II. TỔNG QUAN VỀ THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG ACB
2. Phân tích cơ cấu cơ cấu thu nhập ACB giai đoạn 2019-2021
3.1. Đánh giá sự phù hợp giữa cơ cấu thu nhập đối với chiến lược, chính sách, sản
phẩm và hoạt động của ngân hàng ACB.
Nhìn chung, từ giai đoạn 2019-2021 đến hiện nay, ACB đã đạt được nhiều thành công, được vinh danh ở nhiều hạng mục và lợi nhuận vượt kế hoạch. Về năng lực quản lý, ACB có cơ cấu tổ chức hợp lý, vận hành hiệu quả; kế hoạch kinh doanh, chính sách, quy trình
và thủ tục hoạt động được xây dựng phù hợp và triển khai có hiệu quả. Hoạt động của ACB tuân thủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định nội bộ. Đạo đức nghề nghiệp được duy trì. Cụ thể như sau:
3.1.1 Sự thay đổi quy mô, cơ cấu thu nhập giai đoạn 2019-2020.
Doanh thu năm 2020 đạt 21.933 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 941 triệu đồng. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế ACB nhận được chủ yếu từ việc cho thuê bất động sản và xử lý tài sản. Năm 2020 vừa qua, đại dịch Covid-19 đã tác động xấu đến thị trường cho thuê tài chính Việt Nam, nhiều doanh nghiệp phải hạn chế hay ngừng đầu tư tài sản cố định, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc hạn chế mở rộng ngành hàng kinh doanh.
Tổng thu nhập hoạt động đạt 17.730.369 tỷ đồng trong đó thu nhập lãi thuần ghi nhận 14.348.533 tỷ đồng tăng 20%. Tỷ trọng thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập hoạt động tăng 5,54% so với năm trước. Biên lãi ròng NIM tăng ở quý 3 và quý 4 nhờ lãi suất huy động giảm mạnh. Từ đó, biên sinh lời NIM cả năm đạt 12 điểm so với năm 2019 đạt 3,52% nhờ vào tiết kiệm chi phí vốn từ tăng trưởng tốt CASA và tín dụng tăng trưởng tốt. Tỷ trọng lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng nhẹ từ 0,32% lên 0,6%, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 0,34% lên 4,13%, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 2,73% lên 2,88%. Thu nhập ngồi lãi thuần đóng góp 20% trên tổng doanh thu. Khoản mục này giảm chủ yếu từ thu nhập phí dịch vụ giảm (do chuyển hạch tốn chi phí trả nợ trước hạn và phí thường niên thẻ lên thu nhập lãi) hay do ngân hàng tạm dừng hoạt động bán bảo hiểm vào tháng 12.2020 để chuẩn bị cho sự hợp tác mới và do ACB khơng cịn ghi nhận đột biến từ hoạt động thu hồi nợ.
Theo báo cáo thường niên năm 2020, trong năm 2020, ACB tiếp tục phân bổ ngân sách, đầu tư chiến lược cho các nhiệm vụ phát triển dài hạn của Ngân hàng như các dự án nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, tăng chi phí nhân sự thu hút nhân tài. Chi phí hoạt động ghi nhận -7.423.285 tỷ đồng được kiểm soát chặt chẽ dưới tác động của đại dịch với mức giảm 8% chủ yếu từ giảm chi phí đầu tư nhận diện thương hiệu, chi phí quảng cáo, hội nghị… . Theo đó, tỷ lệ CIR chi phí hoạt động trên tổng thu nhập được cải thiện từ 51,65% xuống còn 41,87%. Mức giảm này có thể do ACB ghi nhận khoản hồn nhập dự phịng tài sản có khác.
Tỷ lệ chi phí dự phòng trên lợi nhuận trước dự phòng chỉ chiếm 9%, là mức thấp nhất trong toàn hệ thống ngân hàng. Điều này cho thấy mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nhưng chi phí dự phịng vẫn được bán sát theo kế hoạch đề ra, phù hợp với chính sách quản lý rủi ro đẩy mạnh xử lý triệt để các vấn đề tồn đọng của Ngân hàng.
