Cơ hội và thách thức đối với ngành giao nhận ở nước ta

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đƣờng biển của công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ vận tải ASEAN (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1 Cơ hội và thách thức đối với ngành giao nhận ở nước ta

4.1.1 Cơ hội

Việt Nam gia nhập WTO, được hưởng những chính sách ưu đãi thuế quan hàng hóa nhập khẩu, khơng cịn bị hạn chế bởi hạn ngạch nhập khẩu. Điều này làm tăng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu gia tăng khiến khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên nhanh chóng và có nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn tới lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thêm nữa, do môi trường đầu tư ngày một thơng thống, với những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đã xuất hiện trên khắp các lĩnh vực kinh tế, trong đó có kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải. Số lượng các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng, trong đó có các doanh nghiệp FDI, khiến cho số lượng các khách hàng tiềm ẩn của công ty ASEAN cũng tăng lên. Đây là cơ hội để cơng ty ASEAN phát triển và hồn thiện các dịch vụ giao nhận vận tải mới.

Bên cạnh đó, việc các hãng kinh doanh nước ngồi vào Việt Nam tìm cơ hội đầu tư, cũng là một cơ hội lớn đối với công ty ASEAN trong việc liên doanh, liên kết. Những hãng kinh doanh nước ngồi có tiềm lực vốn lớn mạnh, trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý tiên tiến có thể giúp cơng ty cải thiện các điểm yếu về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Đây cũng là thêm một cơ hội để cơng ty học hỏi hồn thiện các dịch vụ giao nhận của mình. Các nỗ lực mạnh mẽ nhất về cải thiện khung pháp lý để thỏa mãn yêu cầu này đã và đang được tiến hành để nội luật hóa cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành mơi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, minh bạch; để phát triển các thị trường; để giảm sự cảm thiệp của Chính phủ vào thị trường thơng qua các biện pháp kiểm soát giá cả, phân bổ nguồn nhân lực, sở hữu, các biện pháp bảo hộ, trợ cấp, độc quyền. Hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân được tự do hơn nhờ các quy định về thành lập doanh nghiệp, cũng như hoạt động kinh doanh. Đây là cơ hội cho sự phát triển của công ty ASEAN khi được làm việc trong môi trường kinh doanh thơng thống, thuận lợi.

Nhà nước cũng đang có những dự án đầu tư xây dựng, sửa sang các cơng trình giao thơng vận tải nhằm rút ngắn và giúp cho việc lưu thông, vận chuyển hàng được dễ dàng hơn. Cùng với sự phát triển kinh tế, việc vận chuyển, giao lưa hàng hóa tiến ra mạnh mẽ hơn. Hệ thống giao thơng cũ đã khơng cịn đáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải ngày nay, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các cơng ty làm dịch vụ giao nhận vận tải. Thời gian qua, nhà nước cũng đang có những dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa các cơng trình giao thơng vận tải. Theo bộ giao thông vận tải, từ nay đến năm 2020, Bộ GTVT sẽ tiếp tục đầu tư nhiều cơng trình giao thơng trọng điểm có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, về đường bộ : đầu tư tuyến nối 2 cầu Cao Lãnh - Vàm Cống với qui mô đường cao tốc, cải tạo mở rộng Quốc lộ 1A đoạn nút giao Nam cầu Cần Thơ - thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), cầu Nhị Kiều (TP.Cần Thơ), tuyến đường trục ngang từ cửa khẩu Xà Xía (Kiên Giang) đến TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu)…; xây dựng cảng hàng không An Giang, cảng hàng không Phú Quốc…; nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Hàm Luông, Cà Mau - Rạch Giá, Mương Khai - Đốc Phủ Hiền kết nối thẳng sông Tiền qua sơng Hậu…Những dự án này khi hồn thành sẽ giúp cho việc lưa thơng, vận chuyển hàng hóa được dễ dàng hơn. Đây là cơ hội để Công ty thực hiện và phát triển dịch vụ giao nhận của mình một cách thuận lợi hơn, mở rộng được phạm vi phục vụ khách hàng.

