì vậy mà tính cạnh tranh trong ngành là rất cao.

- Hiện nay khó khăn lớn nhất đối với cơng ty là quy mô hoạt động và sức ép cạnh tranh từ các đối thủ. Vận tải biển là một trong những dịch vụ chủ chốt mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp trong khai thác những lợi thế về địa lý tự nhiên với hệ thống sơng ngịi, cảng biển thuận lợi cho vận chuyển tới các quốc gia như Trung Quốc, Singapore,…Tuy nhiên việc khai thác một cách tối ưu nhất điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng ấy đối với những doanh nghiệp vận chuyển của Việt Nam và cơng ty cổ phận giao nhận nói riêng đang là vấn đề cần thiết.

- Công ty chưa đã ra những chỉ tiêu cụ thể mang tính định lượng để điều hành và giám sát quy trình giao hàng mà chỉ dừng lại ở việc thiết lập các tiêu chuẩn định tính chung.

- Trong tất cả các khâu hoàn thiện bộ chứng từ, làm thủ tục hải quan, giao hàng cho cảng và tàu tuy thực hiện khá tốt nhưng vẫn tồn tại những hạn chế gây ảnh hưởng đến hiệu quả của tồn bộ quy trình giao hàng xuất khẩu của cơng ty. Một bộ chứng từ hàng hóa bao gồm rất nhiều loại giấy tờ do đó nhầm lẫn là điều khơng tránh khỏi kể cả cơng ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Ngun có thể bùng phát từ nhiều phía có thể do chính sách mới chưa được cập nhật, hoặc khi giao hàng khách hàng giao thiếu mà nhân viên công ty chưa kịp phát hiện. Chính vì vậy, cơng ty cần cẩn trọng hơn trong từng khâu, đảm bảo hiệu quả về cả thời gian và chi phí.

Tất cả những khó khăn, hạn chế trên đều có nguyên nhân chủ quan, nhưng nguyên nhân khách quan của nó có thể là từ phía Nhà nước. Đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, đặc biệt là logistics. Bên cạnh đó thì các văn bản luật hiện hành lại có hiện tượng chồng chéo gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp. Thủ tục hành chính rườm rà cũng có những tác động xấu đến lợi ích của doanh nghiệp. Ngồi ra các chính sách của Nhà nước về xuất khẩu và thuế quan cịn chưa đồng bộ. Vẫn cịn tình trạng gian lận của cán bộ hải quan trong kê khai tính thuế cho doanh nghiệp, nhiều khi làm đội chi phí của doanh nghiệp lên đáng kể.

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI

CƠNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG VINTRANS HÀ NỘI 4.1 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề

4.1.1 Dự báo nhu cầu phát triển hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ở ViệtNam ở ViệtNam

Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc ứng dụng khoa học tiên tiến vào lĩnh vực sản xuất vật chất đã tạo ra bước đột phá về khối lượng và chất lượng hàng hóa. Mặt khác sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc đã dẫn tới việc tập trung hàng hóa ở một nơi và đem tiêu thụ ở nước khác. Để thực hiện được việc đó thì hàng hóa phải được vận tải và giao nhận từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Có thể nói hoạt động giao nhận vận tải khắc phục được những mâu thuẫn về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Ngược lại triển vọng của dịch vụ giao nhận phụ thuộc rất lớn vào khối lượng hàng hóa cần vận chuyển.

Xuất khẩu năm 2016 tăng trưởng cao hơn so với năm 2015 nhờ kinh tế thế giới tăng trưởng cao hơn. Trong khi đó, các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực trong năm 2016 sẽ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng dệt may, giày dép, nơng, lâm, thủy sản của Việt Nam.

