2.1.2 .1Chức năng
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh
2.3.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng
Để đánh giá về kết quả rủi ro tín dụng trong doanh nghiệp, các chuyên viên đánh giá sử dụng các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng đánh giá.
Phân tích nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp.
Tuân thủ theo thông tư số 02/2013 – NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, ngân hàng Sacombank đã phân chia nợ quá hạn bao gồm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và nợ xấu từ nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5.
Bảng 2.5 Phân loại nợ Sacombank giai đoạn 2013-2015.
Đơn vi: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % % so với năm 2013 Số tiền Tỷ trọng % % so với năm 2014 Nhóm 1 492.883 89,3 652.500 92,5 132,4 619.578 94,7 95 Nhóm 2 44.155 8 33.152 4,7 75,02 17.665 2,7 53,5 Nhóm 3 3.864 0,7 7.759 1,1 200 6.543 1 84,32 Nhóm 4 8.279 1,5 6.348 0,9 76,68 5.888 0,9 92,75 Nhóm 5 2.760 0,5 5.643 0,8 204,46 4.580 0,7 81,16 Tổng 551.941 705.351 654.254 NQH 59.278 10,74 52.972 7,51 89,36 34.610 5,29 65,34 Nợ xấu 15.123 2,74 19.820 2,81 131,06 16.618 2,54 83,85
(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank chi nhánh Thăng Long.)
Qua bảng sơ liệu trên ta thấy tình hình nợ q hạn có xu hướng giảm xuống qua các năm, năm 2013 là 59.279 triệu đồng đến năm 2014 là 52.972 triệu đồng
giảm xuống 10,06% so với năm 2013 do quá trình thẩm định nhận diện rủi ro của cán bộ tín dụng ngày càng tốt lên, và q trình kinh doanh của khách hàng ngày càng có kết quả tốt đó là một kết quả đang mừng, năm 2015 thì dư nợ quá hạn là 34.610 triệu đồng giảm 43,66% so với năm 2014 cũng do quá trình nhận diện rủi ro tốt và do khách hàng ngày càng kinh doanh tốt hơn.
Tình hình nợ xấu năm 2013-2015 biến động khơng đồng đều. Tình hình nợ xấu năm 2013 là 15.123 triệu đồng và năm 2014 tăng lên 19.820 triệu đồng và tăng 31,06% so với 2013 do con số cho vay năm 2014 tăng cao nên tình hình nợ xấu cũng tăng theo con số đó và có chính sách hỗ trợ tín dụng nên năm 2014 có sự cho vay đột phá và cũng do sự thẩm định cũng khơng được kỹ lưỡng nên xảy ra tình hình nợ xấu tăng cao, năm 2015 có xu hướng giảm xuống là 16.618 triệu đồng và giảm 16,16% so với năm 2014 là do con số cho vay giảm nên nợ xấu cũng giảm theo. Nợ xấu của Sacombank tăng nhưng giảm tốc độ tăng trưởng do có sự cố găng của ngân hàng về quá trình nhận diện về rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khá cao. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy dư nợ các nhóm 2,3,4,5 có mức độ tăng trưởng và giảm sút khơng đơng đều, dư nợ nhóm 2 có xu hướng giảm xuống là một dấu hiệu đáng mừng của ngân hàng, dư nợ nhóm 3 năm 2014 thì tăng lên nhưng đến năm 2015 lại giảm xuống sự thay đổi không ổn định do quá trình cho vay. Dư nợ nhóm 4 có xu hướng giảm xuống theo thời gian. Dư nợ nhóm 5 thì tăng giảm khơng đồng đều do q trình cho vay khơng đều nên nó cũng có sự thay đổi theo.
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu.
Biều đồ 2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2013– 2015.
(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombak Chi nhánh Thăng Long 2013-2015) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015 có xu hướng giảm do trình độ thẩm định của cán bộ thẩm định và nhận định ngày càng được nâng cao và cải thiên và chất lượng nhóm nợ ngày càng nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm đều từ 10,74% năm 2013 xuống 7,51% vào năm 2014, và 5,29% vào cuối năm 2015. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm đều qua các năm nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng các khoản tín dụng cho doanh nghiệp của Sacombank tốt hơn do Sacombank cũng chú trọng đến các bước thẩm định và nhận diện biểu hiện của DN, biểu hiện là dư nợ nhóm 1 tăng mạnh và chiếm tỷ lệ khá lớn vào năm 2014 và năm 2015 ( trên 90%).
Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank nhìn chung có xu hướng giảm. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu đạt 2,74%. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu có sự tăng nhẹ lên mức 2,81% là con số cho vay tăng cao nên tỷ lệ nợ xấu nó cũng tăng theo lên nhưng nó khơng tăng trưởng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng. Tuy nhiên cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn ở mức 2,54% do con số vay giảm đi và khơng có sự tăng trưởng về nợ xấu. Trong 3 năm 2013 – 2015, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn năm trong mức tỷ lệ an toàn do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định.
Mặc dù đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế RRTD khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp, nhưng Sacombank Chi nhánh Thăng Long vẫn không thể tránh khỏi những khoản trả chậm, các khoản nợ khơng có khả năng thanh toán. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế khó khăn, đặc biệt là thị trường bất động sản, xây dựng,… đóng băng khiến cho các chủ đầu tư không thể chi trả các khoản nợ với ngân hàng một cách đầy đủ.
Trong năm 2015, ngân hàng Sacombank đã đưa ra mức lãi suất cho vay doanh nghiệp khá thấp, điều này đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có vốn kinh doanh, báo hiệu một tương lai khởi sắc cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.
2.3.3 . Công tác kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro tín dụng
Cơng tác kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro là quá trình xuyên suốt cả quá trình nên mỗi quá trình thì cần được kiểm soát:
Kiểm soát nguồn gây ra rủi ro
Đối với rủi ro đến từ phía khách hàng: cán bộ ngân hàng thương xuyên cập nhật thông tin về khách hàng thông qua nhiều kênh như thông tin từ khách hàng, thông tin trên thị trường, thông tin từ chủ quản nhà nước, NHNN, đài báo.
Đối với rủi ro tử phía nhân viên ngân hàng, ngày càng phải nâng cao trình độ chun mơn về thẩm định giá, tài sản đảm bảo của khách hàng, phân tích được và nhận diện được rủi ro để né tránh rủi ro được cho ngân hàng, trong quá trình phân tích của các cán bộ tín dụng thấy có nguy cơ rủi ro thì giảm hạn mức cho vay. Và bên ngân hàng sẽ có các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới và các đợt tập huấn nâng cao nghiệp vu chuyên môn cho các cán bộ ngân hàng, bổ sung các quy trình cũng như các chính sách của Sacombank.
Các cán bộ ngân hàng phải thực hiện các thủ tục kiểm soát tương ứng với các chính sách đã đề ra. Trong đó, vấn đề cần được coi trọng nhất là: mọi thành viên trong ngân hàng cần phải nhận thức đúng tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ, ý thức được trách nhiệm của mình trong vai trị kiểm sốt viên để tn thủ tuyệt đối những quy định của pháp luật, của chính sách nội bộ đã đề ra.
Kiểm sốt q trình giải ngân
Sacombank tiến hàng giải ngân sau khi ký hợp đồng theo cách sau đây giải ngân theo cam kết hợp đồng mà khơng có điều kiện ràng buộc và duy trì những khách hàng có tiềm năng tốt và loại bỏ dần những khách hàng khơng có tiềm năng.
Kiểm sốt các khoản tín dụng có vấn đề
Sacombank đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu nợ xấu như đánh giá xếp hạng khách hàng, phân loại khách hàng một cách kỹ lưỡng, đánh giá và phân loại nợ khách hàng một cách thương xuyên và liên tục,thưc hiện liên tục và đơng thời ít nhất 2 tháng một lần đối với các khoản vay của khách hàng là doanh nghiệp.
2.3.4 Xử lý rủi ro
Việc tài trợ RRTD trong cho vay doanh nghiệp được Sacombank thực hiện bằng 2 phương pháp chính là trích lập quỹ DPRR và yêu cầu tài sản đảm bảo.
Đối với phương pháp trích lập quỹ DPRR
Sacombank thực hiện trích lập dự phịng theo đúng quy định về tỷ lệ trích lập đối với NHTM của NHNN Việt Nam đề ra. Quỹ DPRR sẽ được sử dụng khi xảy ra tổn thất mất vốn do các doanh nghiệp không trả được các khoản nợ.
