Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường sản phẩm khăn mặt của công ty cổ phần dệt may sơn nam (Trang 31 - 36)

6. Kết cấu của khóa luận

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của công ty

2.3.1. Những nhân tố vĩ mô

a) Yếu tố kinh tế thị trường

- Chính sách thuế: Thuế là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thị trường của doanh nghiệp và tác động tiêu cực lên thị trường. Một trong những chính sách thuế ảnh hưởng tới Cơng ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam chính là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Theo như nghị định, một số mặt hàng nhập khẩu để sản xuất sẽ được miễn thuế. Vì vậy, với ngun liệu là bơng được nhập khẩu để sản xuất sợi và khăn thì cơng ty sẽ được miễn thuế như trên quy định của nghị quyết. Như vậy, công ty sẽ giảm được một phần chi phí cho hoạt động tài chính và giảm được gánh nặng tài chính của cơng ty. Mặc dù ngun liệu bông đã được miễn thuế nhập khẩu như theo quy định của Chính phủ, nhưng trên thực tế triển khai của Nghị định 18/2021 thì cơng ty sẽ phải đóng ngay một khoản tiền thuế khá lớn và treo tại đó cho đến thời điểm cơng ty hồn thành bộ hồ sơ xuất khẩu và hoàn tất hồ sơ hoàn thuế với thời hạn trung bình một năm tính từ khi nhập khẩu. Đây là sự lãng phí rất lớn về tài chính của doanh nghiệp. So với Nghị định 134 thì cơng ty hồn tồn không nhận được sự hỗ trợ nào của Chính phủ về việc cải tiến thủ tục mà lại làm cơng việc thêm khó khăn và tốn kém hơn.

- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với các quốc gia khác. Khi tỷ giá hối đối thay đổi sẽ có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên thị trường quốc tế. Khi giá trị của đồng tiền trong nước thấp so với các đồng tiền khác, hàng hóa sản xuất ở trong nước sẽ tương đối rẻ hơn, trái lại hàng hóa sản xuất ở nước ngồi sẽ tương đối đắt hơn.

Cơng ty hiện nay đang nhập khẩu nguyên liệu bông từ Ấn Độ, sản lượng bông nhập khẩu lên đến trung bình 20 -20 nghìn tấn/một năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đồng tiền rurp tăng giá khiến cho nguyên liệu bông trở nên đắt hơn so với những năm trước khoảng 9%. Đây không chỉ là gánh nặng cho vốn của cơng ty mà cịn ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi giá của bông tại Ấn Độ tăng làm cho sản lượng bông nhập khẩu cũng bị giảm xuống khiến cho sản lượng khăn sản xuất cũng giảm đi đáng kể.

- Quan hệ quốc tế: Việt Nam hiện nay là một nước có tiềm năng phát triển cao, đã có rất nhiều cơng ty nước ngoài tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam, trong đó có thị trường khăn mặt. Hiện nay, Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam hợp tác với rất nhiều đối tác là các thương hiệu khăn có tiếng tại thị trường nước ngồi. Bên cạnh đó, cơng ty đang tập trung thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài cho việc đầu tư các máy móc, trang thiết bị cơng nghệ kỹ thuật. Điều này, giúp cho công ty trong việc phát

triển thị trường, nâng cao vị thế của công ty và giúp cho thương hiệu của công ty được nhiều khách hàng biết đến

b) Yếu tố khoa học công nghệ

Nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của khách hàng, Sonatex rất chú trọng đến việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế cho ra năng suất cao. Từng là một công ty với trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, hiện nay, Sonatex sở hữu hệ thống máy xe sợi, máy nhuộm vải, máy đánh chỉ tự động, máy giặt… được nhập khẩu từ Italia, Đức với độ chính xác cao, tự động và đạt năng suất cao, phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Không chỉ vậy, hệ thống máy may cùng với hệ thống máy dò kim loại trên từng sản phẩm cũng được công ty chú trọng đầu tư để cho ra được những sản phẩm chất lượng nhất và an toàn nhất giao tới tay khách hàng.