Việt Nam có vị trí thuận lợi để tận dụng được lợi thế không thể tranh cãi của châu Á, khu vực giao thương năng động nhất trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Bangladesh và Hàn Quốc sẽ nằm trong số mười thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam trong 20 năm tới.HSBC đánh giá tăng trưởng xuất khẩu sang các nước Châu Á của Việt Nam từ 2013 đến 2020 sẽ tiếp tục dẫn đầu với tăng trên 15%.Tăng trưởng xuất khẩu sang các nước châu Âu (trừ Nga) dự kiến sẽ đạt mức trung bình gần 10%/năm từ năm 2013 đến 2020. Tăng trưởng xuất khẩu đến Úc, New Zealand và châu Đại Dương sẽ hồi phục mạnh trong dài hạn và sẽ đạt mức trung bình 10%/năm từ năm 2016 đến 2020.Xuất khẩu sang châu Mỹ Latinh sẽ tăng trưởng trung bình hơn 10% từ năm 2013 đến 2020 và Brazil sẽ là đối tác xuất khẩu năng động nhất của Việt Nam trong khu vực này.

Bảng 4.2 Dự báo khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (Đơn vị: Tỷ USD) Năm Chỉ tiêu 2010 2015 2020 Giá trị sản lượng 4.595 7.400 11.918 Tốc độ tăng BQ/năm (%) 12,2 12,2

Gía trị hàng hóa giao nhận bằng đường biển 2.987 4.951 7.634 Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm(%) 13,5 10,83 Tỷ trọng(%) 65 66,9 64

(Nguồn: Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải)

Qua bảng trên ta thấy rằng con số sự báo cho toàn ngành giao nhận vận tải là rất khả quan, tăng bình quân trên 10%/năm nhưng với riêng giá trị sản lượng giao nhận bằng đường biển, các nhà dự báo về khối lượng hàng hóa sẽ vẫn tăng nhưng giá trị thì tốc độ tăng bình quân và tỷ trọng tổng giá trị giao nhận có xu hướng giảm.Tỷ

trọng này sẽ được san sẻ cho ngành hàng không và đường sắt liên vận quốc tế. Cho dù vậy cũng khơng có cơ sở nào để cho rằng ngành giao nhận vận tải biển sẽ không phát triển mạnh trong những năm tới bởi chúng ta không thể phủ nhận được ưu điểm của phương thức vận tải này, đồng thời Việt Nam cũng có những ưu thế riêng về vận tải biển.

4.1.2 Phương hướng phát triển của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thươngVinatrans Hà Nội thươngVinatrans Hà Nội

- Công việc đầu tiên là công ty cần phải khắc phục những mặt yếu kém và tồn tại vẫn đang gặp phải.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng cách phát huy năng lực của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ cao và tạo dựng uy tín chất lượng dịch vụ giao nhận của cơng ty.

- Xây dựng được những chính sách khuyến khích khách hàng, đó là việc đưa ra thêm cho những dịch vụ miễn phí như dịch vụ tư vấn khách hàng về tình hình lựa chọn nhà cung cấp, về hãng tàu vận chuyển, thậm chí là lưu kho miễn phí trong trường hợp đặc biệt.

- Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho cơng tác giao nhận hàng hóa quốc tế bằng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tự có, vốn góp liên doanh, vốn vay.

- Tăng cường phát triển hoạt động giao nhận theo nhiều phương thức nhưng chú trọng hơn vào phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không.

- Củng cố mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài, có uy tín đối với các cơ quan chức năng, các hãng tàu, các hãng hàng khơng để có thể được ưu tiên khi gặp những khó khăn như trong thời điểm gặp nhiều hàng hóa cùng một lúc đến khi có thể vẫn dành được chỗ.

- Một nhiệm vụ quan trọng nữa là phải thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, các chương trình đào tạo có thể là ngắn hạn dành cho các cán bộ nhân viên để truyền đạt kinh nghiệm, hồn thiện trình độ nghiệp vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm.

4.1.3 Quan điểm giải quyết vấn đề

Dựa vào q trình nghiên cứu, phân tích tình hình quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans

Hà Nội bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra sơ cấp trong nội bộ công ty, thực trạng và kết quả của vấn đề nghiên cứu đã được trình bày như ở trên.

