Cơ cấu một số mặt hàng kinh doanh tại chợ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 27 - 32)

37% 20% 25% 10% 9% Lương thực - Thực phẩm Nông sản Hàng tiêu dùng Dệt may Điện tử

Nguồn : Phịng kinh tế thành phố Thái Bình

Qua biểu đồ, lương thực thực phẩm là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất vì đây là mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân. Tiếp sau đó là hàng tiêu dung và nơng sản. Các mặt hàng trong chợ tỏ ra có lợi thế về chủng loại, đa dạng và phong phú về hình thức, nhãn hiệu,.. nên rất tiện lợi cho cơng việc nội trợ, mua sắm và hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất nhỏ.Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế- xã hội (tốc độ tăng trưởng công nghiệp 29,3%/ năm) thì số lượng mặt hàng tại các chợ đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng .

Hiệu suất sử dụng mặt bằng kinh doanh tại chợ

Qua khảo sát, các chợ đang có biểu hiện khai thác khơng hiệu quả mặt bằng kinh doanh. Đối với chợ có tầng lầu như chợ Bo, vẫn chưa khai thác hết mặt bằng tầng 2 để đưa vào kinh doanh. Tầng 2 của chợ được sắp xếp cho mặt hàng giầy dép, túi xách và diện tích bị bỏ trống cịn tương đối lớn. Một số chợ như chọ Quang Trung, chợ Cầu Nề có hiện tượng các hộ tiểu thương không kinh doanh trong quầy mà lấn chiếm ra ngoài kinh doanh dẫn đến tình trạng dư thừa mặt bằng trong quầy nhưng lại quá tải ở các khu vực ngoài khác, nhất là các tuyến đường vào chợ.

Các loại dịch vụ trong chợ

Hầu hết các chợ chưa có đầy đủ các dịch vụ, mới chỉ có một số các dịch vụ tối thiểu như dịch vụ vệ sinh, bốc dỡ hàng, bảo vệ qua đêm, trông giữ xe, … Các dịch vụ khác như kiểm tra chất lượng hàng hóa, cung cấp thơng tin, …các chợ đều khơng có. Như vậy, các dịch vụ trong hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình vẫn cịn nghèo nàn, lạc hậu.

2.1.2 Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình.

a. Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ mơi trường bên ngồi

Nhóm nhân tố từ mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến cơng tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ trên địa bàn thành phố bao gồm: chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình phát triển kinh tế- xã hội; nhận thức của dân cư; nhận thức của các hộ kinh doanh.

Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Chính sách, pháp luật của Nhà nước giữ một vai trị vơ cùng quan trọng, ảnh hưởng tới hoạt động quản lý Nhà nước. Luật pháp có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mơ rộng lớn nhất. Do thuộc tính phức tạp và khuôn khổ rộng của chức năng quản lý kinh tế, nhà nước không thể trực tiếp tham dự vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà chỉ thực hiện việc quản lý ở tầm vĩ mơ và mang thuộc tính hành chính - kinh tế. Q trình quản lý kinh tế không thể thực hành được nếu không dựa vào pháp luật.

Thời gian qua, trên cơ sở quản lý nhà nước đối với hệ thống Chợ nói chung, tỉnh và thành phố đã ban hành các văn bản, quy định về cơ chế, tổ chức và quản lý chợ nhằm cụ thể hóa văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện hồn cảnh của thành phố Thái Bình.

Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của thành phố

Tình hình phát triển của nền kinh tế- xã hội của thành phố trong thời gian qua diễn ra với tốc độ nhanh chóng, mức thu nhập bình qn của người dân trong thành phố tăng nhanh làm cho nhu cầu về cuộc sống tăng nhanh (nhu cầu về ăn măc, nhu cầu về tiêu dùng). Để đáp ứng nhu cầu của người dân địi hỏi các Chợ phải có sự thay đổi cho nó phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế xã hội, chính điều đó làm cho cơng tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Những năm qua khi mà các chợ cóc, chợ tạm bợ mọc lên tràn lan khơng đúng với quy hoạch của thành phố làm cản trở giao thông đi lại, ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm và rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác như cháy, nổ. Các chợ đã nằm trong quy hoạch cũng diễn biến rất phức tạp, công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Nhận thức của dân cư

Nhận thức của dân cư có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động quản lý của Nhà nước. Nếu dân cư có nhận thức cao thì cơng tác quản lý của Nhà nước sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại.