Bên cạnh đó, Cơng ty cũng rất chú trọng tới việc bảo vệ môi trường. Với số vốn đầu tư trên 3 tỉ đồng, từ ngày 01/01/2013 Công ty CP Dệt May Sơn Nam đã cho đi vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải công suất 400 m3/ngày. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 13-2008/BTNMT của bộ Tài nguyên và môi trường. Đây là 1 trong những hệ thống sử lí nước thải theo cơng nghệ mới và hiện đại đầu tiên cho ngành dệt của tỉnh Nam Định do Cơng ty kĩ thuật mơi trường Việt có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng hệ thống sử lí nước thải, có trụ sở tại Thành phố Hà Nội thiết kế và thi công

c) Yếu tố pháp luật

Đại dịch địi hỏi phải có các cải cách cơ cấu để hỗ trợ phục hồi kinh tế bền vững. Dệt may của Việt Nam là ngành có lợi thế so sánh trên thế giới do chi phí lao động tương đối thấp, vị trí chiến lược, được hưởng ưu đãi từ một số thị trường và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, ngành dệt may của Việt Nam gặp các thách thức trước đại dịch như sau: vẫn tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp; phụ thuộc vào một số nhà cung cấp nguyên liệu chính; chi phí lao động có khuynh hướng tăng; năng suất lao động thấp; lao động dần bị thay thế do tự động hóa. Khi đại dịch xảy ra, các thách thức mà ngành dệt may gặp phải bao gồm: đứt gãy chuỗi cung ứng do phụ thuộc quá nhiều vào một số nhà cung cấp nguyên liệu chính; sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dệt may lâu bền; gia tăng sự mất cân đối trong ngành, thiếu các hỗ trợ cho người lao động dễ bị tổn thương do dịch.

2.3.2. Những nhân tố vi mô

a) Yếu tố con người

Công ty luôn quan tâm đến chất lượng lao động, do vậy mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chun môn, tay nghề cao, tác phong phục vụ chuyên nghiệp được công ty đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Tính đến ngày 31/12/2014, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 780 người.

(Nguồn: Báo cáo phòng Nhân sự)

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn nhân lực từ năm 2018 – 2020

Theo như bảng phân tích cơ cấu nguồn nhân lực từ năm 2018 – 2020, ta có thể thấy số lượng công nhân liên tục giảm qua từng năm. Cụ thể, số lượng công nhân giảm từ 977 người (2018) xuống còn 780 người (2020). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do những năm gần đây cơng ty tập trung đầu tư vào các máy móc thiết bị hiện đại, ít tập trung vào việc tuyển dụng công nhân như trước. Những thiết bị này sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn trước kia và cần sử dụng ít lao động hơn. Trước kia, một cơng nhân chỉ có thể điều khiển được 1 máy, nhưng hiện tại một công nhân có thể điều khiển được 2-3 máy cùng một lúc. Điều này đã giúp công ty đạt được năng suất cao nhưng lại khiến cho số lượng người lao động của công ty bị sụt giảm.

Về cơ cấu nguồn nhân lực, phân theo giới tính, số người lao động là nữ chiếm tỷ trọng cao hơn số người lao động là nam. Do dệt may là một cơng việc tỷ mỉ và cần có kỹ thuật cao nên phần lớn lao động trong ngành này đa số đều là nữ. Phân theo trình độ học vấn, tỷ trọng người có trình độ học vấn ở trình độ sơ cấp (phổ thơng) chiếm đa số trong lực lượng lao động của công ty. Họ đa phần đều là công nhân của các nhà máy sản xuất sợi và khăn. Bên cạnh đó, người lao động ở trình độ cao đẳng, trung cấp cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Nhóm người lao động này phần lớn sẽ tham gia sản xuất tại các nhà máy và một số được giữ vị trí cao như quản đốc phân xưởng hoặc làm trong các phịng ban của cơng ty. Tiếp theo là nhóm người lao động có trình độ đại học và trên đại học. Nhóm người này lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nguồn lao động của cơng ty. Họ thường được giữ những vị trí cao tại các phịng ban hay một lĩnh vực cụ thể của cơng ty, ví dụ như: giám đốc điều hành, trưởng phịng hoặc phó Tổng giám đốc.

b) Nguồn vốn của doanh nghiệp

Vốn là nhan tố quan trọng không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có vốn mới có thể vận hành được bộ máy kinh doanh của mình. Và Cơng ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam cũng không ngoại lệ.

