Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân NPK của công

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân NPK của công ty cổ phần phân lân ninh bình (Trang 32 - 35)

6. Kết cấu nghiên cứu đề tài

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân NPK của công

NPK của cơng ty cổ phần phân lân Ninh Bình

3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty

Phát triển nhân sự là một vấn đề quan trọng trong mọi đơn vị kinh tế. Việc nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên là hoạt động cần tiến hành thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, sản phẩm kinh doanh của cơng ty Niferco là sản phẩm phân bón đóng vai trị trực tiếp trong chất lượng của sản phẩm cơng ty kinh doanh. Nhận thức được điều này, cơng ty Cổ phần phân lân Ninh Bình đã khơng ngừng phát triển đội ngũ cán bộ của cơng ty, nhất là phịng kinh doanh. Bởi vì, phịng kinh doanh có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động tổ chức kinh doanh sản phẩm của công ty.

Để thực hiện tốt việc phát triển thị trường tiêu thụ thì việc quan trọng đầu tiên là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một số giải pháp được đề xuất như:

Một là, với đội ngũ nhân viên kinh doanh hiện có, cơng ty một mặt khuyến khích họ tự học hỏi trau dồi kinh nghiệm, một mặt công ty chủ động cử họ đi học các khố học nhằm nâng cao kiến thức chun mơn về nghiệp vụ kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có đáp ứng u cầu ngày càng cao của cơng ty cũng như của thị trường.

Hai là, cơng ty có biện pháp bổ sung lao động kinh doanh từ các nguồn khác nhau. Nguồn đó có thể là những người được đào tạo chính quy, có hệ thống về hoạt động kinh doanh, hay là những lao động đã có kinh nghiệm, có năng lực cao và tâm huyết với cơng việc. Những lao động này được đào tạo chuyên sâu nên khi vào thực hiện cơng tác thực tế họ sẽ mất ít thời gian để thích nghi với cơng việc, những kiến thức cơ sở được đào tạo sẽ giúp họ hoàn thành nhiệm vụ một cách chủ động, sáng tạo, khoa học. Từ đó nhanh chóng nâng cao hiệu quả lao động trong việc triển khai tổ chức các chiến lược, chính sách của cơng ty.

Ba là, có nhiều chính sách khuyến khích người lao động. Người lao động ngồi phần lương chính của mình sẽ được nhận thêm phần trăm lương tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt công việc được giao theo các tiêu chuẩn cụ thể. Như vậy có thể nâng cao được tinh thần trách nhiệm, nâng cao ý thức và thái độ của người lao động, làm cho

người lao động nhiệt tình hơn trong cơng tác, từ đó nâng cao năng suất lao động, giúp thúc đẩy và củng cố việc mở rộng thị trường.

Bốn là, không nên ồ ạt tuyển dụng nhiều nhân viên kinh doanh. Điều này sẽ gây tốn kém cho trong công tác quản lý nhân sự mà nên tập trung vào công tác bồi dưỡng nhân viên. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát nhân viên để có những điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu phát triển thị trường của doanh nghiệp, đồng thời loại bỏ những nhân viên khơng đủ năng lực để tránh gây lãng phí nguồn lực cho cơng ty.

3.2.2 Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển thị trường

Trong cơ chế thị trường, sự vận động là không ngừng biến đổi. Do vậy nghiên cứu thị trường, thu thập xử lý thông tin như các thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về các chính sách của nhà nước… cần phải được thu thập, xử lý kịp thời trong quá trình vận hành mạng lưới kinh doanh.

Qua nghiên cứu thị trường công ty phải xác định thị trường mà mình đầu tư kinh doanh sản phẩm. Công ty cần giữ vững được thị trường truyền thống và thâm nhập khai thác được các thị trường mới nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển thị trường.

Đối với thị trường truyền thống như Ninh Bình là thị trường có tỷ trọng doanh thu cao. Cơng ty phải liên tục củng cố lòng tin của người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường. Bởi vì nhu cầu của con người ln ln thay đổi và ngày một tăng về số lượng và chất lượng. Việc chiếm lĩnh và phát triển thị trường kinh doanh truyền thống là thật sự cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xun của cơng ty. Vì vậy cơng ty phải tăng cường thâm nhập sâu để khảo sát để nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu, cải tiến chất lượng sản phẩm phù hợp với thực tiễn.

