Kết quả kinh doanh sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Sông Hồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN MAY SÔNG HỒNG (Trang 29 - 40)

Tình hình kinh doanh của Cơng ty Cổ phần may Sông Hồng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Giá vốn hàng bán 2.496,1 2.717,9 3.157,3 3.482,8 3.062,3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 495,9 563,9 793,5 928,4 751,0 Doanh thu hoạt động tài chính 55,2 57,4 58,7 61,4 62,7

Chi phí tài chính 32,4 49,0 45,8 28,7 18,2

Chi phí bán hàng 132,1 151,0 147,6 180,3 136,9

Chi phí quản lý doanh nghiệp 169,1 187,8 208,4 235,4 375,9 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 217,4 233,5 450,4 545,5 282,7

Lợi nhuận khác - 3,0 - 2,2 - 0,4 1,0 0,6

Lợi nhuận trước thuế 214,3 231,2 449,9 546,5 283,8

Lợi nhuận sau thuế 184,9 200,3 369,8 449,8 231,8

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn – Cơng ty cổ phần May Sông Hồng)

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tình hình kinh doanh của CTCP May Sơng Hồng giai đoạn 2016 - 2020

(Nguồn: Website của Công ty CP May Sông Hồng)

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Doanh thu LNST

Nhận xét:

Dệt may là một trong những ngành tăng trưởng mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm 2017, ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng hết sức khó khăn trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên với những bước đi đúng đắn và nỗ lực cao, ngành dệt may đã vượt qua thách thức, hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2017 với kinh ngạch xuất khẩu đạt trên 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016. Bên cạnh việc đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường quốc tế chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành dệt may Việt Nam cũng có những bước phát triển tốt trong q trình đa dạng hóa thị trường ở các nước khác như Trung Quốc, Campuchia… Doanh thu thuần của CTCP May Sông Hồng trong năm 2017 tăng ở mức 9,69%.

Tiếp đà tăng trưởng năm 2017, năm 2018 có thể coi là năm hoàng kim của ngành khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước nhà tăng hơn năm trước 5 tỷ USD. Doanh thu thuần của Công ty Cổ phần May Sông Hồng trong năm 2018 tăng 20,38% so với năm trước.

Kết thúc năm 2019, Công ty CP May Sông Hồng ghi nhận:

- Doanh thu thuần ghi nhận 4.411,3 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 928,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,7% và 17,0% so với năm 2018.

- Giá vốn hàng bán được ghi nhận ở mức 3.482,8 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm trước, chiếm 79,0% cơ cấu doanh thu.

Bất chấp những tác động có phần tiêu cực từ diễn biến kinh tế Thế giới, doanh thu cả năm tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số kết hợp với việc kiểm soát tốt đà tăng của giá vốn hàng bán đã giúp Công ty CP May Sông Hồng thu về biên lợi nhuận gộp tương ứng 21%, cao nhất trong vòng 5 năm cũng như thuộc nhóm doanh nghiệp dẫn đầu ngành.

- Lợi nhuận trước thuế năm 2019, Công ty ghi nhận 546,5 tỷ đồng, tăng 21,5% so năm 2018.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp và Chi phí bán hàng phát sinh trong năm lần lượt đạt 235,4 tỷ đồng và 180,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng 5,3% và 4,1% trong cơ cấu doanh thu của Cơng ty CP May Sơng Hồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng thường khơng quá lớn, chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu thuần và khơng có biến động mạnh qua các năm.

- Chi phí tài chính năm 2019 là 28,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể, tương ứng 0,7% trong doanh thu.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2019, Công ty báo lãi luỹ kế 449,8 tỷ, tương ứng tốc độ tăng trưởng hàng năm 21,6% và tương đương tỷ suất lợi nhuận sau thuế là 10,2%. Các chỉ số sinh lợi khác là ROAA và ROEA lần lượt ở mức 17,62% và 41,47%. Nhìn chung, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cao hơn tăng trưởng lợi nhuận gộp và tăng trưởng doanh thu phản ánh tính hiệu quả của cơng tác kiểm sốt các nhóm chi phí trong năm.

