Mức thu phí và lệ phí đối với chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 39)

Đơn vị tính : Đồng

I Danh mục phí Đơn vị tính Mức thu Tỷ lệ để lại cho

đơn vị thu (%) 1 Chợ, phường, thị trấn, thị tứ

họp theo phiên 20

Ngồi ngoài trời nền gạch, vữa đồng/m2/tháng 4.000 Ngồi ngoài trời nền đất đồng/m2/tháng 3.000 Ngồi có mái che bằng rạ, lá đồng/m2/tháng 5.000 Ngồi có mái che bằng vật liệu

cứng đồng/m

2/tháng 8.000 2 Chợ xã

Ngồi ngoài trời nền gạch, vữa đồng/m2/tháng 2.000 Ngồi ngồi trời nền đất đồng/m2/tháng 1.000 Ngồi có mái che bằng rạ, lá đồng/m2/tháng 3.000 Ngồi có mái che bằng vật liệu

cứng đồng/m

I Danh mục phí Đơn vị tính Mức thu Tỷ lệ để lại cho đơn vị thu (%) 3 Hộ buôn bán cố định, thường xuyên cả ngày đồng/m 2/tháng Mức thu bằng 1,5 mức thu

tương ứng HCĐ theo phiên nêu trên

4 Buôn bán không cố định, không thường xuyên

* Chợ, phường, thị trấn, thị tứ

- Đối với người đ/người/ngày 1.000 - Đối với xe hoặc lô hàng đồng/xe/ngày 3.000 * Chợ xã

- Đối với người đ/người/ngày 500 - Đối với xe hoặc lô hàng đồng/xe/ngày 1.500

Nguồn : theo quyết định 3105/QĐ-UBND

Bảng 2.5: Phí trơng giữ xe vào chợ

Đơn vị tính : Đồng

STT Loại xe Phí (đồng/lượt)

1 Xe đạp 1000

2 Xe máy 3000

3 Xe lam 8000

4 Xe con các loại, xe taxi 10000

Nguồn : theo quyết định 3105/QĐ-UBND

Mức thu phí và lệ phi được đánh giá là hợp lý, phù hợp với thực tế . Tuy

nhiên, phí trơng giữ xe cịn nhiều tồn tại. Tại một số chợ, tổ trơng giữ xe thường thu với mức giá cao hơn mệnh giá trên vé gửi xe. Việc tự tăng mức thu vé xe của tổ trông giữ xe tại chợ không chỉ khiến cho hàng trăm lượt khách hàng phải trả thêm phí mỗi ngày mà cịn gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Tồn tại này cần ban quản lý, cơ quan thuế và UBND thành phố thanh tra, kiểm tra và chấn chỉnh.

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình

2.3.1 Những kết quả đạt được của quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình

a, Về ban hành, phổ biến, tuyên truyền chính sách, đường lối

- Hệ thống các chính sách, quyết định về quản lý đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh được thiết lập theo các quy chế của Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan về chợ.. Vì vậy các văn bản pháp luật, chính sách quản lý đề ra có tiêu chuẩn chung, tạo sự thống nhất từ trung ương tới cấp tỉnh, cấp thành phố.

-Nội dung QLNN đối với hệ thống chợ của thành phố Thái Bình đã có sự cập nhật và thay đổi cho phù hợp với những điều chỉnh, bổ sung các Bộ ngành trung ương và đã căn cứ vào nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa trên địa bàn tỉnh để có những hướng dẫn phù hợp.

