Cơ cấu tổ chức Công ty LV2

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển truyền thông thƣơng hiệu công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải việt nhật s 2 (Trang 33)

- Giám đốc điều hành: Ra quyết định và quản lý chung tất cả các hoạt động kinh

doanh cũng như chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về tiến độ hồn thành mục tiêu đã đề ra của cơng ty LV2.

- Phó Giám đốc kinh doanh: Quản lý và điều phối mọi công việc liên quan đến

khách hàng và hoạt động tiêu thụ dịch vụ của công ty theo chiến lược kinh doanh theo chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc điều hành.

- Phó Giám đốc hành chính: Quản lý và điều phối mọi công việc liên quan đến

các công tác trong các lĩnh vực: nhân sự, kế tốn-tài chính...

- Bộ phận Xuất nhập khẩu: Quản lý về công tác chuyên môn, nghiệp vụ xuất nhập

khẩu; Giao thương quốc tế và hợp tác quốc tế và thực hiện các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Quản lý các hoạt động khai thuê hải quan cho từng mặt hàng xuất/nhập khẩu.

- Bộ phận Vận tải: Quản lý và sắp xếp lịch giao nhận hàng hóa tại các cảng, giao

nhận hàng hóa kiểm hóa tại các chi cục hải quan, sắp xếp xe, lịch chạy cho từng đơn hàng,...

- Bộ phận An toàn: Quản lý vấn đề an toàn tại các kho bãi, an tồn cho hàng hóa,

phịng chống cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa,...

- Bộ phận Mua sắm: Chuyên phụ trách việc làm hợp đồng, tư vấn dịch vụ mà công ty cung cấp, mua sắm, chuẩn bị đầu vào cho công ty nhằm thực hiện tốt những hoạt động của công ty.

- Bộ phận Quản lý kho bãi: Quản lý và lưu trữ danh sách hàng hóa xuất/nhập vào

kho của từng khách hàng.

- Bộ phận Nhân sự tổng hợp: Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản

lý nhân viên và tổ chức bộ máy quản lý tổng hợp giữa các văn phịng cơng ty: tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, thơng báo về ngày cơng, tiền lương,... Ngồi ra, đặc thù công ty về dịch vụ logistics, các nhân viên công ty thường phải di chuyển đi lại nhiều từ văn phịng cơng ty đến cơ quan hải quan giao nhận chứng từ, kho bãi,... nên nhân viên nhân sự có nhiệm vụ sắp xếp, gọi xe chở nhân viên để phục vụ nhu cầu cơng việc,...

-Bộ phận Tài chính-kế tốn: Kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi và thanh toán các

khoản nợ, nộp ngân sách cho Nhà nước và trả lương cho nhân viên và lập báo cáo theo định kỳ.

2.1.3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Tên dịch vụ Dịch vụ cụ thể

Khai thuê hải quan

-Làm thủ tục khai thuê hải quan nhập khẩu cho nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào, hàng hóa,...

-Làm thủ tục khai thuê hải quan xuất khẩu cho sản phẩm hoàn thiện/nguyên phụ liệu dư thừa hoặc xuất bán cho đối tác

Giao nhận vận tải

Các hoạt động chủ yếu: nhận hàng/giao hàng, bốc/xếp hàng, vận chuyển hàng nội địa đến địa điểm đích theo yêu cầu của khách hàng

Kho bãi Các hoạt động của công ty trong lĩnh vực này là: cho thuê kho, quản lý hàng xuất nhập kho/ bãi, kho ngoại quan,…

2.1.4. Thực trạng tình hình kinh doanh

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty năm 2014-2016

(Đơn vị: triệu đồng)

2014 2015 2016

Tổng doanh thu 429,349 502,954 598,745

Tổng chi phí 390,139 450,350 534,782

Lợi nhuận trước thuế 39,210 52,604 63,963

Lợi nhuận sau thuế 30,539 41,031 49,891

(Nguồn: Bộ phận Xuất nhập khẩu)

Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình kinh doanh của cơng ty trong 3 năm từ 2014-2016 tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu là 17.14% (năm 2014-2015) và 19.05% (năm 2015-2016). Doanh thu có xu hướng tăng, tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định, cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai.

