2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sổ da của công ty TNHH sản
2.2.1 Phân tích thực tiễn phát triển thương mại so với kế hoạch phát triển thương mạ
TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt trên thị trường miền Bắc.
2.2.1 Phân tích thực tiễn phát triển thương mại so với kế hoạch phát triển thươngmại sản phẩm sổ da. mại sản phẩm sổ da.
Bảng 2.2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch thương mại sản phẩm sổ da của công ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt trong giai đoạn 2013- 2017.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Mua vào Bán ra Ảnh hưởng đến dự trữ
KH TH %HT KH KH TH %HT KH KH TH CL 2013 6068,5 4854,8 80 7420,1 8162,1 110 -1351,6 -3307,3 -1955,7 2014 7964.8 8920,6 112 8217,5 8217,5 100 -252,7 703,1 955,8 2015 10742,9 9990,9 93 11543,7 9696,7 84 --800,8 294,2 1095 2016 11864,6 12457,8 105 10427,9 10344,5 99.2 1436,7 2113,3 676,6 2017 14311,2 15627,9 109,2 13457,9 14632,3 108,7 853,3 995,6 142,3
Nguồn số liệu: Phịng kế tốn cơng ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt Năm 2013, Ở công ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt, tổng mức mua thực hiện so với kế hoạch giảm 20% hay 1213,7 triệu đồng; tổng mức bán thực hiện so với kế hoạch tăng 10% hay 742 triệu đồng nên tổng mức dự trữ thực hiện so với kế hoạch giảm 1955,7 triệu đồng.
Năm 2014, Ở công ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt, tổng mức mua thực hiện so với kế hoạch giảm 12% hay 955,8 triệu đồng; tổng mức bán hoàn thành kế hoạch dề ra nên tổng mức dự trữ thực hiện so với kế hoạch tăng 955,8 triệu đồng.
Năm 2015, Ở công ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt, tổng mức mua thực hiện so với kế hoạch giảm 7% hay 752 triệu đồng; tổng mức bán thực hiện so với kế hoạch giảm 16% hay 1847 triệu đồng nên tổng mức dự trữ thực hiện so với kế hoạch tăng 1095 triệu đồng.
Năm 2016, Ở công ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt, tổng mức mua thực hiện so với kế hoạch tăng 5% hay 593,2 triệu đồng; tổng mức bán thực hiện so với kế hoạch giảm 0,8% hay 83,4 triệu đồng nên tổng mức dự trữ thực hiện so với kế hoạch tăng 676,6 triệu đồng.
Năm 2017, Ở công ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt, tổng mức mua thực hiện so với kế hoạch tăng 9,2% hay 1316,7 triệu đồng; tổng mức bán thực hiện so với kế hoạch tăng 8,7% hay 1174,4 triệu đồng nên tổng mức dự trữ thực hiện so với kế hoạch tăng 142,3 triệu đồng.
- Phát triển thị trường: Để tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp phải làm tốt cơng tác thị trường mà trong đó thị trường hàng hố đóng vai trị quan trọng. Cùng với sự biến đổi một cách nhanh chóng, phức tạp và khơng ổn định của mơi trường kinh doanh , một doanh nghiệp muốn tồn tại thì tất yếu phải sản xuất và cung ứng ra thị trường một thứ gì đó có giá trị đối với một nhóm tiêu dùng nào đó.
Phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp ngoài việc đưa sản phẩm hiện tại vào bán trong thị trường mới còn bao gồm cả việc khai thác tốt thị trường hiện tại, nghiên cứu dự báo thị trường đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng đựoc yêu cầu của thị trường hiện tại và thị trường mới.