- Cơng tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, nội dung quản lý đến với các BQL chợ, hộ kinh doanh và người tiêu dùng cũng được chú trọng. Các nội quy chợ được dán tại các cổng chợ để các hộ kinh doanh và người tiêu dùng nắm rõ. Trong những năm qua, tỉnh đã có những chính sách thu hút cán bộ, hỗ trợ học tập và nghiên cứu, cử các cán bộ đi học nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn về kiến thức và nghiệp vụ. Nhiều cán bộ đã phát huy được vai trị tích cực và năng lực của mình trong q trình hoạch định và triển khai các chính sách của Nhà nước tới từng bộ phận các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

b, Về mơ hình tổ chức quản lý kinh doanh và khai thác chợ

- Các BQL, TQL chợ hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Bình đã tương đối làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc hướng dẫn, quản lý các hoạt động tại chợ thuộc phạm vi quản lý. Việc thu chi các khoản phí chợ được BQL, TQL thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả, đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm ổn định.

c, Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

- Các chương trình, hoạt động thanh tra, kiểm tra chợ về: đăng ký kinh doanh, vệ

sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh mơi trường, phịng chống cháy nổ chợ được tiến hành công khai, minh bạch. Đặc biệt chú trọng công tác quản lý PCCC được tiến hành nghiêm ngặt để tránh thiệt hại về người và tài sản trong chợ.

- Hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại thành phố được triển khai thường xuyên. Đã phát hiện ra các vi phạm trong gian lận thương mại, hàng kém chất lượng tại một số chợ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.

- Việc xử lý các vi phạm được thực hiện nghiêm túc, có sự vào cuộc của cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, và sự tham gia của công an địa phương để khống chế các hành vi cố tình vi phạm và vi phạm mức độ nặng trong HĐKD chợ.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

a, Về ban hành, phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật

- Các nội dung quản lý của Sở Cơng Thương Thái Bình, của UBND tỉnh mặc dù đã được ban hành theo hướng dẫn của Bộ, tuy nhiên các chính sách, nội dung chưa chi tiết để có thể áp dụng đối với tồn bộ hệ thống chợ trên địa bàn, mà chỉ mới tập trung quản lý các chợ hạng 1và một số chợ nằm ở trung tâm thành phố. Việc xây dựng các văn bản pháp luật quản lý chưa thực sự gắn với nhu cầu. Các cơ quan ban hành không nắm rõ điều kiện của địa phương trong xây dựng và phát triển chợ nên các chính sách đưa ra chưa phù hợp với tất cả các chợ

Nguyên nhân: Các quy định chung của Bộ, Sở ban ngành áp dụng cho phạm vi cả nước, cả tỉnh, khi về các địa phương có những đặc thù riêng nên các nội dung quản lý khó đưa vào thực tế. Các quyết định đưa ra không kèm theo hướng dẫn cụ thể nên trong q trình triển khai có những sai lệch.

- Các quy định, nội dung quản lý chưa mang tính dài hạn theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và thiếu linh hoạt trọng áp dụng quản lý.

Nguyên nhân: Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý của tỉnh chưa có sự thống nhất hồn tồn trong q trình ra quyết định, quy định quản lý. Dẫn đến sự chồng chéo một số văn bản pháp luật về quản lý, cũng như nhu cầu trao đổi, mua bán của người dân thay đổi nhanh nên phải điều chỉnh thường xuyên.

b, Về mơ hình tổ chức quản lý kinh doanh và khai thác chợ

- Hoạt động của BQL chợ đã có những kết quả tốt, tuy nhiên phần lớn bộ máy quản lý này hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Các BQL chịu sự quản lý trực tiếp của địa phương nên chỉ quan tâm tới nguồn thu mà thiếu sự quan tâm đầu tư, sửa chữa, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ. Mặt khác, các cán bộ của BQL chợ kiêm nhiệm nhiều công việc nên không sát sao trong việc quản lý, nhắc nhở các vi phạm trong hoạt động tại chợ.