Mặt khác, từ năm 2014 đến năm 2016, doanh thu tăng 39.45%, trong khi chi phí tăng 37.07% cho thấy LV2 đã có những chính sách và chiến lược phù hợp, hiệu quả nhằm tăng doanh thu ổn định, đồng thời tối thiểu hóa chi phí, tăng lợi nhuận của cơng ty.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHHdịch vụ vận tải Việt – Nhật số 2 dịch vụ vận tải Việt – Nhật số 2

2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của cơng ty

2.2.1.1. Chính trị - pháp luật

Năm 2017, Chính phủ ban hành “Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025” đã góp phần hồn thiện hơn khung pháp lý và chính sách liên quan đến ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam.

Các chính sách pháp luật về giao thơng, vận tải và thủ tục hải quan dần được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics như Logitem Việt Nam 2. Các đường lối chính sách của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội và khả năng điều hành, thực thi các chính sách pháp luật, kế hoạch cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Các chính sách về thuế của Nhà nước là trách nhiệm và nghĩa vụ mà Công ty Logitem Việt Nam 2 phải thực hiện. Nghĩa vụ nộp thuế là yếu tố quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có trách nhiệm nộp đầy đủ vào ngân sách của Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.

2.2.1.2. Kinh tế

Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao.

Tính đến năm 2016, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ cơ bản có sự cải thiện so với những năm trước, với tốc độ tăng trưởng GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và tổng vốn đầu tư tồn xã hội đều tăng so với năm trước.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế tiếp tục dịch chuyển đúng hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong khi giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản và ổn định tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng.

Môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện với sự tăng trưởng tốt của hoạt động sản xuất, cơ sở hạ tầng đặc biệt là các tuyến đường cao tốc, cùng với những nỗ lực cải cách hành chính, thuận lợi hóa thương mại, đã tạo điều kiện cho lĩnh vực logistics của Việt Nam có những chuyển biến tích cực.

2.2.1.3. Nhân khẩu học

Việt Nam được biết đến là đất nước đông dân trong khu vực Đông Nam Á, với trên 90 triệu dân, là thị trường tiêu thụ lớn và nguồn nhân công dồi dào, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cao.

Kinh tế đang phát triển, đời sống người dân được cải thiện, theo đó trình độ học vấn được nâng cao. Cùng với đó là sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, người dân được tiếp xúc với nhiều các công nghệ hiện đại, Internet,…

Tại thị trường miền Bắc, đặc biệt là thành phố Hà Nội, có mật độ dân số cao, có nhiều khu cơng nghiệp, nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn nữa, khu vực Hà Nội tập trung nhiều trường đại học tạo điều kiện cho cơng ty có được nguồn nhân cơng chất lượng cao, có trình độ.

2.2.2. Ảnh hưởng của mơi trường ngành tới hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.2.1. Khách hàng

Là công ty kinh doanh dịch vụ Logistics, khách hàng của công ty là những cá nhân/tổ chức có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics: khai thuê hải quan, giao nhận vận tải, thuê kho bãi,…Trong đó, khách hàng thường xuyên của cơng ty là những doanh nghiệp Nhật Bản có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, tần suất sử dụng liên tục và khối lượng hàng hóa lớn. Ngồi ra, khách hàng lẻ của công ty là những cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của công ty với tần suất thấp, khơng thường xun. Mỗi đối tượng khách hàng khác nhau có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics khác nhau, điều này tác động đến chính sách kinh doanh của cơng ty.

2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Ngành logistics ở Việt Nam đang có sự phát triển, hiện nay tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) là khoảng 1300 doanh nghiệp, chủ yếu phân bố ở hai thành phố chính là Hồ Chí Minh (chiếm tỷ trọng 54% doanh nghiệp) và Hà Nội (chiếm 18%).

Theo số liệu thống kê thì doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới 75% thị trường và các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu thị trường logisitcs trong đó cơng ty LV2 của Logitem Việt Nam được đánh giá là một trong những tập đoàn cung cấp dịch vụ logistics chiếm tỉ lệ cao tại thị trường Việt Nam.