Để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, sau mỗi thời kỳ, giai đoạn kinh doanh thì doanh nghiệp phải có các bản báo cáo tổng kết, đánh giá các hoạt
động sản xuất kinh doanh của kỳ báo cáo trước và giai đoạn trước. Tương tự như vậy doanh nghiệp cũng cần phải có các báo cáo đánh giá về hoạt động phát triển thị trường . Đây là một trong những khâu quan trọng nhằm rút ra cho doanh nghiệp những bài học kinh nghiệm cho kỳ sản xuất kinh doanh sau. Doanh nghiệp có thể đánh giá sự phát triển thị trường sản phẩm của mình thơng qua các chỉ tiêu sau: Doanh số bán ra, thị phần, số lượng khách hàng, số lượng đại lý tiêu thụ và một số chỉ tiêu tài chính…
Trong thời gian đầu sau khi mới thành lập cơng ty Âu Việt chỉ kinh doanh sản phẩm của mình trên khu vực Hà Nội, nhưng sau này khi hoạt động kinh doanh phát triển hơn thì Âu việt đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình sang các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc…và các tỉnh thành khác trên thị trường miền Bắc. Bước ngoặt lớn nhất trong quá trình phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Âu Việt nói chung và sản phẩm sổ da nói riêng là vào ngày 14/08/2017 cơng ty Âu Việt chính thức mở văn phịng đại diện tại Số 9/13 Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây chính là thời điểm đánh dấu sự mở rộng thị trường tiêu thụ từ thị trường miền Bắc sang thị trường miền Nam cũng như toàn đất nước và chắc chắn cơng ty sẽ có những chiến lược phát triển thị trường sản phẩm sang các quốc gia trên thế giới.
- Đối tác, bạn hàng: Đối với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ thì ngân sách dành cho tiếp thị hạn chế. Do vậy, những doanh nghiệp này có thể trao đổi hoa hồng cho bên đối tác để giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm các đối tác trong các khách hàng hiện tại của mình và tạo ra một chương trình phần thưởng cho người giới thiệu sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp giới thiệu sản phẩm bằng truyền miệng là cực kỳ hiệu quả khi nói đến tiếp thị.
Nhận thức được tầm quan trọng của các đối tác, bạn hàng trong hoạt động kinh doanh thì Âu Việt liên tục chú trọng đến vấn đề mở rộng đối tác, bạn hàng lên để làm tiền đề cho phát triển thương mại sản phẩm sổ da và các sản phẩm khác của mình. Các sản phẩm của Âu Việt có mặt trong rất nhiều cửa hàng văn phòng phẩm, các gian hàng về sản phẩm văn phòng ở các siêu thị hay trung tâm thương mại.
- Dịch vụ thương mại: Để phát triển hoạt động thương mại thì mở rộng quy mơ, chất lượng sản phẩm, đặt ra các mức giá cả hợp lý là chưa đủ, các doanh nghiệp cần chú trọng đến phát triển các dịch vụ thương mại đi kèm, trong đó có các dịch vụ hỗ trợ sau bán khác. Dịch vụ thương mại của Âu Việt ngày càng gia tăng, và chất lượng của các dịch vụ cũng dần được cải thiện hơn. Các dịch vụ được biết đến nhiều nhất tại Âu Việt đó là: Giao hàng miễn phí, đổi trả hàng, hỗ trợ 24/24. Ngày nay, khi sự công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc mua bán hàng hóa qua internet ngày càng phổ biến hơn, chính vì vậy, khi mua sản phẩm sổ da hay bất kỳ sản phẩm nào của Âu Việt, quý khách hàng sẽ được giao hàng miễn phí. Đồng thời, sau khi nhận hàng nếu khách hàng khơng hài lòng về sản phẩm hoặc sản phẩm bị lỗi, khách hàng được phép đổi, trả hàng trong vòng 2 ngày. Cùng với đội ngũ nhân viên tư vấn, hỗ trợ khách hàng 24/24h trong tất cả các ngày trong tuần, đảm bảo cho khách hàng có được những sản phẩm tốt nhất, ưng ý nhất.
2.2.2. Phân tích, so sánh tình hình phát triển thương mại sản phẩm sổ da qua các năm từ năm 2013 đến năm 2017
- Hoạt động mua hàng.
Do mua hàng là khâu đầu tiên, cơ bản của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại và phát triển, để công tác quản trị mua hàng có hiệu quả thì mục tiêu cơ bản của hoạt động mua hàng là đảm bảo an toàn cho bán ra, đảm bảo chất lượng mua hàng, và mua hàng với chi phí thấp nhất.