4.1.2 Thách thức

Sức ép từ sự cạnh tranh trên thị trường là rất căng thẳng, khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp logistic với 100% vốn đầu tư nước ngồi được chính thức hoạt động tại Việt Nam sau 5 năm hiện diện theo cam kết với WTO. Số lượng các doanh nghiệp có vốn FDI tăng lên nhanh chóng. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có số vốn và trình độ hạn chế thì các cơng ty đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm, kĩ thuật, cơng nghệ và uy tín cả trăm năm. Các cơng ty nước ngoài đang chiếm thị phần lớn tới 70% ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có nguy cơ bị mất dần thị trường cịn lại, khi các doanh nghiệp logistics có 100% vốn đầu tư nước ngồi được chính thức hoạt động tại Việt Nam sau 5 năm hiện diện theo cam kết với WTO. Đây là một thách thức thực sự với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải của Việt Nam nói chung và với

có cơng ty ASEAN nói riêng, khi áp lực cạnh tranh trên thị trường gia tăng. Vì thế, địi hỏi cơng ty phải có chiến lược và bước đi thích hợp để có thể giữ được thị phần và phát triển.

Áp lực từ phía khách hàng giảm giá cước nhưng phải nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận. Khi số lượng nhà cung cấp dịch vụ gia tăng, thì sự lựa chọn của khách hàng cũng trở nên dễ dàng hơn. Quyền lực của khách hàng tăng lên, thể hiện qua các yêu cầu giảm cước và nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận . Doanh nghiệp phải cân đối và hợp lý chi tiêu để cắt giảm chi phí, trong khi để nâng cao chất lượng dịch vụ thì việc đầu tư là cần thiết. Đây là bài tồn khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vốn là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, và yếu về tiềm lực tài chính. Thêm nữa, nhiều doanh nghiệp Việt Nam là làm ăn theo kiểu chụp giật, cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ giá cước dịch vụ để tranh giành khách hàng, khiến các doanh nghiệp khác cũng phải lao vào cuộc canh tranh về giá, dẫn tới những khó khăn về tài chính. Cơng ty ASEAN cũng khơng thể nằm ngồi thách thức ấy.

Trình độ nguồn nhân lực có chun mơn và kinh nghiêm, thơng hiểu các quy định pháp luật trong nước và quốc tế về xuất nhập khẩu - giao nhận ở Việt Nam còn thiếu hụt trầm trọng. Nguồn nhân lực đối với bất cứ một doanh nghiệp dịch vụ nào cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trên thương trường. Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 600 cơng ty được thành lập và hoạt động từ bắc vào Nam. Sự phát triển ồ ạt về số lượng các công ty giao nhận, logistics của Việt Nam khiến nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường này trở nên thiếu hụt trầm trọng. Thêm vào đó, nguồn nhân lực nói trên lại được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Ở trình độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Kinh tế và đại học Ngoại thương. Ngồi ra, nguồn nhân lực cịn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ…dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực không đồng đều. Đội ngũ nhân viên chăm lo các tác nghiệp hàng ngày phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Nguyên nhân của tình trạng này là do chương trình

đào tạo về logistics tại các trường đại học và cao đẳng còn yếu và nhỏ lẻ. Chương trình cịn chưa được cập nhật những kiến thức mới và tính thực tiến chưa cao. Vì thế đội ngũ nhân lực chất lượng cao có trình độ chun mơn và kinh nghiệm, thông hiểu các quy định luật pháp trong nước và quốc té còn thiếu trầm trọng. Đây là thách thức đặt ra với các công ty kinh doanh giao nhận vận tải, trong đó có cơng ty ASEAN, địi hỏi cơng ty phải có những chính sách thích hợp trong tuyển chọn và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của Công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đƣờng biển của công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ vận tải ASEAN (Trang 30 - 33)