Thông qua dự báo về triển vọng của hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Việt Nam trong giai đoạn tới cũng như phướng hướng hoạt động của công ty, em xin được đưa ra quan điểm giải quyết của mình. Đó là từng bước hiện đại hóa hoạt động quản trị kết hợp hồn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển theo hướng phù hợp với kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ đó mà sự phối hợp giữa các bước trong quy trình được thực hiện trơn tru, đồng bộ, giảm tính rời rạc, bất hợp lý. Muốn thực hiện điều này, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của công ty là rất cần thiết nó giúp tất cả các hoạt động của cơng ty được lên kế hoạch thực hiện và kiểm soát một cách khoa học. Tuy nhiên, như đã đề cập, Vinatrans Hà Nội là một doanh nghiệp ở tầm trung, hạn chế về nguồn lực, do đó việc đầu tư, hồn thiện và hiện đại hóa quy trình giao hàng xuất khẩu cần phải được thực hiện từng bước, hợp lý và chắc chắn.

4.2 Những kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả quản trị quy trình giao hàng xuấtkhẩubằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương khẩubằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương

Vinatrans Hà Nội

4.2.1 Những giải pháp quản trị từ phía cơng ty

- Hồn thiện khâu điều hành giám sát giao hàng

Đây là khâu chưa thực hiện tốt tại Vinatrans Hà Nội trong thời gian qua trong khi đó vai trị của nó lại rất quan trọng đối với việc đánh gia hiệu quả hoạt động từ đó điều chỉnh kịp thời nếu có những sai sót xảy ra. Việc điều hành giám sát hoạt động giao hàng xuất khẩu giúp công ty vừa điều chỉnh được những sai lệch đã xảy ra và kiểm soát được các hoạt động đang diễn ra trong tồn quy trình giao hàng.

Vậy để thực hiện tốt cơng tác này công ty cần phải họp giao ban đầu giờ hàng ngày để có thể nhìn nhận, tìm hiểu ngun nhân và cách giải quyết những vướng mắc một cách kịp thời.

Xây dựng bản quy trình tác nghiệp giao nhận hàng hóa một cách chi tiết, cụ thể và phổ biến đặt ở nơi dễ thấy nhất của cơng ty. Trong đó nêu chi tiết những loại chứng từ khơng thể thiếu, số lượng bản chính, bản sao hợp lệ để thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa. Nhấn mạnh vào tính thống nhất về mặt chi tiết của các chứng từ bởi

chỉ một sai sót nhỏ bộ chứng từ sẽ khơng được chấp nhận gây ảnh hưởng về mặt thời gian và chi phí. Tùy vào chủng loại và tính chất của hàng hóa mà bộ chứng từ đi kèm sẽ bao gồm những loại giấy tờ khác nhau, dựa vào những mặt hàng giao xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của công ty để lập ra một bộ chứng từ mẫu chung nhất và lưu ý về những khác biệt của từng loại.

Xây dựng những tiêu chuẩn mang tính định lượng khi đanh giá hiệu quả hoạt động của quy trình giao hàng xuất khẩu. Những tiêu chí này nên được xác định trong một khoảng thời gian 1 tuần hay 1 tháng vì hoạt động giao nhận hàng hóa thường mang tính cấp bách về thời gian. Cơng ty có thể có được những thống kê đơn giản về số hợp đồng giao hàng đã được thực hiện trong số trường hợp xuất hiện vướng mắc, tỷ lệ loại rắc rối gặp phải: thiếu hụt hàng hóa, hư hỏng, chậm tiến độ, sai sót chứng từ, vận đơn khơng sạch. Từ đó có thể đánh giá cụ thể hơn về kết quả thực hiện quy trình, phần nào còn yếu kém, đưa ra cách khắc phục và tiếp tục đo lường để nhận định tình hình đã được cải thiện hay chưa.

- Củng cố khâu kiểm tra hàng hóa: Cần kiểm tra hàng hóa nhận từ khách hàng, xem có thiếu hay hư hỏng gì khơng, để kịp thời báo lại với khách. Việc đóng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thƣơng vinatrans hà nội (Trang 33)