Quan điểm về phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại CTCP tôm hùm đại dương (Trang 37)

Qua quan sát và nghiên cứu tài liệu của công ty tại phòng kinh doanh tác giả đã thu thập được các dữ liệu về quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty . Sau đây là kết quả tổng hợp của tác giả về các quan điểm:

3.2.1 Phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh và là giá trị cốt lõi của công ty

Muốn xây dựng và phát triển VHDN mạnh, công ty cần xác định rõ thứ tự quan trọng của các yếu tố cấu thành nên VHDN như các quy tắc, chuẩn mực thì đâu là quy tắc hàng đầu đâu là quy tắc thứ yếu; đối với không gian nhà hàng thì màu chủ đạo cho nhà hàng là màu gì, trong phịng ăn thì bao gồm những trang thiết bị chính và phụ sắp xếp như nào để đúng với yêu cầu thiết kế của công ty là tạo sự gần gũi mà sang trọng….

Ban lãnh đạo công ty cần xem xét những văn hóa tích cực để duy trì và phát triển đồng thời loại bỏ những văn hóa yếu kém. Bên cạnh đó cần tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp cho tất cả các thành viên đặc biệt những thành viên mới để quán triệt tư tưởng ngay từ đầu

Đối với các nhân viên trong công ty cần phải biết nghiêm túc thực hiện cơng việc và phải có tinh thần đồn kết và giúp đỡ nhau.

3.2.2 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp phải có tính cạnh tranh

Khi các doanh nghiệp cùng kinh doanh trong cùng một ngành nghề, các sản phẩm tương tự thì khách hàng thường hướng đến cơng ty có dịch vụ cung cấp tốt hơn và có cách phục vụ tốt hơn, khơng gian đẹp và thống hơn, khách hàng khi lựa chọn đến sản phẩm trước tiên họ cũng hay chú ý đến thương hiệu của công ty và của sản phẩm…Vì vậy cơng ty cần nắm bắt được thị hiếu của khách hàng và phải hiểu rõ môi trường kinh doanh đặc biệt cần chú ý đến các đối thủ cạnh tranh để có những lựa chọn đổi mới, sáng tạo độc đáo tạo nét riêng cho công ty.

3.2.3 Phát triển văn hóa doanh nghiệp phải bảo đảm tính trách nhiệm xã hộivà đạo đức kinh doanh và đạo đức kinh doanh

Đạo dức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi phát triển văn hóa doanh nghiệp cần thiết phải kết hợp hai yếu tố này để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và lợi ích của cả xã hội.

Đạo đức kinh doanh mà công ty muốn hướng đến bao gôm: những quy định về phẩm chất phải được thực hiện nghiêm túc và tự nguyện, đề cao tinh thần chủ động học hỏi của các thành viên trong tập thể. Đối với ý thức trách nhiệm xã hội bao gồm: đưa ra giá cả hợp lý, bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động góp phần làm giản tệ nạn xã hội, hướng tới lợi ích của khách hàng…

Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp phát triển phải đảm bảo việc đào tạo, nuôi dưỡng con người, thu hút được lao động, giảm thiểu thất nghiệp góp phần nâng cao đời sống xã hội cả về vật chất và tinh thần đồng thời cũng mang về lợi ích cho doanh nghiệp.

3.2.4 Phát triển văn hóa doanh nghiệp phải đảm bảo truyên thống dân tộc

Các doanh nghiệp ở mỗi quốc gia khác nhau thì tiếp thu nền văn hóa cũng khác nhau và văn hóa doanh nghiệp được xây dựng mang bản sắc của quốc gia, dân tộc đó.

Đối với cơng ty Tơm Hùm Đại Dương cũng vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa của cơng ty sẽ mang bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị truyền thống quý báu về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, trung thành, luôn thu đua phấn đấulàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,…Bên cạnh đó cơng ty phải kinh doanh đúng ngành nghề và sản phẩm đã đăng ký, tuân thủ những quy định và chính sách pháp luật của nhà nước.