Nhà nước đang thực hiện những chính sách để phát triển ngành dịch vụ logistics, khuyến khích các doanh nghiệp logistics trong nước đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đây là cơ hội cũng là thách thức lớn đối với công ty Logitem Việt Nam 2. Những chính sách phát triển cùng với hạ tầng cơ sở giao thông được xây dựng là cơ hội lớn để LV2 có thể phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội là thách thức, đó là sự gia nhập ngành của nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sẽ mạnh mẽ hơn, không chỉ là những doanh nghiệp trong nước mà cịn với cả những doanh nghiệp nước ngồi có tiềm lực tài chính, khoa học cơng nghệ hiện đại hoạt động ở Việt Nam.

Hiện tại, trên địa bàn miền Bắc, công ty phải cạnh tranh với những đối thử lớn như Yusen Logistics Solutions Việt Nam, Thành Đạt Express, Nippon Express,…. Những đối thủ này hầu hết đều là những cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, có nguồn lực tài chính lớn mạnh, đã hoạt động lâu trên thị trường logistics Việt Nam. Là công ty đã hoạt động nhiều năm trên thị trường logistics, để có thể cạnh tranh, giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường, gia tăng thị phần,... cơng ty LV2 cần có những chính sách hoạt động, cải tiến chất lượng dịch vụ, chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý, truyền thơng thương hiệu,... để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

2.3. Thực trạng hoạt động quản trị thương hiệu tại công ty TNHH dịch vụvận tải Việt – Nhật số 2 vận tải Việt – Nhật số 2

Ngay từ khi vào thị trường Việt Nam, mang thương hiệu logistics đến từ Nhật Bản, cơng ty định vị thương hiệu của mình theo chất lượng và giá cả, chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Nhật Bản với mức giá hợp lý, cung cấp dịch vụ đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của các doanh nghiệp Nhật Bản hàng đầu.

Với lợi thế nổi bật là thương hiệu đến từ Nhật Bản, cung cấp nhiều dịch vụ logistics, trên phạm vi toàn quốc với chất lượng Nhật Bản; nắm bắt xu hướng thị trường logistics Việt Nam, nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics tại Việt Nam; là thương hiệu hàng đầu Nhật Bản gia nhập vào thị trường logistics Việt Nam. Đối với LV2, cũng như Tập đồn Japan Logistic Systems, uy tín thương hiệu được tạo nên bởi chất lượng dịch vụ và hệ thống kênh phân phối, hệ thống những dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

2.3.1. Hoạt động thiết kế thương hiệu

Là thương hiệu có xuất xứ từ Nhật Bản, hoạt động thiết kế thương hiệu của Logitem Việt Nam 2 được thực hiện theo kế hoạch của công ty ở Nhật Bản. Tên thương hiệu, logo,... đều sử dụng chung cho tồn bộ hệ thống các cơng ty thành viên trên tồn khu vực.

2.3.1.1. Tên thương hiệu

Cơng ty TNHH dịch vụ vận tải Việt - Nhật số 2 cung cấp dịch vụ logistics với tên thương hiệu là Logitem Việt Nam. "Logitem" là sự kết hợp của "Logistics" và "Systems", bao gồm mục đích chính là vận hành hậu cần một cách có hệ thống. “Logi” từ chữ “Logistics” và “tem” từ “Systems” tạo nên tên thương hiệu “Logitem”.

Hình 2.1. Cấu tạo tên thương hiệu Logitem

“Logitem” được thiết kế ngắn gọn, dễ đọc. Ta có thể thấy, thương hiệu này cũng dễ dàng chuyển đổi sang ngôn ngữ khác, từ ngôn ngữ Nhật sang tiếng Anh, chữ La-ting mà không là thay đổi ý nghĩa của thương hiệu. Là thương hiệu logistics, “Logitem” đã thể hiện được ý tưởng, đặc điểm sản phẩm dịch vụ mà cơng ty cung cấp. Khi nghĩ đến, nhìn thấy, tiếp xúc với tên “Logitem” này người ta có thể liên tưởng đến đây là thương hiệu của công ty cung cấp dịch vụ logistics.