Nhận thức của người dân trên địa bàn thành phố Thái Bình cịn chưa cao điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác QLNN. Nhận thức của người dân chưa cao dẫn đến

việc tiếp cận và chấp hành các văn bản, các quy định, các quyết định chỉ ở mức độ thấp, ban hành đúng, tuyên truyền tốt nhưng dân chấp hành chưa tốt làm cho hiệu lực QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn thời gian qua còn thấp.

Nhận thức của các hộ kinh doanh

Các hộ kinh doanh tại chợ chính là đối tượng quản lý của hoạt động quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ . Cũng giống như dân cư , nhận thức của các hộ kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.

Nhận thức của các hộ kinh doanh trong hệ thống chợ hiện nay chưa cao. Sự hợp tác trong việc thực thi các nội dung quản lý trong HĐKD chợ giữa các cơ quan chức năng địa phương và bản thân các hộ kinh doanh còn lỏng lẻo. Một bộ phận người kinh doanh tại chợ khơng có ý thức trong việc thực hiện quy định về HĐKD trong chợ, ý thức về xả rác thải, bảo vệ môi trường, về đảm bảo an ninh, an tồn chợ.

b. Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ mơi trường bên trong

Nhóm nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn thành phố bao gồm năng lực của cán bộ quản lý, tính minh bạch,rõ ràng của các văn bản, chính sách, các chế tài xử lý vi phạm, các công cụ quản lý, nguồn lực tài chính của thành phố.

Năng lực của cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý là người trực tiếp nắm bắt tình hình, trực tiếp tham gia vào cơng tác quản lý, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên. Để có thể nắm bắt tốt được tình hình và cơng tác quản lý tốt thì địi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ năng lực và có đủ trình độ nhân thức tình hình và ngược lại.

Lực lượng cán bộ quản lý Chợ của thành phố chưa được đông đảo và năng lực, nhận thức của cán bộ quản lý còn ở mức độ chưa cao. Trong những năm gần đây thì vấn đề trên đã phần nào được khắc phục như mở lớp đào tạo cán bộ, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhưng điều đó vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra và những thay đổi, biến động nhanh chóng, sự phát triển ngày một mạnh mẽ tại các Chợ trên địa bàn thành phố. Cho nên, hiệu quả đem lại trong công tác QLNN đối với hệ thống Chợ trền địa bàn thành phố còn chưa cao.

Các công cụ quản lý

Những công cụ quản lý luôn luôn đi song song với các hoạt động quản lý nếu như các công cụ quản lý được sử dụng một cách hợp lý sẽ đem lại hiêu quả cao trong công tác quản lý.

Công cụ chủ yếu được sử dụng trong công tác QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn thành phố là công cụ luật pháp bao gồm những quy định, quyết định, những văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ.

Tính minh bạch của các văn bản, các quy định, các quyết định

Những văn bản, các quy định, quyết định này thường do cấp trên và phòng quản lý ban hành cho nên nếu khơng có tính minh bạch cao khi ban hành và áp dụng vào thực tế sẽ không thu được kết quả dẫn đến làm ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước.

Các chế tài xử lý vi phạm

Các chế tài xử lý vi phạm nhằm mục đích ngăn ngừa những tái phạm xảy ra và nhằm xử lý nghiêm minh các vi phạm đã xảy ra. Để làm được điều này thì các chế tài phải đủ sức răn đe, phạt đúng, xử đúng mới đem lại hiệu quả cao.

Mặc dù đã có những quy định cụ thể về xử phạt khi vi phạm xảy ra nhưng các quy định chưa phù hợp và chưa đủ sức răn đe. Hơn nữa việc áp dụng các chế tài xử lý lại khơng hợp lý và cịn vì lợi ích cá nhân cho nên hiệu quả đem lại của việc áp dụng các chế tài xử lý còn thấp và rất đại khái. Điều này làm cho số vụ tái phạm xảy ra ngày một nhiều hơn và số vụ vi phạm ngày càng tăng nhanh cả về số vụ và mức độ.

Nguồn lực tài chính

Đối với hoạt động QLNN về Chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình thì tài chính ln ln giữ một vai trị quan trọng. Nhưng do nguồn lực tài chính cịn chưa dồi dào đã ảnh hưởng đến đến hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn thành phố. Một số mục tiêu về QLNN, dự án quản lý còn chậm tiến độ do vấn đề tài chính dẫn đến hiệu lực QLNN còn thấp.

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình.

2.2.1 Thực trạng cơng tác ban hành và tổ chức chỉ đạo thực thi chính sách, pháp luật đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố.