Tổng thu nhập hoạt động đạt 22.111.968 tỷ đồng tăng 24,71% so với năm 2020 trong đó thu nhập lãi chiếm 18.162.896 tỷ đồng tăng 26,58%. Thu nhập ngoài lãi tăng được hỗ trợ bởi thu nhập thuần tăng mạnh, lãi đáng kể từ chứng khoán đầu tư và kinh doanh ngoại hối. Tỷ trọng thu nhập lãi thuần trên tổng hoạt động tăng 1,21%.
Biên sinh lời (NIM) năm 2021 được cải thiện so với năm 2020 nhờ vào tiết kiệm chi phí vốn từ việc cơ cấu lại danh mục nguồn vốn huy động và tín dụng tăng trưởng sớm trong những tháng đầu năm; bù đắp phần nào sự sụt giảm của lợi suất IEA xuống 6,90% quý 4/2021. Lợi suất IEA giảm có thể do ACB cắt giảm lãi suất để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19; tăng trưởng tín dụng phục hồi mạnh tháng 12 và không ghi nhận lãi dự thu cho các khoản nợ tái đầu tư cấu trúc.
Hệ số CIR tăng do chi phí nhân viên cao và hồn nhập dự phòng thấp.
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện thỏa thuận bảo hiểm nhân thọ giữa ACB và Sun Life Việt Nam. Doanh thu phí bảo hiểm tăng 131% so với năm 2020, đóng góp 52% tổng phí dịch vụ.
Khả năng sinh lời là bền vững. Quy mô huy động vốn liên tục tăng trưởng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt mức 1,98%, cao hơn mức mức 1,86% của năm 2020; và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt mức 23,90% gần bằng mức 24,31% của năm 2020, thuộc nhóm hai ngân hàng dẫn đầu thị trường. Cải thiện tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập, đạt 35% so với mức 42% vào cuối năm 2020.
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, nhờ giảm chi cơng tác phí, lễ tân khánh tiết, giao tế, các cơng trình cải tạo sửa chữa, thương hiệu mới giãn tiến độ thực hiện mà chi
phí hoạt động trong năm được soát chặt chẽ với mức tăng khá nhẹ. Chi phí nhân sự chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí.
3.1.3 Đánh giá sự thay đổi khác.
Liên quan đến các loại sản phẩm mà ACB đang cung ứng: Hoạt động kinh doanh thẻ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giãn cách xã hội, dẫn đến số lượng thẻ mở mới tăng 19% và doanh số giao dịch thanh toán tăng 19% so với năm 2020, thấp hơn mức tăng các năm trước. Tuy nhiên, ACB đã cho ra các dòng thẻ mới với những tính năng và ưu đãi hấp dẫn như hoàn tiền chi tiêu tại siêu thị cùng thẻ tín dụng ACB Visa Platinum; đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng qua việc cấp mã PIN giấy chuyển qua hình thức E-PIN, chuyển đổi trả góp thẻ tín dụng qua mobile app, thẻ phi vật lí, rút tiền tại ATM khơng cần thẻ, … Từ đó thu hút, tăng sự trải nghiệm cho khách hàng và sẽ cải thiện được doanh thu hơn trong tương lai.
