Các đề xuất và kiến nghị góp phần hồn thiện cơng tác quản trị nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị tài trợ tại công ty cổ phần vận tải biên bắc (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TRỊ TÀI TRỢ

3.2 Các đề xuất và kiến nghị góp phần hồn thiện cơng tác quản trị nguồn tài trợ

tài trợ tại công ty cổ phần vận tải Biển Bắc.

3.2.1 Các đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác quản trị tại trợ của công ty cổphần vận tải Biển Bắc phần vận tải Biển Bắc

Từ nửa cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động lớn và bất ngờ ngồi dự đốn. Cược khủng hoảng tài chính kinh tế bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng, nhanh chóng sang các nền kinh tế khác trên thế giới. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vịng quay này. Với tín hiệu cực xấu như trên và chưa có dấu hiệu tích cực cho các năm tiêp theo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ dến toàn bộ kết quả hoạt động SXKD như sản lượng, doanh thu, lợi nhuận... Do vậy tiên quyết phải có những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế đến hoạt động SXKD.

a) Giải pháp 1: Phát hành thêm cổ phiếu để tận dụng nguồn vốn sẵn có, khai

thác triệt để các nguồn nội lực

Trước đây khi cổ phần hóa khơng tính đến giá trị quyền sử dụng đất cho bài toán huy động vốn. Phát hành cổ phiếu đúng bằng giá trị thật mà công ty đang quản lý, sử dụng bao gồm tài sản trên đất và lợi thế về quyền sử dụng đất. Khi có nguồn vốn cổ phần lên tới nhiều tỷ đồng cơng ty hồn tồn n tâm trong việc đầu tư kinh doanh đồng loạt nhiều lĩnh vực và phát triển hết thế mạnh trong các ngành nghề kinh doanh truyền thống. Phát huy tiềm năng về đất đai đang quản lý tận thu trên từng m2 đất. Tăng vốn kinh doanh, đầu tư vào những hạng mục có khả năng thu hồi vốn nhanh hoặc có tiềm năng phát triển trong mơi trường kinh doanh của xã hội. Trong một số năm gần đây, công ty cổ phần vận tải Biển Bắc là một đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả, phần nào tạo ra những uy tín tốt trên thị trường. Điều này sẽ tạo điều kiện củng cố lòng tin của các nhà đầu tư khi họ mua cổ phiếu do công ty phát hành và cơng ty cũng có khả năng huy động được số vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.

Mục tiêu của việc phát hành cổ phiếu: Để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần vận tải

Biển Bắc cần huy động thêm vốn bằng việc phát hành thêm cổ phiếu nhằm thực hiện những mục tiêu sau:

- Đảm bảo cơ cấu tài chính đạt mức an tồn, giảm bớt rủi ro về tài chính do sự lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng và tăng cường khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty.

- Huy động vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu đầu tư các dự án. - Tạo sự gắn bó người lao động với cơng ty. Tìm kiếm cổ đông chiến lược nhằm tận dụng lợi thế, thế mạnh của cổ đông chiến lược cho sự phát triển của cơng ty.

- Nâng cao hình ảnh của cơng ty trước các đối tác, bạn hàng, tăng cường vị thế và năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.

- Phương án này giảm thiểu vốn vay tín dụng, gia tăng lợi nhuận sau thuế cho công ty, đảm bảo sự tăng trưởng an tồn và bền vững cho cơng ty.

b) Giải pháp 2: Tăng cường huy động vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tăng

cường nguồn tài trợ

Như đã phân tích ở trên, tình hình tài chính của cơng ty cưa thật sự tốt, chưa đảm bảo về độ tín nhiệm, chưa có khả năng thanh tốn tốt các khoản nợ, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ so với nợ phải trả. Do đó, cần có biện pháp khắc phục đê tiến hành vay vốn ở các tổ chức tín dụng được thuận lợi hơn.

Theo quyết định “Hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, các nhận vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới phát triên SXKD” số 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009 của Thủ tướng Chính Phủ. Vận tải là 1 trong số 10 nhóm đối tượng được Chính Phủ quyết định hỗ trợ 4% lãi suất cho các khoản vay trung, dài hạn. Đây là khoản ưu đãi rất có ý nghĩa đối với các DN vận tải vì thường 70% giá trị phương tiện của họ có được là nhờ các khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều DN đã bắt đầu tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, cũng khơng ít DN vừa và nhỏ chưa nắm được thơng tin, thậm chí cũng khơng được ngân hàng tư vấn, mặc dù nộp hồ sơ xin vay vốn ngay trong thời gian triển khai chính sách.

Thị trường vận tải hiện có trầm lắng, song cơ hội KD sẽ tốt hơn trong thời gian tới. Được tiếp cận vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất là mong muốn của rất nhiều DN. Vậy công ty cổ phần vận tải Biển Bắc nên có phương án, tiếp cận ngân hàng để được hỗ trợ vay vốn.

c) Giải pháp 3: Sử dụng địn bẩy tài chính và phân tích tác động của địn bẩy tài

chính đến lợi nhuận rịng trên mỗi cổ phần, đến chi phí sử dụng vốn và giá cổ phần

Vai trò của nguồn vốn rất quan trọng đối với sự sống còn của DN. Để sử dụng nguồn vốn hiệu quả tránh được rủi ro về tài chính DN cần chú ý đến nguồn vốn nợ.

Khi DN sử dụng vốn vay, nghĩa là DN đã sử dụng địn bẩy tài chính. Hiện nay nhu cầu vốn cho đầu tư của DN khá cao mà vốn chủ sở hữu khơng đủ để tài trợ do đó cơng ty nên sử dụng địn bẩy tài chính để phân tích tình hình của mình để quyết định trước khi huy động vốn vay. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một DN chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc ràng tỷ suất sinh lợi trên tài sản nào cao hơn lãi suất vay nợ.