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Vốn sở hữu 160,258,873,820 186,711,975,508 232,457,601,267 273,730,751,625 169,192,091,715 Nợ phải trả 273,659,488,592 321,406,382,128 265,924,723,777 236,873,439,576 336,527,126,305 Tổng nguồn vốn 433,918,362,412 508,118,357,636 498,382,325,044 510,604,191,201 505,719,218,020 Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2017 – 2021)

Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2017 – 2021

Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam có sự tăng giảm theo thời gian. Trong giai đoạn 2017 – 2019, nguồn vốn của công ty tăng mạnh. Vốn sở hữu tăng lên, nợ phải trả bắt đầu có xu hướng giảm. Cụ thể, nợ phải trả đã khơng cịn

chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu về nguồn vốn của công ty. Điều này chứng tỏ đạt được hiệu quả cao, công ty đã giảm bớt được việc sử dụng vốn vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhưng đến sau 2019, công ty bắt đầu sử dụng vốn sở hữu cho việc đầu tư về máy móc, trang thiết bị. Vốn sở hữu của cơng ty bắt đầu giảm, nợ phải trả lại bắt đầu tăng trở lại. Từ đó, vơ hình chung đã dẫn tới nguồn vốn của công ty bắt đầu giảm. Như vậy, cơng ty cần phải xem xét lại chính sách đầu tư xem đã hợp lý chưa, tránh việc đầu tư ồ ạt gây lãng phí. Đây cũng chính là hạn chế của công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường.

c) Đối thủ cạnh tranh

Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là không thể thiếu. Đây cũng là một trong những động lực giúp cho Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam đánh bại được đối thủ và vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành may khăn xuất khẩu. Để phát triển được thị trường sản phẩm thì Cơng ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam ngày càng phải nâng cao chất lượng của sản phẩm, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất tạo ra sản phẩm của công ty.

Một số đối thủ cạnh trạnh trong ngành dệt may khăn: Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Đây là cơng ty có sức cạnh tranh cao nhất trong các đối thủ của Sơn Nam, do công ty sở hữu được dây chuyền sản xuất hiện đại cùng với lực lượng công nhân hơn 1000 người. Thị trường xuất khẩn khăn chủ yếu là Trung Quốc và Mỹ. Bên cạnh đó là các cơng ty ở các tình lân cận như Thái Bình, Hà Nam. Đây là hai tỉnh có số hộ tham gia ngành cơng nghiệp dệt may lớn. Đây cũng là một thách thức không nhỏ mà Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam phải vượt qua để giữ vững được vị thế của mình trong ngành dệt may.

d) Khách hàng

Khách hàng yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nên thị trường tiêu thụ, do đó yếu tố khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, doanh nghiệp đều thường

nghiên cứu và khảo sát sự hài lòng cũng như nhu cầu mong muốn về sản phẩm của khách hàng chứ không phải chỉ một chiều chỉ là sản xuất ra và bán ra. Thực tế, khách hàng chính là nhân tố cấu thành thị trường đầu ra thị trường sản phẩm cho doanh nghiệp, chi phối mang tính quyết định tới việc phát triển thị trường.

Hiện công ty đang là bạn hàng của hơn 30 thị trường trên các nước: Nhật Bản, Mỹ, Trung quốc, Hàn Quốc,…Khách hàng chính và chủ yếu của cơng ty là Nhật Bản và Mỹ. Đây là những quốc gia mà có nền cơng nghiệp dệt may rất phát triển cho nên yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng rất cao. Đây cũng vừa là hạn chế cũng vừa là động lực phát triển giúp cho Công ty cổ phần Dệt may Sơn Nam cải tiến kỹ thuật, cải tiến dây chuyền ngày càng hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường sản phẩm khăn mặt của công ty cổ phần dệt may sơn nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)