Đối với mỗi cá nhân, đều là phần tử của một dân tộc, một đất nước mang biểu hiện của nền văn hóa dân tộc, địa phương đó. Khi họ đến với cơng ty tập hợp lại thành một tập thể nhỏ trong xã hội và khi họ làm việc, giao tiếp với nhau nét văn hóa dân tộc này được thể hiện rõ nét hơn. Vì vậy khi phát triển VHDN ban lãnh đạo cơng ty cần quan tâm tới văn hóa dân tộc lấy đó làm cơ sở phát triển văn hóa doanh nghiệp. Có như vậy các thành viên trong doanh nghiệp mới dễ dàng tuân theo các quy định về VHDN của công ty. Đồng thời cũng giúp cho cơng ty có thể tồn tại trên thị trường trong và ngoài nước.

3.3 Các giải pháp và kiến nghị để phát triển văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty

Sau khi tìm hiểu và phân tích thực trạng , quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty. Tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao việc phát triển văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty như sau:

3.3.1 Tổ chức các buổi tọa đàm tổng kết việc thực hiện VHDN và Phát triểnVHDN VHDN

Có thể thực hiện mỗi tháng một lần vào cuối tháng, hoặc một tháng hai lần tùy vào kết quả thực hiện văn hóa doanh nghiệp của các thành viên có tốt hay khơng và khi doanh nghiệp có những chính sách thay đổi trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. nếu các thành viên thực hiện tốt thì mật độ tổ chức các buổi tọa đàm có thể ít hơn và ngược lại. Nhằm tổng kết lại những mục tiêu về thực hiện văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty, đồng thời xem xét lại những hạn chế của công ty để nhắc nhở và điều chỉnh kịp thời. Trong buổi tọa đmà này, ban lãnh đạo tuyên dương những cá nhân và bộ phận thực hiện tốt các quy định của cơng ty và có tinh thần đóng góp ý kiến tích cực vào việc phát triển văn hóa doanh nghiệp, bên cạnh đó kiểm điểm các thành viên vi phạm quy định vượt quá mức cho phép.

Trong buổi tọa đàm tiếp tục tuyên truyền về việc phát triển văn hóa doanh nghiệp để các thành viên nâng cao ý thưc, trách nhiệm của mình thơng qua các buổi học lý

thuyết và thực tế, cơng ty có thể mời chuyên gia về giảng dạy để buổi tọa đàm đạt hiệu quả cao hơn.

Cuối buổi tọa đàm ban lãnh đạo đưa ra các mục tiêu cần thực hiện trong tháng tiếp theo. Có như vậy thì phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ được duy trì và phát huy thường xuyên.

3.3.2 Chấn chỉnh lại thái độ và phong cách làm việc của các thành viên

Chấn chỉnh lại thái độ bà phong cách làm việc của các thanh viên ngay trong các buổi tọa đàm hay trong quá trình làm việc thực tế. quản lý cần giám sát thường xuyên các nhân viên trong bộ phận, để nếu nhân viên có gặp tình huống với khách hàng hay trong công việc xử ly chưa tốt thì quản lý có thể ra hướng dẫn ln, như vậy sẽ giúp nhân viên nhớ lâu hơn và các bài học thực tế như vậy bao giờ cũng hữu ích hơn.

Ngồi ra, quản lý hay tổ trưởng của nhóm cần phải giám sát thường xuyên giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi của nhân viên. Trong giờ làm việc thì khơng được làm việc riêng của cá nhân, bên cạnh đó xây dựng tác phong làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp cho họ. Một cơng ty có đội ngũ nhân viên chun nghiệp là nguồn lực cạnh tranh giá trị của công ty, mà bất cứ công ty nào cũng muốn hướng đến.

3.3.3 Tuyển dụng lao động

Bao gồm tuyển dụng lao động cho vị trí quản lý và nhân viên:

Đối với quản lý: cơng ty nên sử dụng ngay lao động giỏi trong công ty. Trước tiên đề xuất những nhân viên xuất sắc, sau đó tổ chức cuộc thi cho họ để chọn ra người ưu tú nhất. việc lựa chọn như vậy giúp công ty tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo và tiết kiệm cả thời gian. Không chỉ vậy, tuyển dụng người trong công ty giúp họ tiếp cận công việc nhanh hơn và hiểu người trong công ty hơn, rất thuận lợi cho công việc.