Tuy nhiên, DN cũng cần chú ý và tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng địn bẩy tài chính. Thứ nhất, việc sử dụng vốn vay nên dùng để đầu tư vào các dự án có tính khả thi và độ an tồn thu hồi vốn cao thay vì đầu tư các tài sản rủi ro. Thứ hai, các cơ chế kiểm sốt việc sử dụng địn bẩy tài chính cũng cần được tuân thủ một cách kỷ luật và chặt chẽ. Tìm kiếm lợi nhuận từ đầu tư vào các tài sản rủi ro hay các hình thức khác là một cơng việc khơng hề đơn giản và địn bẩy tài chính khơng phải là cơng cụ khiến cho việc tìm kiếm siêu lợi nhuận dễ dàng hơn. Lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro cao, công ty cổ phần vận tải Biển Bắc nên xem xét kỹ lưỡng những biện pháp kiểm soát rủi ro trước khi nghĩ tới việc thu lợi nhuận.

d) Giải pháp 4: Liên doanh với DN khác để tài trợ vốn cho các dự án kinh

doanh

Nền kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, đồng thời cũng tạo ra những mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các DN. Liên doanh liên kết là một biện pháp hữu hiệu trong việc huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. Hiện nay, công ty cổ phần vận tải Biển Bắc chỉ mới áp dụng cơng nghệ mức trung b́nh và chưa có cơ hội được sử dụng những công nghệ tiên tiến trong tổ chức quản lý cũng như SXKD. Nhân sự của cơng ty cịn chưa hội tụ được kiến thức – kinh nghiệm và kỹ năng tiên tiến. Liên doanh sẽ tạo cho cơng ty nâng cao khả năng về trình độ quản lý, ứng dụng máy móc cơng nghệ hiện đại vào sản xuất… Đồng thời khi tiến hành liên doanh công ty sẽ tận dụng được tối đa những lợi thế hiện có của mình.

Khi tiến hành tìm đối tác thực hiện liên doanh, công ty cổ phần vận tải Biển Bắc cần học hỏi kinh nghiệm của các cơng ty khác khi liên doanh, tìm ra những điểm yếu trong hợp tác và điều hành liên doanh tại công ty và đưa ra những giải pháp khắc phục. Trong việc xác định trị giá vốn góp của các bên đối tác cần phải thành lập hội đồng đánh giá tài sản với sự có mặt của các tổ chức kiểm tốn có uy tín ở trong nước và quốc tế để đánh giá chính xác giá trị vốn góp của các bên, mức độ tiên tiến của cơng nghệ do bên đối tác góp vào liên doanh. Việc xây dựng bản điều lệ hoạt động của liên doanh phải được xây dựng chặt chẽ, có khoa học, khắc phục tối đa hiện tượng bên đối tác liên doanh dựa vào những điểm hạn chế của cơng ty trong q trình hoạt động để tạo ra những tác động không tốt đối với liên doanh như yêu cầu tăng thêm vốn điều lệ khi liên doanh gặp khó khăn về vốn, thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý tại liên doanh…

e) Giải pháp 5: Lập kế hoạch để tận dụng tối đa tài sản hiện có vào hoạt động

kinh doanh

Bên cạnh những giải pháp đã được nêu ra ở trên, công ty cổ phần vận tải Biển Bắc còn cần quản lý chặt chẽ và huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh để góp phần tận dụng tối đa nguồn vốn kinh doanh trong DN tránh tình trạng lãng phí đồng vốn. Các hoạt động cụ thể như DN cần lập hồ sơ, đánh số và mở sổ theo dõi, quản lý đối với từng tài sản kinh doanh, theo nguyên tắc mỗi tài sản cố định phải do cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát được tình hình sử dụng tài sản để có biện pháp huy động cao độ tài sản hiện có vào kinh doanh. DN được quyền chủ động và có trách nhiệm tiến hành nhượng bán tài sản cố định không cần, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, khơng có nhu cầu sử dụng… để nhanh chóng thu hồi vốn. Thực hiện kiểm kê định kỳ tài sản, xác định số lượng và hiện trạng tài sản.

f) Giải pháp 6: Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt các dự án nhằm huy động

vốn đầu tư có hiệu quả tốt nhất,nâng cao hiệu quả nguồn tài trợ cho công ty

Trong giai đoạn hiện nay, DN đang khát vốn để hoạt động kinh doanh. Đánh giá, lựa chọn và thực hiện các dự án là vấn đề quan trọng vì nếu khơng lựa chọn phương án huy động vốn phù hợp với tình hình của DN sẽ ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Vì thế, cơng ty cổ phần vận tải Biển Bắc cần tiến hành đánh giá thơng qua hình thức lập danh sách các dự án có thể

thực hiện, phân tích ưu nhược điểm của từng dự án và ảnh hưởng của nó tới DN mình, xem xét kết quả đạt được của các DN khác đã tiến hành tương tự…

Với những giải pháp như trên, tôi tin rằng với truyền thống, những thành quả mà công ty cổ phần vận tải Biển Bắc đã đạt được trong những năm qua cùng với sự quyết tâm của toàn thể CBCNV, sỹ quan, thuyền viên sẽ tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ, vững chắc để thực hiện tốt chiến lược phát triển lâu dài của công ty triển khai ở doanh nghiệp. Việc thực hiện dự án cũng cần phải thận trọng để tránh lãng phí và tận dụng tối đa đồng vốn huy động được.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị tài trợ tại công ty cổ phần vận tải biên bắc (Trang 48 - 52)