So sánh hệ số biến thiên giữa các công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 48 - 50)

Cơng ty ROE bình qn Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên Công ty Cổ phần Đầu tư

Thế giới Di động

6,69% 0,0863 1,29

Trần Anh 13,15% 0,0038 0,29

FPT Shop 8,43% 0,0388 0,46

(Nguồn: BCTC các cơng ty và tính tốn của tác giả)

Qua bảng trên, ta thấy hệ số biên thiên ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là cao nhất 1,29; sau đó đến Cơng ty Cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT 0,46 và Công ty Trần Anh là thấp nhất, chỉ 0,29. Do đó, rủi ro tài chính của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là cao nhất. Và ROE bình quân của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động cũng thấp nhất trong 03 công ty đang xét.

Để có thể nhìn một cách tổng quát hơn cũng như có thể thấy được sự biến động ROE của 3 cơng ty, ta có biểu đồ sau:

Dựa vào biểu đồ 2.1, có thể thấy, mặc dù có ROE cao nhất năm 2013, nhưng sang các năm sau, do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, cho nên ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động sụt giảm nghiêm trọng, trong khi Trần Anh cũng giảm về ROE nhưng với một tốc độ chậm hơn. Trong giai đoạn 2013 – 2015, chỉ có FPT Shop là có ROE tăng lên, nhưng sang năm 2016, ROE của FPT Shop cũng giảm như 2 cơng ty cịn lại. Nhìn vào biểu đồ, ta thấy cả 3 cơng ty trên đều khơng có sự ổn định của ROE, sự biến động của yếu tố này qua các năm đều rất lớn, trong đó, Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là có sự biến động lớn nhất. Đến năm 2016, ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động có tăng lên so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Trần Anh và FPT Shop. Đây là dấu hiệu khơng tốt, địi hỏi cơng ty cần phải nhanh chóng tìm ra ngun nhân và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm đưa ROE tăng lên trong tương lai, nếu không muốn công ty gặp vấn đề.

Lý do ROE giảm liên tục trong giai đoạn 2013 – 2015 là do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, cịn vốn chủ sở hữu bình qn lại tăng. Đến năm 2016, ROE có tăng lên là do lợi nhuận sau thuế bắt đầu tăng trở lại, trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm.

Bảng 2.5: Tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh ROE của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động giai đoạn 2013 – 2016

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2014/2013 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015

Tốc độ tăng của LNST -6,35 -87.98 38.71 Tốc độ tăng của VCSH 172,63 49,56 -8,71 Tốc độ tăng của ROE -65,65 -92,01 51,92

(Nguồn: tính tốn của tác giả)

Qua đó, có thể thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân cũng đã giảm, từ 172,63% giai đoạn 2013 – 2014 xuống chỉ còn 49,56% giai đoạn 2014 – 2015. Thậm chí, sang năm 2016, vốn chủ sở hữu của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động cũng đã giảm so với năm 2015 là 8,71%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của

cơng ty thì lại giảm khá mạnh, giảm tới 87,98% giai đoạn 2014 – 2015, chính điều này đã làm cho ROE giảm sâu theo. Bên cạnh việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách tăng vốn điều lệ, công ty cũng sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguốn vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguốn vốn. Do đó, tác động chính đến hiệu quả tài chính chính là chỉ tiêu lợi nhuận, lợi nhuận tăng sẽ cải thiện ROE và ngược lại.

Các nhân tố ảnh hưởng đến độ biến thiên của hiệu quả tài chính (ROE)

Theo phương pháp phân tích Dupont, ta có cơng thức sau: ROE = DLDT x HSSDTS x 1

= ROA x

1 1-Hệ số nợ 1-Hệ số nợ

Theo công thức trên cho thấy, khả năng sinh lời VCSH phụ thuộc vào khả năng sinh lời tổng tài sản và hệ số nợ. Biến động của ROA biểu hiện rủi ro kinh doanh của cơng ty. Do đó, rủi ro tài chính phụ thuộc vào rủi ro kinh doanh và hệ số nợ.  Nhân tố rủi ro kinh doanh (gắn liền với hiệu quả kinh doanh)

Rủi ro kinh doanh là nhân tố quan trọng tác động đến rủi ro tài chính. Thường thì rủi ro kinh doanh càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) QUảN TRị rủi RO tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHầN đầu tư THế GIớI DI ĐộNG (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)