+ Đảm bảo an toàn cho bán ra thể hiện trước hết là hàng mua phải đủ về số lượng và cơ cấu tránh tình trạng thừa hay thiếu dẫn đến ứ đọng hàng hoá hay gián đoạn kinh doanh làm ảnh hưởng đến lưu thơng hàng hố. Mặt khác hàng mua phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm do cơng ty bán ra. Cơng ty có tồn tại hay khơng phụ thuộc vào khách hàng. Cuối cùng là đảm bảo sao cho việc mua hàng, vận chuyển ít gặp rủi ro (do giao hàng chậm, ách tắc trong khâu vận chuyển... ). Chẳng hạn như đúng vào thời điểm nào đó, một mặt hàng đang lên” cơn sốt ” mà theo đúng tính tốn của doanh nghiệp hàng sẽ về đúng vào thời điểm đó nhưng do việc giao hàng chậm doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội thu được lợi nhuận “siêu ngạch ” và có thể sẽ dẫn đến tình huống doanh nghiệp mất khách hàng do uy tín của họ bị giảm sút.
+ Đảm bảo chất lượng hàng mua vào thể hiện ở chỗ hàng phải có chất lượng mà khách hàng có thể chấp nhận được. Quan điểm phổ biến hiện nay trong cả sản xuất, lưu thông và tiêu dùng là cần có những hàng hố có chất lượng tối ưu chứ khơng phải có chất lượng tối đa. Chất lượng tối đa là mức chất lượng mà tại đó hàng hố đáp ứng tốt nhất một nhu cầu nào đó của người mua và như vậy người bán hay người sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận nhất. Cịn chất lượng tối đa là mức chất lượng đạt được cao nhất của doanh nghiệp khi sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, mức chất lượng này có thể cao hơn hoặc thấp hơn chất lượng tối ưu nhưng trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp chưa tối ưu.
+ Đảm bảo mua hàng với chi phí thấp nhất nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá bán hàng. Doanh nghiệp có thể hạ giá bán thấp hơn các đối thủ cạnh tranh để kéo khách hàng về phía mình. Chi phí mua hàng khơng chỉ thể hiện ở giá bán mà còn thể hiện ở chỗ mua hàng ở đâu, của ai, số lượng là bao nhiêu... để chi phí giao dịch, đặt hàng, chi phí vận chuyển là thấp nhất. Các mục tiêu trên không phải lúc nào cũng thống nhất nhau được vì thơng thường để đạt được cái này con người sẽ phải hy sinh cái khác hay mất đi một thứ khác. Chẳng hạn thường xảy ra mâu thuẫn giữa chất lượng và giá cả, chất lượng tốt thì giá cao và ngược lại. Ngồi ra mục tiêu mua hàng cịn mâu thuẫn với các mục tiêu của các chức năng khác. Vì vậy khi xác định mục tiêu mua hàng cần đặt chúng trong tổng thể các mục tiêu của doanh nghiệp và tuỳ từng điều kiện cụ thể mà xắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các mục tiêu mua hàng đảm bảo sao cho hoạt động mua hàng đóng góp tích cực nhất vào việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Năm 2013 Năm2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 Sổ da Tổng cộng
Đồ thị 1: Hoạt động mua hàng sản phẩm sổ da của công ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt trong giai đoạn 2013 đến năm 2017.
Nguồn: Phịng kế tốn- tài chính cơng ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt.
Dựa vào đồ thị trên ta thấy:
Hoạt động mua hàng sản phẩm sổ da của công ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2013- 2017, nhưng mức độ gia tăng không đồng đều.
Năm 2013, Âu Việt dùng 4854,8 triệu đồng để mua vào sản phẩm sổ da, chiếm tỷ lệ 19,75% trong tổng số chi phí cơng ty dành cho hoạt động mua vào các sản phẩm. Điều này cho thấy sản phẩm sổ da có vị thế quan trọng nhất định trong hoạt động thương mại của Âu Việt.
Năm 2014, chi phí dành cho mua hàng đối với sản phẩm sổ da của công ty là 8920, 6 triệu đồng, tăng 4065,8 triệu đồng, tương ứng tăng 83,75% so với năm 2013. Do hoạt động thương mại sản phẩm sổ da đem về mức doanh thu lớn cho doanh nghiệp trong năm 2013, nên trong năm 2014 cơng ty đã có những sự quan tâm, chú ý
đến sản phẩm này, đã đưa ra những chiến lược, chính sách kinh doanh để nâng cao hiệu quả mà sản phẩm này mang lại.
