Kiến nghị với nhà nước một số giải pháp phát triển thị trường sản phẩm khăn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường sản phẩm khăn mặt của công ty cổ phần dệt may sơn nam (Trang 38 - 42)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3. Kiến nghị với nhà nước một số giải pháp phát triển thị trường sản phẩm khăn

ấn tượng với khách hàng

- Củng cố quan hệ đối tác với Hiệp hội bông sợi Việt Nam để có thể thơng qua

đó giới thiệu về cơng ty với các khách hàng nước ngồi.

Về lâu dài, cơng ty cần phải tạo dựng được thương hiệu cho chính mình. Thương hiệu thường phải gắn liền với bản quyền về nhãn mác hàng hóa, hình ảnh, logo trên sản phẩm. Thương hiệu phải được xây dựng trên nền tảng chất lượng sản phẩm, mẫu mã, dịch vụ hậu mãi mà cơng ty có thể cung cấp. Một trong những biện pháp hữu hiệu để xây dựng thương hiệu đó chính là quảng cáo. Hầu hết với các thương hiệu nổi tiếng thì chi phí quảng cáo của họ khá lớn. Do đó, cơng ty cần phải xây dựng chiến lược quảng cáo và kế hoạch dành cho chi phí quảng cáo. Cơng ty cần phải thực hiện nhiều hình thức quảng cáo như quảng cáo qua báo chí, ấn phẩm,…hoặc thơng qua truyền hình hoặc các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, cơng ty cần xây dựng hệ thống website công ty hiện đại và mang màu sắc, bản sắc của cơng ty. Việc quảng bá hình ảnh sẽ tốn rất nhiều chi phí, vì vậy cơng ty cần phải lựa chọn hình thức quảng bá phù hợp với khả năng tài chính của cơng ty.

3.3. Kiến nghị với nhà nước một số giải pháp phát triển thị trường sản phẩm khăn mặt khăn mặt

Sự quan tâm, hỗ trợ từ phía các Bộ, Ban ngành có liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động theo đúng hành lang pháp lý và định hướng của Nhà nước. Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường khăn mặt, để đảm bảo cho ngành dệt may nói chung và lĩnh vực khăn mặt phát triển ngày càng bền vững, cơ quan quản lý Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp về mọi mặt.

Bộ Tài chính nên có những chính sách tạo điều kiện hơn nữa trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn, hưởng các ưu đãi khi vay vốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời, Bộ Tài Chính có thể có các chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyện vật liệu để sản xuất khăn mặt nhằm giảm chi phí sản xuất, giúp cho các doanh nghiệp dệt may nhất là các doanh nghiệp sản xuất khăn trong nước có thể cạnh tranh được với các hãng khăn mặt nước ngồi.

3.3.2. Với Bộ Cơng Thương

Bộ Công Thương cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó, Bộ Cơng Thương cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong vấn đề đào tạo nhân lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, giữ vững vai trị trong tiêu thụ hàng hóa, chống bán phá giá, đầu cơ tích trữ, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và tránh các hành vi gian lận thương mại để từ đó đảm bảo được lợi ích cho các doanh nghiệp.

3.3.3. Với Nhà nước

Nhà nước cần tăng cường mở rộng và duy trì các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cho các ngành sản xuất nói chung và xuất khẩu sản phẩm dệt may cho các doanh nghiệp dệt may nói riêng, nhất là thị trường khăn mặt. Việt Nam hiện nay đang tham gia rất nhiều hiệp hội thương mại song phương và đa phương trên thế giới như: Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc, Hiệp định Việt Nam – Hiệp hội Mậu dịch tự do thương mại Châu Âu (EFTA),… Các Hiệp định tự do Thương mại này được dự đoán sẽ mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam thêm nhiều cơ hội hơn cho phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành dệt may may nói riêng. Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường hàng dệt may sang nhiều thị trường nước ngoài khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận được với những trang thiết bị công nghệ hiện đại và nguồn vốn đầu tư chất lượng.

Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công cuộc phát triển và mở rộng thị trường. Để tạo điều kiện cho các doanh nhiệp, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, nghiên cứu và xâm nhập thị trường khó tính như: Mỹ, Đức,… Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ triển lãm thế giới, các diễn đàn kinh tế,… để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với thị trường và có thể giới thiệu sản phẩm của mình đến với các doanh nghiệp ngồi nước nhằm nâng cao hình sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp.

Nhà nước cần ngăn chặn tình trạng trốn thuế và cần có các biện pháp xử lý hàng nhái, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, cũng như cho các hãng khăn mặt trong và ngoài nước. Đồng thời Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý thơng thống, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ để tạo thuận lợi cho q trình vận chuyển hàng hóa.

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhà nước cần có những điều chỉnh về chính sách thuế xuất, nhập khẩu để có thể giảm gánh nặng kinh tế cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quay vịng được vốn để có thể phục vụ cho đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường

Đồng thời, Nhà nước cần hoàn thiện các thủ tục hải quan phục vụ xuất – nhập khẩu theo hướng đơn giản, thơng thống và phù hợp với cơ chế thị trường hiện này. Hiện nay, các văn bản quy phạm liên quan đến chính sách quản lý xuất khẩu của các bộ, ngành vẫn thường xuyên được bổ sung nhưng lại chưa được phổ biến rộng rãi. Đây chính là hạn chế khiến cho doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được các văn bản pháp quy liên quan đến các chính sách quản lý xuất khẩu. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp hồn thiện và phổ biến chính sách đến các doanh nghiệp.