Cơ cấu doanh thu phí chủ yếu dựa vào hoạt động bancassurance (chiếm 50% doanh thu phí). Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm đầu tiên (FYP) trong năm 2021 là 1,25 nghìn tỷ đồng và FYP kế hoạch trong năm 2022 là 1,8 nghìn tỷ đồng (+44% so với cùng kỳ). Phí dịch vụ quản lý tài khoản, kinh doanh thẻ và chuyển tiền kiều hối lần lượt chiếm 23%, 15% và 10% tổng doanh thu phí. Mặc dù hoạt động bancassurance có thể đảm bảo tăng trưởng mạnh mẽ trong ngắn hạn và trung hạn, ưa thích cơ cấu thu nhập phí đa dạng hơn để đạt tăng trưởng bền vững trong dài hạn. ACB cũng đã chú ý đến điều này và lên kế hoạch đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, ngân hàng ưu tiên (privileged banking) và dự kiến triển khai nhiều sáng kiến khác trong năm 2022. ACB có kế hoạch ra
mắt một ngân hàng số (digital subbrand) trong quý I năm 2022. Đồng thời, ngân hàng sẽ triển khai thành lập các điểm dịch vụ kinh doanh tại các khu công nghiệp để phục vụ nhu cầu của một nhóm khách hàng lớn hơn.
Các chương trình khuyến mãi và ưu đãi phí thanh tốn quốc tế, phát triển các tiện ích về thanh tốn quốc tế trực tuyến của ACB nhằm giảm bớt thời gian xử lý, từ đó đóng góp 13% vào tổng phí dịch vụ. Cũng nhờ đó, doanh số thanh tốn quốc tế của ACB cũng đạt mức tăng cao là 24% so với năm 2020.
Ở chiến lược phòng ngừa rủi ro: Theo mơ hình CAMELS cho thấy ACB giữ vị trí Top 1 bảng xếp hạng 27 ngân hàng tại Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu (NPL) thấp - 0,76%/năm - thuộc dạng thấp nhất trong các ngân hàng thương mại cổ phần và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cao, gần 200%, cho thấy sự phù hợp với chính sách quản lý rủi ro thận trọng và cho phép ACB linh hoạt hơn trong việc giảm dự phịng và từ đó thúc đẩy lợi nhuận mà không làm giảm chất lượng tài sản của ngân hàng. Tuy liên tục tăng trưởng mạnh về tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới dòng tiền của khách hàng nhưng ACB vẫn đảm bảo chất lượng nợ, với tỷ lệ nợ xấu thấp thứ 3 so với các ngân hàng cạnh tranh, ở mức 0,77%.
Đặc biệt, ACB là một trong những ngân hàng hoàn thành sớm ba trụ cột của Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, và Thông tư 13/2018/TT-NHNN để nâng cao năng lực
quản trị rủi ro, chủ động nội lực sẵn sàng ứng phó ngay cả trong những trường hợp căng thẳng nhất của thị trường, khiến nhà đầu tư và khách hàng hoàn toàn yên tâm khi giao dịch với Ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng số: ACB xác định chuyển đổi số là một hoạt động trọng tâm mang tầm chiến lược, nhằm tăng hiệu quả hoạt động và tạo ra lợi thế cạnh tranh mới.
Ngân hàng ACB vừa xuất sắc nhận giải “Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tốt nhất năm 2022”. Giải thưởng này đã chứng minh tính đúng đắn của chiến lược phát triển bền vững, đảm bảo tuân thủ và đầu tư để duy trì khả năng cạnh tranh trong dài hạn của ACB. Đến cuối tháng 8-2022, ACB hoàn thành 84% kế hoạch lợi nhuận năm 2022. Vừa qua, ngân hàng nhà nước đã chấp thuận nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng của ACB từ 10% lên 12,7%. Với hạn mức tăng thêm gần 10.000 tỷ đồng, ACB sẽ tập trung nguồn vốn để phục vụ cho các doanh nghiệp và cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh vào thời điểm cuối năm. Bên cạnh việc bám sát các mục tiêu kinh doanh, ACB cũng luôn đảm bảo công bố thông tin và báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch, tổ chức định kỳ các cuộc gặp gỡ nhà đầu tư để trình bày kết quả kinh doanh và giải đáp kịp thời các thắc mắc của nhà đầu tư. Việc duy trì một mối quan hệ vững mạnh với các nhà đầu tư thông qua hoạt động IR luôn là ưu tiên hàng đầu của ACB.