Năm 2015, hoạt động mua hàng của công ty vẫn giữ được sự tăng trưởng, tuy nhiên sự tăng trưởng này đã có xua hướng chậm lại khi hoạt động mua hàng chỉ tăng 1070,3 triệu đồng, tương ứng với mức tăng khoảng 12% so với năm 2014.
Năm 2016, hoạt động mua hàng tiếp tục tăng 2466,9 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 24,69% so với năm 2015.
Năm 2017, hoạt động mua hàng tiếp tục duy trì được mức tăng ổn định 2466,9 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 24,69% so với năm 2016. Chi phí dành cho mua hàng đối với sản phẩm sổ da là 15627,9 triệu đồng, chiếm 41,36% tổng chi phí dành cho việc mua hàng của Âu Việt.
+ Hoạt động bán hàng
Đối với các doanh nghiệp bán hàng là khâu cuối cùng trong khâu sản xuất kinh doanh nên nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Mọi hoạt động công tác khác đều nhằm mục đích là bán được hàng hố và chỉ có bán hàng mới thực hiện được mục tiêu trước mắt đó là lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra từ khâu bán hàng, hàng hố chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ, vịng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hồn thành và tiếp tục vịng mới, doanh nghiệp tiếp tục đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy hoạt động bán hàng là hoạt động nghiệp vụ cơ bản nhất, nó chi phối và quyết định các nghiệp vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Nếu khâu bán được tổ chức tốt, hàng hoá bán ra được nhiều sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, ngược lại nếu khâu bán hàng không được tổ chức tốt sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Tổ chức tốt khâu bán hàng làm tăng lượng hàng hoá bán ra, tăng khả năng thu hồi vốn nhanh, từ đó làm tăng vịng quay của vốn lưu động cho phép tiết kiệm một khoản vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hàng hoá khác, hoặc cho phép mở rộng quy mơ kinh doanh hàng hố của doanh nghiệp.
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 Sổ da Tổng cộng
Đồ thị 2: Hoạt động bán hàng sản phẩm sổ da của công ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt trong giai đoạn 2013 đến năm 2017.
Nguồn: Phịng kế tốn- tài chính cơng ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt.
Dựa vào đồ thị ta thấy:
Hoạt động bán hàng sản phẩm sổ da của cơng ty TNHH sản xuất và thương mại Âu Việt có xu hướng tăng lên liên tục trong giai đoạn 2013- 2017.
Năm 2013, Doanh thu trong hoạt động bán sản phẩm sổ da là 8162,1 triệu đồng, chiếm 22, 62% tổng doanh thu của công ty Âu Việt. Điều này cho thấy sản phẩm sổ da có vị thế quan trọng nhất định trong hoạt động thương mại của Âu Việt.
Năm 2014, doanh thu mang lại từ việc bán sản phẩm sổ da là 8217,5 triệu đồng, tăng 55,4 triệu đồng, tương ứng tăng 0,68% so với năm 2013. Mặc dù chi phí mua hàng tăng 4065,8 triệu đồng, tương ứng tăng 83,75% so với năm 2013, nhưng mức doanh thu thu về từ bán sản phẩm chỉ tăng rất nhỏ 0,68% , điều này cho thấy hoạt động thương mại sổ da của công ty trong năm 2014 là chưa thực sự hiệu quả như
mong đợi của các nhà quản trị, hoạt động mua hàng và bán hàng chưa có sự gia tăng tương ứng với nhau.
Năm 2015, hoạt động bán hàng của công ty vẫn giữ được sự tăng trưởng khá 1479,2 triệu đồng, tương ứng với mức tăng khoảng 18% so với năm 2014.
Năm 2016, doanh thu từ việc bán sản phẩm sổ da của Âu Việt tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng này bị chậm lại, chỉ tăng 647,8 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 6,68% so với năm 2015.
Năm 2017, doanh thu bán sản phẩm sổ da có sự gia tăng khá ấn tượng, với mức