Nguồn gốc tên Nhật Bản là "Nippon Logitem". Tập đoàn tiếp tục mở rộng tên thương hiệu với "Nippon" (Nhật Bản) ra khỏi nhận thức của Nhật Bản như là một nền kinh tế hàng đầu và theo nguyện vọng của tập đoàn rằng thương hiệu lan rộng khắp Nhật Bản và trên toàn thế giới. Ở mỗi thị trường các nước khác nhau, tên “Logitem” sẽ gắn liền với tên của quốc gia đó như: Logitem Việt Nam (Logitem Vietnam), Logitem Lào (Logitem Laos),....

Tên thương hiệu được thiết kế với những màu chính là màu xanh dương, xanh lá và màu đỏ ở giữa phân biệt tên thương hiệu thành hai nửa với 2 màu khác biệt. “Logitem Việt Nam” được thiết kế với những kẻ ngang, là thương hiệu về vận tải, cách thiết kế này giúp liên tưởng đến hình ảnh của gió, thể hiện sự tốc độ, nhanh chóng.

2.3.1.2. Logo

Logo của công ty được thiết kế, sử dụng đồng nhất với tập đồn bên Nhật Bản. Các cơng ty con, cơng ty thành viên của tập đồn đều sử dụng chung một tên thương hiệu là Logitem và chung logo.

Logo của công ty được thiết kế đơn giản với hai màu nổi bật là màu xanh đậm và màu đỏ. Phần màu xanh được thiết kế như chữ “L” cách điệu, thể hiện chữ cái đầu trong từ “Logitem”. Phần màu đỏ là chữ “O”, kết hợp cả hai phần của logo ta có thể hình dung được chữ “G”. Logo của cơng ty được thiết kế cách điệu từ chữ “LOG” viết tắt của từ “Logitem” đồng thời cũng thể hiện được lĩnh vực mà công ty kinh doanh, dịch vụ logistics.

Mặt khác, đây là thương hiệu từ Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc, hình trịn đỏ trên logo tượng trưng cho mặt trời. Nằm ở cực Đông của Châu Á nên Nhật Bản cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm, logo thể hiện ý tưởng của công ty là dẫn đầu, sẽ dẫn đầu về ngành logistics ở Nhật Bản, cũng như trên thị trường thế giới.

Hình 2.3. Logo của công ty

Logo của công ty được thiết kế đơn giản, dễ phân biệt và thể hiện được ý tưởng mà cơng ty muốn truyền đạt, đồng thời có tính thẩm mĩ cao.

2.3.2. Hệ thống nhận diện thương hiệu

Công ty sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán là tên thương hiệu “Logitem” và logo của công ty. Các công ty con của Japan Logistic Systems Group đều sử dụng chung một thương hiệu và logo. Thương hiệu “Logitem” được sử dụng cho các công ty trên khắp khu vực. Ở mỗi công ty ở mỗi quốc gia khác nhau, tên thương hiệu sẽ

kết hợp cùng với tên quốc gia đó như: Logitem Việt Nam, Logitem Lào, Logitem Thái Lan,....

Thương hiệu cũng được sử dụng đồng nhất tại các văn phịng cơng ty, chi nhánh trên cả nước. Điểm tiếp xúc thương hiệu là logo, tên thương hiệu, đồng phục của nhân viên, danh thiếp, thùng xe tải, container. Ngoài ra, điểm tiếp xúc thương hiệu cịn được thể hiện qua cách bài trí văn phịng cơng ty, kho bãi. Tại các văn phịng cơng ty, chi nhánh, kho bãi của cơng ty đều có tên cơng ty, thương hiệu; khn viên, tường được sơn màu xanh dương là màu đặc trưng của cơng ty.

Hình 2.4. Các điểm tiếp xúc thương hiệu của cơng ty LV2

2.4. Thực trạng truyền thông thương hiệu của công ty

2.4.1. Các hoạt động quảng cáo của cơng ty

Quảng cáo đóng vai trị quan trọng trong hoạt động truyền thơng bởi tính đại

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển truyền thông thƣơng hiệu công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải việt nhật s 2 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)