Cùng với việc giữ vững thị trường truyền thống, công ty cần phải tăng cường kinh doanh vào các thị trường mới khu vực miền bắc như Thái Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ cũng như cần phát triển thêm hơn nữa nhiều khu vực thị trường khác ở miền Bắc. Công ty cũng phải tiến hành đồng thời việc nghiên cứu chiến lược, chính sách kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ứng với từng khu vực thị trường. Tiến hành so sánh về chất lượng, giá cả sản phẩm, các hình thức cung ứng, các dịch vụ sau bán của công ty với các đối thủ cạnh tranh để từ đó có sự điều chỉnh cho hợp lí, có chính sách đổi mới nhằm thu hút khách hàng đến với công ty.

3.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Do các đặc trưng riêng biệt của sản phẩm nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào cơ sở hạ tầng và chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh. Một số giải pháp đề xuất như:

- Đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh sản phẩm của công ty: Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

- Nâng cao kỹ năng chuyên môn, phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh: Có chính sách xây dựng đội ngũ nhân viên trong dài hạn và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn nhỏ. Kiểm tra, giám sát nhân viên để có những điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu phát triển thị trường của doanh nghiệp, đồng thời loại bỏ những nhân viên không đủ năng lực để tránh gây lãng phí nguồn lực cho cơng ty.

- Tiếp nhận ý kiến đóng góp phản hồi từ khách hàng: Mỗi ý kiến phản hồi, đánh giá về sản phẩm mà công ty cung ứng sẽ là một thước đo, là tiêu chuẩn mà cơng ty sẽ dựa vào đó để hồn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm phân bón của mình.

3.2.4 Tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán hàng

Hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của công ty trong hoạt động kinh doanh. Quảng cáo là việc sử dụng các thông tin đại chúng để thông tin cho khách hàng về sản phẩm mà cơng ty kinh doanh. Với các loại hình, chương trình độc đáo, đặc sắc cơng ty đã có những bức ảnh giới thiệu sinh động về hoạt động của công ty tại văn phòng làm việc và gửi đến khách hàng, cũng như công tác quảng cáo rầm rộ trên mạng internet nhằm đưa sản phẩm của công ty đến với công chúng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, để công ty phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình thì dừng lại đó là chưa đủ. Công ty cần thực hiện thêm một số biện pháp để khuếch đại thương hiệu sản phẩm và công ty tới các khách hàng hơn nữa. Cơng ty có thể sử dụng các quỹ đầu tư phát triển để đầu tư cho một số hoạt động như:

- Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm truyền hình trung ương và địa phương, báo chí, đài phát thanh,…Lựa chọn một số thị trường mà công ty muốn phát triển thêm như: Thái Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ để tổ chức quảng cáo nhằm cung cấp các thông tin về sản phẩm, lôi cuốn sự chú ý, quan tâm và quyết định sử dụng sản phẩm của khách hàng.

- Ngồi ra, cơng ty có thể tham gia các hoạt động xã hội để khuyếch trương uy tín của cơng ty như tài trợ một số hoạt động thể thao, văn hoá, tổ chức các cuộc giao lưu ca nhạc… Tham gia các hoạt động này giúp công ty thiết lập được hình ảnh tốt của cơng ty đối với cơng chúng.

3.2.5. Tăng cường nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh

Khách hàng và đối thủ cạnh tranh là 2 nhân tố có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Đối với khách hàng công ty cần đẩy mạnh tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng, công ty cần nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu của khách hàng tại thị trường mà công ty kinh doanh. Nắm bắt được tâm lý khách hàng là một nhiệm vụ cần đề ra đối

với cơng ty, cơng ty có thể đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Công ty cần đẩy mạnh nghiên cứu, tìm hiểu thơng tin về đối thủ cạnh tranh trên các thị trường kinh doanh. Qua nghiên cứu đối thủ cạnh tranh phải xác định đối thủ cạnh tranh của mình đang kinh doanh về mảng sản phẩm chính nào? Chính sách giá, chính sách sản phẩm của đối thủ? Thị trường kinh doanh, khách hàng mà họ hướng tới? Nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách kinh doanh hợp lý để nâng cao sức cạnh tranh của mình với đối thủ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân NPK của công ty cổ phần phân lân ninh bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)