Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng giầy dép của công ty TNHH VIETORY sang thị trường hoa kỳ (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Nhà nước cần rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định khơng cịn phù hợp hoặc chưa được rõ để doanh nghiệp chủ động hơn về nguyên vật liệu, có chính sách khuyến khích nước ngồi đầu tư nhiều hơn nữa vào các lĩnh vực sản xuất

nguyên phụ liệu. Nhà nước nên tăng cường năng lực quản lý về tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua khâu giám định chất lượng da nhập khẩu và các thị trường cung cấp da trong nước đồng thời khuyến khích chăn ni gia súc để lấy da, phục vụ cho sản xuất giầy da.Nhà nước kịp thời cung cấp thông tin về thị trường và tư vấn cho các doanh nghiệp...; tiếp tục xây dựng điều chỉnh, sửa đổi cơ chế chính sách và giải pháp để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp giầy dép trên cả nước trong đó có VIETORY bước chân vào Hoa Kỳ

Đối với ngành da giầy, thời hạn vay vốn đầu tư trong kế hoạch cần từ 7-10 năm. Với thời gian này, các doanh nghiệp mới có điều kiện hồn trả vốn vay. Do vậy, đề nghị nhà nước điều chỉnh thời hạn vay vốn cho phù hợp. Các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp giầy dép từ quĩ phát triển khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế bền vững nói chung và xuất khẩu bền vững nói riêng. Cơ sở hạ tầng yếu kém thì khả năng thu hút đầu tư sẽ bị hạn chế, làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả là làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, một trong những ưu tiên trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước để cải thiện hạ tầng cơ sở một cách đồng bộ về giao thơng, cảng, kho tàng, văn phịng…

Đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp giày dép như hỗ trợ kinh phí đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhân viên doanh nghiệp nhằm trang bị các kiến thức về rào cản sang Hoa Kỳ, nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho doanh nghiệp.

4.3.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội Da giầy Việt Nam

Đối với Hiệp hội Da giầy Việt Nam, cần phát huy hơn nữa vai trò của hiệp hội trong việc liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu da giầy. Cụ thể là, trong việc trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu thị trường, sản xuất, bán hàng, thực hiện các chế độ xã hội, bảo vệ môi trường… Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam cần liên tục cung cấp thơng tin chun ngành, hữu ích và cụ thể tới các doanh nghiệp da giầy thông qua xuất bản sách, báo, tạp chí, đài, truyền hình…Ngồi ra, hiệp hội kết

hợp với các doanh nghiệp cũng cần chủ động kiến nghị thành lập một trung tâm, tổ chức, công ty làm cầu nối gắn kết giữa các doanh nghiệp da giầy với ngành sản xuất nguyên phụ liệu, vận chuyển, bao tiêu sản phẩm… thực hiện liên kết dọc trong các doanh nghiệp da giầy để đảm bảo sản xuất, xuất khẩu hiệu quả.

Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam phải có vai trị thực sự trong việc giúp các doanh nghiệp tăng cường công tác quảng cáo trên thị trường quốc tế thông qua các mối quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ngành da giầy Châu Á – Thái Bình Dương. Để tạo điều kiện cho ngành giầy dép Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thu hút sự hợp tác quốc tế liên ngành thì nhất thiết phải chú trọng phát triển hơn nữa các mối quan hệ này. Hiệp hội cần phải tăng cường quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành, tăng cường trao đổi thông tin với các hiệp hội da giầy khác như Hiệp hội Da - Giầy Châu Á, Hiệp hội Công nghiệp Giầy Mỹ, Hiệp hội Da - Giầy Lineappel Italia

4.3.3. Kiến nghị đối với công ty

Công ty TNHH VIETORY là doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu làm gia công cho các doanh nghiệp nước ngồi. Do đó, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi với quy mơ lớn và kinh nghiệm vượt trội là rất khó khăn. Vì thế, để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, công ty cần chú trọng:

Thứ nhất, cần đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để thực hiện được điều này cần phải có sự thay đổi trong nhận thức từ lãnh đạo cho đến người lao động, coi chất lượng là vấn đề quan trọng mang tính sống cịn; tổ chức quản lý chất lượng chặt chẽ, từ khâu nguyên vật liệu, sản xuất, đóng gói cho đến khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Thứ hai, cần xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý phù hợp với nhu cầu thị trường, thích ứng với điều kiện hiện có của bản thân doanh nghiệp.

Thứ ba, phát triển thị trường hiện tại, đồng thời đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo thị trường trong nước; ngồi ra có thể đẩy mạnh khai thác thị trường nhỏ, lợi thế sâu (chấp nhận mức giá cao và ưu thích các sản phẩm đặc thù) để tận dụng tối đa cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế.

chí an tồn cho người tiêu dùng và người lao động lên hàng đầu.

Thứ năm, doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, trên cơ sở đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp nhận các nguồn lực để phát triển và tạo ra uy tín đáng tin cậy đối với người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Xuất khẩu bền vững là một trong những nội dung của phát triển bền vững. Xuất khẩu bền vững phải là một quá trình lâu dài và là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và các mục tiêu của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, mơi trường.

Tính bền vững của xuất khẩu giày dép VIETORY trong giai đoạn 2016-2018 chưa thật rõ nét. Mặc dù xuất khẩu giày dép trong giai đoạn này đã có những đóng góp đáng kể nhất là việc duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tương đối ổn định, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động của công ty. Tuy nhiên, chất lượng xuất khẩu thể hiện qua cơ cấu sản phẩm, thị trường, thành phần doanh nghiệp chưa chuyển dịch vững chắc. Phát triển xuất khẩu giày dép VIETORY chưa thật sự tương xứng với việc đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, vấn đề an toàn vệ sinh lao động và ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong công ty.

Trên cơ sở phân tích,dự báo và định hướng thị trường thế giới, định hướng phát triển ngành và các mục tiêu, nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững của Việt Nam, đề tài đã đưa ra thực trạng, kết quả và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện xuất khẩu bền vững mặt hàng giày dép sang thị trường Hoa Kỳ.Trong khuôn khổ một bài khóa luận, em đã cố gắng đánh giá xuất khẩu mặt hàng giày dép của VIETORY theo những tiêu chí của xuất khẩu bền vững và đưa ra một số giải pháp. Tuy nhiên một số vấn đề cần được nghiên cứu và chuyên sâu hơn nữa để giúp công ty TNHH VIETORY đạt được nhiều hơn trong công cuộc phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng giày dép sang thị trường Hoa Kỳ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty TNHH VIETORY, 2016, 2017, 2018, Báo cáo tài chính, Phịng Kế tốn

2. Cơng ty TNHH VIETORY, 2016, 2017, 2018, Báo cáo kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh, Phịng Kế tốn

3. Công ty TNHH VIETORY, 2016, 2017, 2018 Báo cáo kết quả hoạt động

xuất nhập khẩu, Phòng Xuất nhập khẩu

4. Dỗn Kế Bơn, 2010, Giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị hành chính, Hà Nội

5. Đại học Kinh tế quốc dân, 2009, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

6. Hồ Trung Thanh 2009, Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế, Khoa kinh tế chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

7. Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2018, Ngành da giầy Việt Nam – Chặng

đường và phát triển, Hà Nội

8. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Diễn đàn các chủ doanh

nghiệp quốc tế (IBLF) 2007, Nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động trong ngành Da giầy Việt Nam, Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng giầy dép của công ty TNHH VIETORY sang thị trường hoa kỳ (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)