Để phản ánh khả năng bù đắp rủi ro mất vốn, chúng ta thường sử dụng tỷ lệ DPRR/ nợ có khả năng mất vốn( nợ nhóm 5). Thơng thường tỷ lệ này lớn hơn 100% vì riêng nợ nhóm 5, ngân hàng đã phải trích lập hồn tồn 100% dư nợ nhóm 5. Chỉ tiêu này càng lớn càng đảm bảo tính an tồn trong hợp đồng kinh doanh của Sacombank.
Bảng 2.6 : Tỷ lệ DPRR / Nợ có khả năng mất vốn của Sacombank chi nhánh Thăng Long.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Nợ nhóm 5 (Triệu đồng) 2.760 5.643 4.580
Quỹ DPRR
( Triệu đồng) 4.440,8 8.419,4 9.155,42
Tỷ lệ DPRR/ Nợ có khả năng mất
vốn 160,9 149,2 199,9
( Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank chi nhánh Thăng Long 2013-2015) Từ bảng số liệu trên ta thấy, quỹ DPRR trong cho vay doanh nghiệp của Sacombank trong giai đoạn 2013 – 2015 luôn tăng. Năm 2013, quỹ DPRR đạt 4.440,8 triệu đồng, đạt mức 8.419 triệu đồng vào năm 2014 và đạt mức 9.155,42 triệu đồng vào năm 2015. Trích lập DPRR ngày càng gia tăng bởi vì con số vay nợ ngày càng gia tăng con số này tăng lên để có thể bù đắp được nợ xấu, DPRR tăng thì cũng có thể nói lên được là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ngày càng tăng và trích lập càng lớn thì lợi nhuận mà các cổ đông được hưởng càng giảm đi.
Tuy nhiên nợ nhóm 5 vào năm 2014 tăng lên đột biến so với 2013 đã đe dọa đến khả năng chi trả từ quỹ DPRR do năm nay có chính sách hỗ trợ tín dụng nên lượng cho vay lớn nên nợ xấu cũng theo đó mà tăng lên cao việc đánh giá và thẩm định khơng được đánh giá kỹ nên tình hình nợ xấu cũng tăng vọt. Do sự ảnh hưởng của năm 2014 nên năm 2015 đã trích lập DPRR với con số lớn hơn đó là tỷ lệ DPRR/ nợ có khả năng mất vốn là 199,9% do ngân hang đề phịng nợ xấy tăng cao nên đã trích lập dự phịng lơn, trích lập dự phịng lớn thì lợi nhuận của các cổ đông sẽ thấp đi, làm ăn sẽ mang lại ít lợi nhuận hơn.
Đối với phương pháp yêu cầu tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo theo yêu cầu của Sacombank đối với doanh nghiệp thường là BĐS, động sản, giấy tờ có giá, và các tài sản đảm bảo khác. Trong đó, tài sản đảm bảo chủ yếu là các BĐS của doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản đóng băng đã dẫn đến giá trị các BĐS có sự sụt giảm giá trị.
Sacombank cần xem xét trong việc đo lường giá trị tài sản đảm bảo và dần chuyển cơ cấu tài sản đảm bảo sang các tài sản khác có tính thanh khoản cao hơn, giá trị ổn định hơn.
Việc quản lý chặt chẽ TSĐB giúp cho Sacombank hạn chế được tổn thất một cách hữu hiệu mà khơng cần sử dụng đến quỹ DPRR. Việc địi hỏi quá cao về TSĐB cũng khiến ngân hàng mất đi một lượng khách hàng vì khơng có nhiều doanh nghiệp khơng có đủ TSĐB cho khoản vay. Cịn nếu yêu cầu quá thấp sẽ khiến cho rủi ro tín dụng tăng cao với ngân hàng. Sacombank cần xây dựng một quy trình thẩm định TSĐB chính xác, dễ hiểu giúp các cán bộ thẩm định đúng TSĐB phục vụ cho cơng tác cấp tín dụng và phịng ngừa rủi ro.
2.4 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kháchhàng DN của Sacombank chi nhánh Thăng Long. hàng DN của Sacombank chi nhánh Thăng Long.