Đối với những nhân viên cần có trình độ chun mơn như nhân viên kinh doanh, kế tốn,… thì u cầu tối thiểu phải có bằng trung cấp và ưu tiên cho những người đã có kinh nghiệm hơn. Đối với lao động phổ thơng thì tốt nghiệp cấp ba trở lên để họ có những hiểu biết, kiến thức nhất định giúp họ nắm bắt được công việc tốt hơn và thuận lợi hơn trong công việc.

3.3.4 Tổ chức các cuộc thi cho các thành viên trong cơng ty

Có thể kết hợp với các cơng ty khác trong cùng ngành kinh doanh để tổ chức cuộc thi về nấu ăn, hay pha chế đồ uống vừa để giao lưu, học hỏi vừa để nhân viên cố

gắng , chủ động tìm hiểu cách chế biên các món ăn. Sẽ giúp cho nhân viên phát huy được khả năng và tính sáng tạo của mình.

Trong nội bộ cơng ty có thể tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ nhà hàng, cá nhân xuất sắc sẽ có cơ hội được làm trưởng nhóm. Việc này vừa tạo động lực cho nhân viên vừa giúp nhân viên hoàn thiện bản thân hơn.

3.3.5 Tổ chức vui chơi, giải trí

Tổ chức các buổi du lịch trong năm bằng những chuyến đi xa của tập thể giúp cho các nhân viên được thư giãn và nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng, đồng thời tao cho các nhân viên có dịp hiểu nhau hơn, thân thiết hơn để đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc.

Tổ chức các cuộc thi năng khiếu và giải bóng đá vừa để ren luyện tinh thần thể dục thể thao vừa để họ phát huy sở trường của minh. Những hoạt động như này không chỉ nâng cao giá trị văn hóa cho cơng ty mà cịn nâng cao giá trị tinh thần cho mỗi thành viên tích cực hơn.

3.4 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện các quy định của

các tổ chức, cá nhân kinh doanh để tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và công bằng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Và cần có những điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn.

Thứ hai, Nhà nước cần tuyên truyền và phổ biến tầm quan trọng của văn hóa

kinh doanh để các doanh nghiệp hiểu rõ vai trị của văn hóa kinh doanh từ đó sẽ học hỏi và xây dựng nền văn hóa lành mạnh cho chính doanh nghiệp mình, đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp hướng đến kinh doanh có văn hóa, đạo đức khơng vì lợi nhuận mà bất chấp mọi thủ đoạn.

Thứ ba, nhà nước cần cung cấp thông tin, đầy đủ và chính xác về tình hình phát

triển kinh tế, sự biến động trong ngành để các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt sự biến động của môi trường tránh những rủi ro thiệt hại về kinh tế của doanh nghiệp.

Các chính sách, pháp luật của Nhà nước có vai trị vơ cùng quan trọng đối với q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng như phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nhà nước cần chú ý cung cấp đầy đủ thơng tin, có những chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính và định hướng cho sự phát triển của

các doanh nghiệp trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay để các doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Trong q trình hình thành và phát triển của cơng ty. Ban lãnh đạo cũng đã quan tâm tới sự phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty. Bên cạnh những thành công mà cơng ty đã đạt được cũng cịn hạn chế nhất định mà công ty chưa điều chỉnh ngay được, như tổ chức các buổi vui chơi giải trí và tổ chức các cuộc thi cho nhân viên do công tyc ó quy mơ chưa lớn nên chi phí đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp cịn hạn chế. Văn hóa doanh nghiệp của cơng ty phải được thực hiện từng bước theo từng giai đoạn phát triển của công ty và cần có một q trình lâu dài.

VHDN của cơng ty phải được duy trì và phát triển xuyên suốt quá trình phát triển của cơng ty. Để nâng cao tính cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững cho cơng ty địi hỏi các nguồn lực được cung cấp phù hợp thì phát triển VHDN mới có hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sinh viên Ngơ Thị Thương ( 2015), Phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty cổ phần tập đồn truyền thông và công nghệ NOVA- Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại.

2. Sinh viên Mai Xuân Thảo (2011), Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty TNHH MTV thương mại Hà Tâm- Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại.

3. Giáo trình “ Văn hóa kinh doanh ” trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân do PGS.TS Dương Thị Liễu làm chủ biên.

4. Website:

http://www.nhahangtomhum.com/ http://tailieu.vn/

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại CTCP tôm hùm đại dương (Trang 37)