Năm 2020, nhìn chung, việc đại dịch Covid-19 bùng phát đột ngột và lan nhanh trên quy mơ tồn cầu kể từ thời điểm cuối năm 2019 đã gây ra những ảnh hưởng sâu rộng đến tồn ngành may mặc nói chung và doanh số bán hàng của MSH nói riêng.

Kết thúc năm 2020, Cơng ty CP May Sông Hồng ghi nhận:

- Doanh thu thuần đạt được là 3.813,4 tỷ đồng và 751 tỷ đồng lợi nhuận gộp, lần lượt giảm 13,46% và 19,11% so với năm 2019.

- Giá vốn hàng bán được ghi nhận ở mức 3.062,3 tỷ đồng, giảm 12,07% so với năm trước, chiếm 80,3% cơ cấu doanh thu.

- Lợi nhuận trước thuế, Công ty ghi nhận 283,3 tỷ đồng giảm 48,16% so năm 2019. - Chi phí quản lý doanh nghiệp và Chi phí bán hàng phát sinh trong năm lần lượt đạt 375,9 tỷ đồng và 136,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng 9,86% và 3,59% trong cơ cấu doanh thu của Công ty CP May Sơng Hồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm tăng mạnh 140,6 tỷ đồng, tương đương 59,73% so với năm 2019 chủ yếu do công ty thực hiện trích lập dự phịng phải thu khó địi 161,8 tỷ đồng trong kỳ khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến.

Nguyên nhân dẫn đến chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2020 tăng là do tháng 06/2020, đối tác lớn của MSH là công ty New York & Company tuyên bố phá sản do khơng có khả năng thanh tốn, trong khi cơng ty này có các khoản phải thu cao nhất trong các khách hàng tính đến hết quý II/2020 (219 tỷ tương đương 8% TTS của MSH tại quý II/2020). Biên lợi nhuận gộp năm 2020 giảm từ 21% năm 2019 xuống 19,7% năm 2020 do chi phí giá vốn hàng bán tăng, chiếm 80% doanh thu thuần so với con số 79% của năm 2019, mặc dù chi phí này giảm 12% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do lượng đơn đặt hàng giảm bởi yếu tố dịch bệnh và đứt gãy chuối cung ứng suốt quý II và quý II năm 2020, dẫn đến nguồn nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm hơn và giá nhập cao hơn.

- Chi phí tài chính năm 2020 là 18,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể, tương ứng 0,48% trong doanh thu. Tại thời điểm cuối năm 2020, Công ty lãi 231,8 tỷ đồng lợi

nhuận sau thuế, tương ứng giảm 48,47% so với 2019 và tương đương tỷ suất lợi nhuận sau thuế là 6,08%. Các chỉ số sinh lợi khác là ROAA và ROEA lần lượt ở mức 8,93% và 17,31%.

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc

của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

a) Nhân tố khách quan

❖ Mơi trường chính trị và pháp luật

Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều chịu sự quản lý của Nhà nước thông qua các thiết chế xã hội, các chính sách, chủ trương, và các luật định ban hành…

Chính phủ Việt Nam ban hành rất nhiều quy định, thông tư về thực hiện, quản lý chất lượng sản phẩm tủ điện công nghiệp sản xuất trong nước và các quy định liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường. Do đó, việc phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm tủ điên công nghiệp của Công ty cũng phải đáp ứng được các yêu cầu quy định của Bộ ban ngành. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng thực hiện đúng luật về treo áp phích quảng cáo, phát tờ rơi của Nhà nước và tiến hành cạnh tranh một cách lành mạnh.