Nguyên nhân: Nhiều cán bộ trong BQL chợ chưa được đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nên việc nắm bắt các nội dung quản lý để truyền đạt, phổ biến cho người dân chưa đầy đủ. Đặc biệt là BQL ở chợ nông thôn, hạn chế trong việc tiếp thu các kiến thức, quy định mới về HĐKD tại chợ nên hiệu quả công tác quản lý chưa cao.

c, Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Việc xử lý các vi phạm cịn mang tính trước mắt, khơng có hiệu quả lâu dài, chưa có tính răn đe cao nên việc tái phạm cịn phổ biến, nhất là các vi phạm về họp chợ không đúng nơi quy định, không tn thủ các quy định về bố trí hàng hóa trong ki-ốt làm ảnh hưởng đến cơng tác an ninh, PCCC. Việc kiểm tra các vi phạm tại các chợ trên địa bàn nơng thơn, các chợ tạm khơng theo quy trình; việc xử phạt vi phạm chưa triệt để.

Nguyên nhân: Sự hợp tác trong việc thực thi các nội dung quản lý trong HĐKD chợ giữa các cơ quan chức năng địa phương và bản thân các hộ kinh doanh còn lỏng lẻo, bản thân một bộ phận người kinh doanh và người mua tại chợ khơng có ý thức trong việc thực hiện quy định về HĐKD trong chợ, ý thức về xả rác thải, bảo vệ môi trường, về đảm bảo an ninh, an tồn chợ. Trong khi đó, các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi nên càng gây khó khăn cho cơng tác thanh tra, kiểm tra. Hơn nữa kinh phí dành cho đội ngũ nhân lực hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm, kinh phí đầu tư máy móc đo lường phát hiện các gian lận thương mại rất hạn chế.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

THÁI BÌNH – TỈNH THÁI BÌNH

3.1 Quan điểm , định hướng phát triển, quy hoạch hệ thống chợ của thành phố Thái Bình

3.1.1 Quan điểm phát triển mạng lưới chợ Thái Bình đến năm 2020

Phân bố mạng lưới chợ hợp lý và có trọng điểm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngành và các huyện, thành phố.

Xây dựng và phát triển mạng lưới chợ phù hợp với trình độ kinh tế, cơ cấu kinh tế, quy mơ giao dịch, khả năng lưu chuyển hàng hóa, điều kiện giao thơng, nguồn lực địa phương và lịch sử văn hóa phong tục truyền thống để xây dựng các loại hình chợ khác nhau và tạo những nét đặc trưng riêng cho mỗi loại hình chợ.

Đa dạng hóa nhiều loại hình thức cấp độ, nhiều công năng, kết hợp truyền thống với hiện đại hóa lưu thơng hàng hóa trong phát triển mạng lưới chợ.

Phát triển hệ thống chợ trên cơ sở đầu tư cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có đồng thời phải gắn kết với các loại hình thương mại khác (siêu thị, trung tâm thương mại.....) đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư - khai thác và kinh doanh chợ.

Xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm và đưa các chợ này vào điểm quy hoạch, đảm bảo an tồn giao thơng và thực hiện văn minh thương mại.

3.2.2 Định hướng. phát triển mạng lưới chợ Thái Bình đến năm 2020

Bảo đảm có chợ đủ chợ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, trước hết và chủ yếu trên địa bàn xã và cụm xã: Xác định từ nay đến năm 2020 hệ thống chợ vẫn là kênh lưu thông chủ yếu ở khu vực nơng thơn, vì vậy cần có giải pháp cải tạo, di dời, xây mới và nâng cấp các chợ ở đại bàn nông thôn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho khu vực dân cư.

Cải tạo, nâng cấp các chợ trung tâm huyện thành phố: Các chợ trên địa bàn phường, liên phường ở thành phố, chợ trên địa bàn thị trấn từng bước di chuyển ra khu vực ngồi thành phố, thị trấn để hình thành các chợ đầu mối bán bn.

Khu vực thành phố, thị trấn, thị tứ: Bố trí chợ loại I, loại II và loại III, chợ ẩm thực, chợ chuyên doanh phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của từng khu vực dân cư. Nâng cấp một số chợ lên loại I, loại II và chợ đầu mối để phù hợp với khu vực dân cư, điều kiện phát triển kinh tế của khu vực và xu hướng phát triển của đô thị.

