II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA VIETINBANK VÀ ĐƯA RA CÁC KHUYẾN NGHỊ PHÙ HỢP
4. Những bất lợi Vietinbank phải đổi mặt do cơ cấu thu nhập tạo ra
Cơ cấu thu nhập của Vietinbank dù có sự chuyển dịch nhưng vẫn là một cơ cấu thu nhập “cũ”. Mặc dù, cơ cấu thu nhập của Vietinbank giai đoạn 2019-2021 đã có sự thay đổi, thu nhập từ lãi giảm nhẹ và thu nhập từ các hoạt động khác có sự tăng lên nhưng vẫn chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng, do nguồn thu từ lãi vẫn chiếm hơn 75% tổng thu nhập của ngân hàng, mà chủ yếu trong đó là thu lãi từ cho vay khách hàng. Với cơ cấu thu nhập như vậy, Vietinbank phải đối mặt với rất nhiều rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro Iãi suất,...Giải thích lí do cho sự chuyển dịch cơ cấu vốn “cịn chậm”, tỷ trọng thu nhập lãi còn cao là do sự phát triển của thị trường vốn tại Việt Nam chưa đủ mạnh, nên tín dụng ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Vì vậy, trong một chừng mực nhất định, dư địa để các ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và kinh doanh vốn là rất lớn- đó là lý do tại sao mặc dù
thu dịch vụ của Vietinbank đã tăng trưởng mạnh nhưng vẫn chưa cải thiện đáng kể tỉ trọng trong tổng thu nhập hoạt động.
Vietinbank phải đối mặt với nhiều khó khăn khi chuyển dịch cơ cấu thu nhập: tăng thu nhập ngoài lãi bằng cách tăng cường các hoạt động kinh doanh ngồi hoạt động cấp tín dụng.
Đối với hoạt động mua bán chứng khoán (bao gồm cả chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư). Thị trường chứng khoán những năm gần đây đang phát triển rất mạnh mẽ, đây là một kênh đầu tư đang được các NHTM đẩy mạnh phát triển. Hoạt động đầu tư không chỉ tạo ra lợi nhuận cho NH, đa dạng hóa danh mục tài sản và phân hóa rủi ro, tăng khả năng thanh khoản mà cịn góp phần giúp cho các quyết định của NHTM trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư này phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường, vậy nên Vietinbank muốn tối ưu hóa nguồn thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán, sẽ phải đối mặt với các loại rủi ro: rủi ro hệ thống xảy ra với toàn bộ thị trường, tác động đến tồn bộ danh mục chứng khốn; rủi ro phi hệ thống chẳng hạn như rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ đến từu phía nhà phát hành, rủi ro thanh khoản, rủi ro mua lại, rủi ro trả trước,…
Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, đây cũng là một thị trường có nhiều biến động, đặc biệt, trong thời gian qua, tỷ giá ngoại hối và giá vàng liên tục biến động do tình hình chính trị trên thế giới. Trước sự bất ổn của tình hình thế giới, các nền kinh tế lớn cũng đang phải đối mặt với những khó khăn khi thị trường ngoại hối biến động liên tục, Việt Nam cũng vậy. Do đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối muốn tối ưu nguồn lợi nhuận cũng là một khó khăn lớn với Vietinbank.
Đối với hoạt động dịch vụ, để tối đa hóa nguồn thu từ hoạt động này,
Vietinbank phải xây dựng được thế mạnh về công nghệ. Trong thời đại cơng nghệ 4.0 phủ sóng khắp các ngành nghề, lĩnh vực, các ngân hàng đang chạy đua đổi mới công nghệ, nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch, thu hút người dùng, từ đó tăng khả năng huy động vốn cũng như nguồn thu phí dịch vụ. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Vietinbank phải có nguồn lực tài chính dồi dào để thiết kế các sản phẩm công nghệ phù hợp với xu thế và nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, vấn đề về nguồn nhân lực giỏi cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn luôn là vấn đề các NHTM ở Việt Nam chưa giải quyết được.