Trên cơ sở quản lý nhà nước đối với hệ thống Chợ nói chung, tỉnh và thành phố sẽ ban hành các văn bản, quy định về cơ chế, tổ chức và quản lý chợ nhằm cụ thể hóa văn bản pháp luật sao cho phù hợp với điều kiện hồn cảnh của thành phố Thái Bình. Cùng với đó, các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh và thành phố đã triển khai, thực hiện các chủ trường, chính sách, quyết định của Nhà nước trên địa bàn. Trong thời gian qua để quản lý hệ thống chợ trên địa bàn, thành phố đã thực hiện việc triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước, các bộ ngành TW. Bên cạnh việc tuyên truyền bằng các lớp tập huấn và hệ thống truyền thơng, tỉnh và thành phố cũng dưạ vào tình hình cụ thể của địa phương nhằm đưa ra các văn bản pháp lý phù hợp hơn dựa trên các Nghị định, thông tư từ TW.

Song song với các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành như: - Nghị định số 02/2003/NĐ – CP về phát triển và quản lý chợ, Chính phủ ban

- Quyết định số 772/2003/QĐ-BTM về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)ban hành ngày 24 tháng 6 năm 2003

- Nghị định số 114/2009/NĐ – CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 02/2003/NĐ – CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ vầ phát triển và quản lý chợ.

- Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2010

- Nghị định số 11/VBHN-BCT về Phát triển và quản lý chợ, Bộ Công Thương ban hành ngày 23 tháng 1 năm 2011

Thời gian qua tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều chính sách, quyết định nhằm tăng cường công tác quản lý đối với hệ thống chợ trên địa bàn, gồm:

- Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thái Bình

giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2025. Bản Quy hoạch tập trung khái quát

hoá là làm rõ các điều kiện và căn cứ để xây dựng quy hoạch như điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế của Thái Bình ảnh hưởng đến phát triển thương mại, thực trạng phát triển thương mại và thực trạng QLNN về thương mại của tỉnh… Nội dung chính là đề xuất định hướng chiến lược, các quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháp tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại của tỉnh Thái Bình tới năm 2020, tầm nhìn tới 2025.

- Quyết định về việc phê duyệt dự án "Điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể

phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020: Bản quy hoạch đã khái quát thực trạng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn

Thái Bình từ khi thực hiện quy hoạch đến giữa năm 2010, dự báo một số yếu tố tác động đến phát triển chợ, xu hướng phát triển các mơ hình dịch vụ thương mại trong tương lai đồng thời nêu rõ quan điểm, định hướng phát triển mạng lưới chợ Thái Bình đến năm 2020

2.2.2 Thực trạng xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển hệ thống chợ

Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống chợ là những công cụ quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện công tác quản lý về hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố. Đây là những tư tưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mơ hình biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho hoạt động của hệ thống chợ phát triển theo đúng mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế của Đảng, Nhà nước, trong những năm vừa qua, dưới sự phân cơng chỉ đạo của UBND thành phố Thái Bình, phịng Kinh tế thành phố Thái

Bình ngồi nhiệm vụ tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý đối với các lĩnh vực còn triển khai thực hiện các quy hoạch mà tỉnh và thành phố phê duyệt.

Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 – 2015 định hướng 2020. Mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 xây dựng mạng lưới chợ toàn diện : chợ phục vụ đời sống nhân dân, chợ bán buôn, chợ đầu mối; trong mạng lưới chợ thực hiện nguyên tắc thị trường có sự điều tiết; phân bố quy mơ, kết cấu, số lượng chợ, phát triển chợ có tính thống nhất, đa dạng về loại hình và cấp độ, lấy chợ đầu mối và chợ bán buôn làm trung tâm thúc đẩy các loại hình khác cùng phát triển.

Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng 2025. Trong nội dung quy hoạch có đề cập tới hệ thống chợ : Xây dựng mới các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng có vị thương mại lợi thế trên địa bàn tỉnh, làm động lực thúc đẩy phát triển hoạt động bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh hiện đại; cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ hiện có, ưu tiên đầu tư các chợ lớn, chợ bán bn, chợ đầu mối ở trung tâm huyện, thành phố trên địa bàn Tỉnh. Vốn đầu tư xây dựng mạng lưới chợ cũng được dự kiến trong giai đoạn 2016 – 2020 là 208 tỉ đồng.

Quy hoạch ngành dịch vụ tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)