Khu vực nơng thơn: Bố trí loại II khu vực liên xã, thị trấn, thị tứ, về cơ bản chợ loại III nằm ở xã nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và đới sống sinh hoạt của nhân dân; xu hướng mỗi xã, phường có một chợ.

Khu vực vùng sản xuất hàng hóa tập trung: Bố trí chợ đầu mối thu hút hàng hóa của nhân dân để vận chuyển tiêu thụ tại các đại phương khác.

3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình

3.2.1 Giải pháp về quy hoạch, phát triển chợ

Xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể để thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ từng thời kỳ, từng năm cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tạo quỹ đất, giành quỹ đất sạch để thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng chợ.

Tăng cường sự phối hợp thống nhất trong chỉ đạo các sở chuyên ngành trong việc quy hoạch và phát triển hệ thống chợ theo hướng văn minh hiện đại phù hợp xu hướng phát triển theo định hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Quy hoạch phát triển chợ phải gắn kết chặt chẽ trong quy hoạch phát triển đo thị của thành phố, quy hoạch phải đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước.

Quy hoạch, xây dựng chợ nông thon gắn với thực hiện các tiêu chí chợ thuộc bộ tiêu chí nơng thơn mới ưu tiên đối với những chợ miền núi, chợ đảo để tránh lãng phí và chợ được xây dựng có thể phát huy hết hiệu quả.

3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ

a, Đối với các Sở ngành chức năng

- Sở Cơng Thương Thái Bình cần hồn thiện việc trình duyệt các quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý HĐKD tại chợ. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án phát triển về hệ thống chợ và HĐKD tại chợ đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở. Ngoài ra, phải theo dõi, tổng hợp, báo cáo thường xuyên UBND tỉnh và Bộ Cơng Thương tình hình thực hiện QLNN đối với HĐKD tại các chợ .

- Sở Công Thương cụ thể hóa các nội dung liên quan tới quản lý sao cho phù hợp với thực trạng HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh. Cân nhắc đến tính linh động, dễ thay đổi khi ban hành các nội dung quản lý giúp phù hợp với thực tiễn khi đưa vào thực hiện, và nhanh chóng khi có sự điều chỉnh của Bộ ngành, trung ương.

- Cần có sự tham gia phối hợp và thống nhất của các Sở ngành liên quan để hoàn thiện trật tự thị trường, tăng cường quản lý về chất lượng hàng hóa, bảo vệ tài ngun mơi trường

b, Đối với UBND các cấp - UBND tỉnh Thái Bình

+ Cần rà sốt để sửa đổi, bổ sung kịp thời và tổ chức thực hiện tốt các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác qui hoạch, phát triển và quản lý chợ.

+ Quy định chặt chẽ Nội quy chợ đối với chợ hạng 1, đặc biệt phải chỉ đạo việc bố trí mặt bằng, ki-ốt trong chợ đảm bảo hợp lý, khoa học, khơng có sự chênh lệch nhiều về lợi thế thương mại, tạo sự hấp dẫn cao cho các đối tượng thuê mặt bằng.

+ Lập kế hoạch và chỉ đạo kiểm tra định kỳ theo tháng, quý và kiểm tra đột xuất đối với các thương nhân, hộ kinh doanh về việc nộp thuế, phí chợ, thực hiện nội quy chợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh.

- UBND thành phố Thái Bình:

+ Phịng Kinh tế thành phố bám sát tình hình HĐKD tại các chợ hạng 2, 3 trên địa bàn, báo cáo định kì với UBND tỉnh và Sở Cơng Thương về hiện trạng chợ: cơ sở vật chất, mặt bằng, thiết bị phòng chống cháy nổ, hệ thống điện nước, dịch vụ khác tại chợ, số hộ kinh doanh, các mặt hàng kinh doanh…Để có sự xem xét, hỗ trợ cơng tác

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)