+ Luật pháp điều hành hoạt động của các DN sản xuất cũng như thương mại bằng các bộ luật: Luật Thương mại, Luât Doanh nghiệp, Luật đấu thầu. Vì vậy các doanh nghiệp phải hoạt động trong khn khổ của pháp luật có sự quản lý của Nhà nước đối với việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong mơi trường cạnh tranh bình đẳng, cùng hợp tác…

▪ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về phát triển công nghiệp hỗ trợ: Dệt may là 1 trong số 6 lĩnh vực nằm trong danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của Việt Nam. Cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí các hoạt động nghiên cứu và phát triển, 50 -75% đối với hoạt động ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ sản xuất. Ngồi ra, các doanh nghiệp phụ trợ dệt may cũng được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN, miễn thuế nhập khẩu để tạo TSCĐ, được ưu đãi về vay vốn, được miễn giảm tiền thuê đất…

▪ Quyết định 3218/QĐ-BTC: Về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

o Định hướng phát triển sản phẩm, lĩnh vực quan trọng

Thứ nhất: Tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Lấy xuất khẩu là phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu nội địa.

+ Giai đoạn 2016 – 2020: Tăng trưởng xuất khẩu đạt 9 – 10%, tăng trưởng nội địa đạt 10 – 12%/năm. Toàn ngành tăng trưởng 12 - 13%/năm, trong đó dệt tăng 13 – 14%/năm, may tăng 12 – 13%/năm.

+ Giai đoạn 2021 – 2030: Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6 – 7%, tăng trưởng nội địa đạt 8 – 9%/năm. Toàn ngành tăng trưởng 9 - 10%/năm, trong đó dệt tăng 10 – 11%/năm, may tăng 9 - 10%/năm.

Thứ hai: xây dựng chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, tập trung phát triển khâu dệt nhuộm.

Thứ ba: phát triển nguồn nguyên liệu xơ bơng, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu Phát triển vùng trồng bông tại Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận…Phát triển nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo gắn với khu hóa dầu ở Nghi Sơn, Thanh Hóa.

Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ Phát triển các cụm công nghiệp dệt may ở 7 vùng phù hợp, thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đóng vai trị quan trọng nhất, được định hướng trở thành trung tâm thiết kế thời trang, sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may, phát triển sản phẩm cao cấp.

▪ Quyết định số 55/2001/QĐ – TTg của Chính phủ có quy định về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp dệt may nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành dệt may: Tuy nhiên, hiệu quả của quyết định này không cao do vốn vay nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may tương đối ít, chủ yếu là vốn vay ngân hàng trong nước. Về vốn ngân hàng, với mức lãi suất hiện giờ trung bình khoảng 6%, nếu doanh nghiệp vay lâu dài có thể lên đến 8% thậm chí 10%. Như vậy, chính sách hỗ trợ về vốn vay doanh nghiệp dệt may chưa hỗ trợ được các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay rẻ.

▪ QCVN 13-MT: 2015/BTNMT quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải: Việc quy định khắt khe về các tiêu chuẩn đối với xả thải ra môi trường một mặt hạn chế các ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, mặt khác gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư trong lĩnh vực dệt nhuộm.

▪ Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định điều kiện cấp phép nhập khẩu máy in trên sản phẩm dệt may xuất khẩu: "Chủ DN phải có bằng cấp từ cao đẳng trở lên về ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in". Đây là quy định gây khó khăn cho các doanh nghiệp ngành dệt nhuộm do đội ngũ lao động ngành in khơng có nhiều. Hiện tại Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đang kiến nghị Bộ Thơng tin và Truyền thơng tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định này.

❖ Nhà cung ứng

Nhà cung ứng có ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn tối ưu đầu vào của doanh nghiệp, khi xác định và lựa chọn các phương án kinh doanh, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng dến công tác công tác tiêu thụ bán hàng cuối cùng. Khi có sự thay đổi chính sách bán hàng của nhà cung cấp cũng dẫn đến sự thay đổi trong kế hoạch và tiêu thụ của doanh nghiệp. Vì vậy để quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhà cung cấp trong mối quan hệ với các yếu tố khác, hạn chế tới mức thấp nhất sức ép từ các nhà cung cấp, có quan hệ thường xuyên với nhà cung cấp chủ yếu, tạo sự cạnh tranh giữa họ, tạo lợi ích riêng cho doanh nghiệp mình.