3.3.4. Với Hiệp hội bông sợi Việt Nam (VCOSA)

Hiệp hội Bơng sợi Việt Nam cần hồn thiện công tác dự báo thị trường, cạnh tranh, giá cả, cung cầu hàng hóa ở các thị trường nước ngoài, đảm bảo thơng tin được cung cấp nhanh chóng và chính sách đến doanh nghiệp.

Hiệp hội cần tăng cường thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp dệt may, nhất là các doanh nghiệp sản xuất khăn tham gia phát triển thị trường. Bên cạnh đó, hiệp hội cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề tìm kiếm và tiếp cận thị trường mới. Việc này giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thị trường mới ở nước ngồi, giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường nước ngồi cho sản phẩm khăn.

Hiệp hội Bơng sợi Việt Nam cần liên kết với Hiệp hội Bông quốc tế Mỹ hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may nói chung và Cơng ty Cổ phần Dệt May nói riêng trong việc thúc đẩy việc tiếp cận với thị trường nước ngồi. Hai bên cần có những giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, nhất là trong tình hình đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiệp hội cần kiểm sốt chặt chẽ vấn đề chất lượng sản phẩm để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm với chất lượng tốt nhất.

Hiệp hội cần kiến nghị với các cơ quan Nhà nước đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp như giảm thuế nhập khẩu, vay vốn ưu đãi… Bên cạnh đó, Hiệp hội cần giúp đỡ các doanh nghiệp trong các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình như tổ chức các hội chợ triển lãm sản phẩm khăn mặt.

KẾT LUẬN

Dệt may là ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế Việt khi đã đóng góp cho nguồn ngân sách của nhà nước nguồn thu ngoại tệ lớn. Trong đó, phải kể đến các doanh nghiệp sản xuất khăn mặt. Có thể nói, doanh nghiệp sản xuất khăn mặt thường không nhiều, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu khăn sang các thị trường nước ngoài. Một điểm đặc biệt của thị trường này là mặc dù số doanh nghiệp của thị trường sản xuất khăn không nhiều nhưng sức cạnh tranh của thị trường nay vô cùng lớn. Như vậy, để có thể phát triển thị trường sản phẩm và nâng cao vị thế của mình trong ngành, doanh nghiệp đó phải nỗ lực khơng ngừng nghỉ trong từ hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện nó một cách tốt nhất, hiệu quả nhất hoạt động phát triển thị trường sản phẩm.

Những năm qua, Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam cũng rất chú trọng tới từng hoạt động trong công tác phát triển thị trường sản phẩm khăn và cố gắng duy trì mối quan hệ hợp tác với các thị trường như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,... Bên cạnh đó, cơng ty cịn khơng ngừng tìm kiếm các khách hàng mới, những đối tác mới để có thể cùng hợp tác và phát triển hơn nữa thị trường sản phẩm khăn của mình. Qua việc phân tích thực trạng phát triển thị trường của công ty, ta thấy bên cạnh những nỗ lực trong công tác phát triển thị trường của cơng ty, thì vẫn cịn tồn tại song song những hạn chế, những thách thức, dẫn đến hiệu quả của hoạt động này chưa được cao. Vì vậy, việc hồn thiện cơng tác phát triển thị trường Công ty cổ phần Dệt may Sơn Nam là một điều vô cùng cần thiết trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may. Vì vây, cơng ty đã càng ngày càng chú trọng vào cơng tác tìm kiếm thị trường mới và mở rộng thị trường sản phẩm của mình.

Với đề tài “Phát triển thị trường sản phẩm khăn của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam”, bên cạnh việc phân tích thực trạng phát triển thị trường của công ty đã thực hiện trong giai đoạn 2017 – 2021, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường sản phẩm khăn của cơng ty. Một trong những giải pháp đó là cơng ty cần có những chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình và phải có nhưng chính sách xúc tiến thương mại phù hợp với công ty và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Bên cạnh đó, em cũng đề xuất một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm hỗ trợ cho cơng ty nói riêng và các doanh nghiệp dệt may nói chung trong cơng tác tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường sản phẩm, qua đó đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành dệt may.

Với kiến thức cịn nhiều hạn chế và thời gian ít ỏi, báo cáo khóa luận của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những đánh giá và góp ý từ thầy cơ để bài báo cáo khóa luận của em có thể hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo xuất – nhập khẩu của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020 và 2021

2. PGS.TS Phan Thế Cơng, Giáo trình Kinh tế học vi mô I (2020), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

3. ThS. Đỗ Minh Sơn, “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Midea Consumer Electric Việt Nam” (2018), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học

Thương Mại, Hà Nội

4. ThS. Phùng Ngọc Dũng, “Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH may Minh Anh” (2019), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội

5. ThS. Lê Cảnh Cường, “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần giày da Thái Bình” (2018), Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Thương Mại, Hà Nội

6. ThS. Vũ Tiến Dũng, “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đèn Led của Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đơng” (2018), Đại học Thương Mại, Hà Nội

7. ThS. Trịnh Quang Nguyên, “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

giày của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà” (2018), Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học

Thương Mại, Hà Nội

8. ThS. Mai Trọng Thiêng, “Phát triển thị trường tiêu thụ sơn của Công ty cổ phần sơn Hải Phòng” (2017), Đại học Dân lập Hải Phòng, Hải Phòng

9. ThS. Nguyễn Thế Dũng, “Phát triển thị trường sản phẩm bia chai Hà Nội của Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco)” (2016), Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường sản phẩm khăn mặt của công ty cổ phần dệt may sơn nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)