2.4.1 Những kết quả đạt được
Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách tiền tệ của Chính phủ, NHNN VIệt Nam và chỉ đạo của hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Sacombank trong hoạt động tín dụng trên tất cả các mặt: Tỷ lệ tăng trưởng, cơ cấu đầu tư tín dụng, lãi suất cho vay doanh nghiệp, trích lập dự phịng rủi ro…
+ Chỉ đạo kiên quyết việc phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng. Từ đó phát hiện những rủi ro tiềm ẩn từ phía khách hàng để thay đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng: Chú trọng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn đối với khách hàng truyền thống làm ăn có hiểu quả, hạn chế, giảm tiết dư nợ và quan hệ tín dụng đối với khách hàng kinh doanh khơng hiệu quả, có dấu hiệu rủi ro cao. Đồng thời, tìm kiếm mở rộng cho vay đối với các khách hàng tiềm năng.
+ Hồn thiện quy trình cho vay và quy trình thẩm định TSĐB nhằm phục vụ tốt cho việc cấp tín dụng tránh khỏi những RRTD tiềm ẩn. Hiện nay, Sacombank rất chú trọng vào việc tạo điều kiện trong khi cấp tín dụng và định giá TSĐB của khách hàng bằng việc xây dựng quy trình đánh giá sơ bộ TSĐB. Qua đó cán bộ tín dụng có thể định giá nhanh TSĐB của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.
+ Tiến hành rà soát, bổ sung tài sản đảm bảo đối với các khoản vay khách hàng doanh nghiệp chưa có tài sản đảm bảo, hạn chế các khách hàng doanh nghiệp mới khơng có tài sản đảm bảo.
+ Trên cơ sở phân tích các khoản tín dụng của khách hàng doanh nghiệp để thực hiện trích lập dự phịng rủi ro và xử lý rủi ro đối với những khoản nợ quá hạn và nợ xấu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tập trung đơn đốc thu hồi nợ xấu nhất là các khoản nợ đã xử lý rủi ro.
+ Hoạt động tín dụng của Sacombank tăng trưởng, dư nợ tín dụng tăng mạnh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo trong tầm kiểm sốt: Tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN Việt Nam.
+ Duy trì và lựa chọn những khách hàng tốt, có uy tín trong vay trả để cấp tín dụng, đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng đối với các khách hàng được xem là có nguy cơ nợ quá hạn, gây rủi ro.
2.4.2 . Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản trị RRTD tại Sacombank còn gặp nhiều hạn chế như:
+ Một cán bộ tín dụng tại Sacombank thực hiện tồn bộ một quy trình tín dụng khiến cho dễ xảy ra rủi ro đạo đức, CBTD có thể kết cấu với khách hàng để thu lợi cá nhân. Đặc biệt, các khoản vay đối với từng doanh nghiệp là không nhỏ, khi rủi ro xảy ra thiệt hại đối với ngân hàng là rất lớn.
+ Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp còn khá đơn giản. Việc phân tích khách hàng cịn dựa chủ yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng, thơng tin từ một phía dẫn đến khó kiểm chứng sự trung thực từ khách hàng vay. Quyết định cho vay vẫn cịn mang tính chủ quan. Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc xác định vịng đời của dự án đầu tư, phân tích độ nhạy cảm,…. Điều đó dẫn đến việc xác định thời hạn vay vốn cũng như thời gian thu hồi vốn vay không hợp, đánh giá tính khả thi của dự án khơng chính xác.
+ Chưa có hệ thống chấm điểm cho TSĐB. Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các khoản vay doanh nghiệp đều được đảm bảo bằng các tài sản đảm bảo, tuy nhiên
Sacombank chưa có một hệ thống chấm điểm chuẩn mực cho những tài sản đó. Vì vậy mà thời gian định giá TSĐB kéo dài và tốn kém chi phí. Hiện nay, NHNN Việt nam cho phép các ngân hàng tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm khi xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của các khách hàng vay, do đó việc thẩm định giá trị các tài sản theo giá trị thị trường là một vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó, ngân hàng tiến hành thủ tục thanh lý tài sản mà chưa quan tâm đến việc đánh giá lại TSĐB theo định kỳ nên xuất hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến cho ngân hàng không thu hồi đủ nợ và lãi vay từ khách hàng.