Cơng ty Cổ phần May Sơng Hồng phụ thuộc rất lớn vào nhà cung cấp. Hầu hết sản phẩm của cơng ty phải nhập khẩu cả ngun liệu chính và phụ kiện. Có thể thấy hình thức gửi ngun vật liệu nhận thành phẩm hoặc hình thức mua đứt nguyên liệu. Ngay cả nguyên liệu dùng cho sản xuất bông tấm công ty cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các nhà cung cấp nguyên phụ liệu dệt may rất nhiều do đó mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng rất lớn. Nhưng các công ty dệt may của Việt Nam cũng thường nhập khẩu một lượng nguyên liệu, phụ liệu lớn phục vụ cho sản xuất may mặc và các sản phẩm đi kèm. Do đó việc khan hiếm nguyên phụ liệu có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Để ln có nguồn ngun phụ liệu phục vụ cho sản xuất công ty đã lựa chọn nhiều nhà cung ứng có uy tín.

Bảng 2.2. Danh sách các nhà cung ứng lớn của Công ty Cổ phần May Sông Hồng STT Nhà cung cấp Số hợp đồng Ngày ký hợp đồng Sản phẩm Giá trị hợp đồng 1 Kai Cherng Enterpriselo LTD CLISH/1201 2/1/2012 NPL hàng may mặc Thể hiện trên từng phụ kiện hợp đồng khoảng 9tr USD 2 Dino NYCO/SH- DN/1201 3/1/2012 Vải 1.100.000 USD 3 Tung Ga SNYCO/SH- TG/1201 3/1/2012 Vải 1.700.000 USD 4 Shaoxing Jiandong SNYCO/SH- TG/1201 3/1/2012 Vải 1.500.000 USD

Qua thực tế và phân tích cơng ty thấy nguồn ngun phụ liệu hiện nay ở các quốc gia này khơng chỉ dồi dào mà cịn chất lượng cao. Nguyên phụ liệu nhập khẩu tùy thuộc vào các quốc gia trên giá cả phù hợp và chi phí vận chuyển thấp hơn so với các quốc gia cùng sản xuất khác.

Trong tương lai khi nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho dệt may trong nước phát triển đảm bảo cho chất lượng, tiến độ mà khách hàng u cầu thì cơng ty sẽ chuyển hướng sử dụng nguyên phụ liệu trong nước để giảm chi phí, làm tăng hiệu quả xuất khẩu hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

❖ Cung cầu trên thị trường

Hiện công ty đã chuyển sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ, tạo công ăn việc làm nhằm giữ chân người lao động. Tuy nhiên, theo cập nhật, đơn giá sản xuất các sản phẩm trên cũng đang suy giảm do nguồn cung đang vượt cầu. Trong khi đó, lượng đơn hàng truyền thống có khả năng giảm so với cùng kì do nhu cầu yếu tại các thị trường truyền thống gốm Mỹ, EU. Điều này khiến các nhà bán lẻ hạn chế đặt đơn hàng mới, giãn, chậm thanh toán đơn hàng cũ khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam ứ đọng vốn, gặp khó khăn trong duy trì sản xuất.

Năm 2018 đánh dấu bước ngoặt lớn với May Sông Hồng khi Công ty chính thức trở thành nhà sản xuất hàng dệt may có giá trị gia tăng cao, với kim ngạch xuất khẩu đơn hàng sản xuất theo phương thức FOB đạt 118 triệu USD, chiếm xấp xỉ 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Năng lực sản xuất theo FOB vượt trội của May Sông Hồng ngay lập tức thể hiện rõ trong hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Cơng ty. Báo cáo tài chính hợp nhất năm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN MAY SÔNG HỒNG (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)