Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng mại mặt hàng thép của công ty cổ phần thép tổng hợp trên thị trƣờng nội địa (Trang 33 - 35)

1.1 .3Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng thép

3.2. Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép

Tổng Hợp trên thị trường nội địa.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thị trường

Chuyển dịch cơ cấu thị trường phản ánh tỉ trọng doanh thu bán sản phẩm trên một thị trường cụ thể so với tổng doanh thu bán sản phẩm của công ty. Các sản phẩm dần được thâm nhập vào các thị trường mới, chuyển dịch từ thị trường cũ sang thị trường mới, hướng từ nội địa ra thị trường thế giới. Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường bao gồm sự chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ, cơ cấu khách hàng hay cơ cấu phương thức kinh doanh… Chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng tích cực( tăng tỷ trọng hàng hóa chất lượng, tăng thị phần ở các thị trường tiềm

năng,…) sẽ giúp công ty phát triển một cách nhanh và bền vững.Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng phải theo hướng tăng tỷ trọng của các loại hàng hóa có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt, ngày càng được khách hàng lựa chọn. Chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng tăng thị phần ở những thị trường tiềm năng, những thị trường có nhiều cơ hội phát triển tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, và thu hẹp hoạt động kinh doanh ở những thị trường kém hiệu quả. Về phía khách hàng, cần phải gia tăng những khách hàng tiềm năng.Đối với cơng ty cổ phần Thép Tổng Hợp thì khách hàng là những doanh nghiệp sản xuất, xây dựng,... Đây là những khách hàng lâu dài và đem lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những khách hàng cá nhân vẫn có vai trị quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh, uy tín của cơng ty.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của công ty dựa vào nhiều yếu tố như giá cả, thương hiệu sản phẩm, thị phần…mỗi yếu tố trên đều có tầm quan trọng riêng và chúng đều tác động đến sự phát triển thương mại sản phẩm thép của doanh nghiệp.Vì thế việc chú trọng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng trong xu hướng phát triển không ngừng của xã hội hiện nay. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, cơng ty cần phải chú trọng cải tiến chất lượng sản phẩm, xuất xứ rõ ràng, đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, chủng loại phù hợp nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Đồng thời có những chiến lược và quy trình kinh doanh nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, đưa ra mức giá thành hợp lý. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần phải quan tâm, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, phát triển hệ thống cơng nghệ thơng tin để phục vụ cho việc tìm kiếm thơng tin của khách hàng một cách thuận tiện nhất.

- Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực của thị trường

Nguồn lực của thị trường bao gồm các nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, nguồn lực về cơ sở vật chất và nguồn lực nội tại của doanh nghiệp như nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực. Nguồn lực của thị trường có thể tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của cơng ty, từ đó nó có thể làm tăng hoặc giảm doanh thu tiêu thụ, tác động đến lợi nhuận của công ty. Về phía nhà cung ứng, cơng ty nên chọn những nhà cung cấp uy tín, với mức giá phù hợp, hạn chế tối đa sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào một nhà cung ứng để doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn và thay đổi khi cần thiết. Về phía khách hàng, cơng ty cần xác định được khách hàng mục tiêu của mình, tăng số lượng người mua hàng của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, và nếu họ cung cấp những sản phẩm dịch vụ không hề kém cạnh, hoặc có nhiều ưu thế hơn so với cơng ty, doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn từ phía nhà cung ứng cho đến khách hàng. Vì thế cơng ty phải tạo ra được sự khác biệt trong sản phẩm hay hoạt động kinh doanh của mình,

nâng cao thế lực của mình trên thị trường. Để làm được điều đó, cơng ty cần phải tận dụng và phát huy hiệu quả nguồn nội lực của mình như nguồn vốn, nguồn lao động, kết hợp với nguồn ngoại lực để tạo ra tỷ lệ sinh lời hay năng suất lao động tối đa.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường

Công ty cần tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, có kế hoạch nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường,thăm dị tìm hiểu thị trường. Thực hiện cơng tác nghiên cứu thị trường sâu rộng hơn, chính xác và hiệu quả hơn, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, chú trọng tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm của cơng ty.

Ngồi ra các doanh nghiệp cần liên kết chiến lược để có thể khai thác được những giá trị gia tăng của nhau, đồng thời tạo ra liên minh chống lại áp lực của khủng hoảng. Mặt khác, điều chỉnh mục tiêu chiến lược phù hợp sẽ cần thực thi kịp thời với những thao tác như điều chỉnh mục tiêu doanh số theo tháng, điều chỉnh kế hoạch ngân sách theo tháng, thậm chí theo tuần, gia tăng áp lực thực hiện bằng cách vận động, động viên nhân viên ủng hộ cho doanh nghiệp…

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của công ty. Công tác này trong thời gian qua công ty thực hiện vẫn cịn những bất cập vì vậy trong thời gian tới cơng ty cần có những chính sách đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên như sau:

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể trong từng giai đoạn đồng thời xác lập nguồn kinh phí đào tạo phù hợp.

+ Tổ chức, tạo điều kiện cho những nhân viên có nhu cầu đi học các lớp kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng để nâng cao trình độ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cơng việc.

+ Ngồi việc đào tạo nguồn nhân lực về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, công ty cần rèn luyện về tác phong làm việc chuyên nghiệp, về ý thức trách nhiệm đối với công việc cho nhân viên.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng mại mặt hàng thép của công ty cổ phần thép tổng hợp trên thị trƣờng nội địa (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)