6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất kinh doanh phát triển, quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ cũng có nhiều thay đổi. NLĐ được làm việc, hưởng lương và những chế độ nhất định đồng thời cũng phải tuân thủ các qui định về luật lao động được ghi trong các văn bản pháp luật cũng như trong nội qui lao đơng của doanh nghiệp, NSDLĐ có quyền quản lí lao động nhằm đảm bảo trật tự nề nếp của doanh
nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động được qui định tương đối cụ thể.
Tuy nhiên, các tranh chấp lao động vẫn xảy ra và có xu hướng gia tăng đặc biệt là tranh chấp sa thải. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Tòa án cho thấy số lượng các vụ tranh chấp về kỉ luật sa thải chiếm một tỉ lệ tương đối lớn, diễn ra gay gắt và phức tạp. Trong đó có rất nhiều trường hợp sa thải trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của NLĐ. Ngun nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do sự thiếu hiểu biết của NSDLĐ , cũng có thể do sự cố tình vi phạm các qui định pháp luật về kỉ luật sa thải của họ, song cũng không kể đến một nguyên nhân quan trọng đó là pháp luật về kỉ luật sa thải của Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế và thiếu tính khả thi. Để bảo vệ quyền lợi của NLĐ, đồng thời giữ gìn ổn định trật tự, tính Kỉ cương trong doanh nghiệp, góp phần thức đẩy sự phát triển của sản xuất kinh doanh.
Do đó, việc nghiên cứu vấn đề kỉ luật sa thải trái pháp luật từ đó nghiên cứu hồn thiện pháp luật về kỉ luật sa thải nhằm hạn chế việc sa thải trái pháp luật là một địi hỏi bức thiết và về lí luận lẫn thực tiễn. Chính vì thế, người viết xin đưa ra vấn đề tiếp tục nghiên cứu của mình là “Pháp luật về kỉ luật sa thải trái pháp luật ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện"
KẾT LUẬN
Đề tài " Pháp luật về xử lí vi phạm kỉ luật lao động và thực tiễn thực hiện tại
Công ti Cổ phần Bột giặt Lix – chi nhánh Bắc Ninh", người viết đã tập trung nghiên
cứu một số lí luận cơ bản về pháp luật kỉ luật lao động hiện hành, đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lí vi phạm kỉ luật lao động tại Công ti Cổ phần bột giặt Lix – chi nhánh Bắc Ninh. Bằng cách kết hợp phương pháp quan sát trực tiếp với việc phân tích tài liệu, người viết đã làm sáng tỏ những lí luận của pháp luật về kỉ luật lao động, tìm ra được những điểm thiếu sót và chưa cụ thể của những qui định của pháp luật kỉ luật lao động. Hơn thế nữa, người viết đã đưa ra được một số hạn chế trong q trình thực thi pháp luật về xử lí vi phạm kỉ luật lao động tại Công ti Cổ phần bột giặt Lix – chi nhánh Bắc Ninh. Từ việc phân tích những cơ sở lí luận và thực trạng thi hành các qui định của pháp luật, người viết đã đưa ra được những định hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật kỉ luật lao động hiện hành đối với hoạt động quản lí lao động tại doanh nghiệp.
Thơng qua đề tài này, khóa luận cho thấy tầm quan trọng của những qui định của pháp luật về kỉ luật lao động hiện hành trong bối cảnh hội nhập kinh tế tồn cầu như hiện nay. Chính vì vậy, cần thiết phải hồn thiện pháp luật kỉ luật để có thể đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
Trong q trình làm khóa luận, người viết đã gặp phải một số khó khăn nhất định trong quá trình tìm kiếm tài liệu, xử lí thơng tin và hồn thiện những kiến thức về lí luận để ứng dụng vào thực tiễn một cách thuyết phục nhất. Tuy nhiên những khó khăn đó đã được khắc phục nhờ có sự tận tình hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn Th.S Trần Thị Nguyệt. Người viết xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Ban lãnh đạo Công ti Cổ phần bột giặt Lix – chi nhánh Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình người viết thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Trần Thị Nguyệt đã nhiệt tình hướng dẫn, phân tích những thiếu sót, hạn chế cũng như định hướng để người viết có thể hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Do sự hạn chế về thời gian và kiến thức, bài khóa luận tốt nghiệp cịn rất nhiều thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cơ cùng bạn đọc để bài khóa luật được hồn thiện hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản pháp luật
1. Bộ Luật Lao Động (2012), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Nghị định số 05/2015/NĐ – CP, Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ 2012
3. Nghị định số 33/2003/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
II. Tài liệu tham khảo khác
1. Bộ tư pháp (2016), Một số vướng mắc bất cập về xử lí kỉ luật lao động đối với người lao động, Hà Nội.
2. Cao Thị Nhung (2008), Trách nhiệm kỉ luật trong luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.Nguyễn Việt Hoài (2005), Chế độ kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động Việt Nam cơ sở lí luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Đặng Minh Phượng (2010), Pháp luật về kỉ luật sa thải trái pháp luật ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
4. Đồn Thị Bích Thảo (2015), Pháp luật về xử lí kỉ luật lao động – Thực tiễn áp dụng tại công ti TNHH thang máy Mitsubishi Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đỗ Thị Dung (2002), Chế độ kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
6. Đỗ Thị Dung (2014), Pháp luật về quyền quản lí lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
7. Hoàng Thị Anh Vân (2014), Kỉ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiên nay và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Huy Khoa (2005), Một số vấn đề pháp lí cơ bản về kỉ luật lao động theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Trần Thị Thúy Lâm (2007), Pháp luật về kỉ luật lao động ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
10. Trần Thị Thúy Lâm (2005), “Sự khác nhau cơ bản giữa kỉ luật lao động và kỉ luật cơng chức”,Tạp chí Luật học, số 3/2005.
11. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình Luật lao động, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
12. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
13. Viện ngôn ngữ học (tái bản năm 2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, Hà Nội, Đà Nẵng.
PHỤ LỤC 1
Bảng Cơ cấu nhân sự Công ti Cổ phần Bột giặt Lix - chi nhánh Bắc Ninh (Đơn vị: Người)
Tiêu chí Năm
Tiếp xúc với
khách hàng Giới tính Trình độ văn hóa
Tổng Trực tiếp Gián tiếp Nam Nữ Đại học Cao đẳng, trung cấp Phổ thông 2015 10 70 55 35 15 5 60 80 2016 12 82 75 19 20 4 70 94 2017 15 85 11 10 19 6 75 100
PHỤ LỤC 2
Thống kê tình hình nhân viên vi phạm kỉ luật lao động từ năm 2014 đến năm 2016 Đơn vị: Trường hợp.
ST
T Lọai vi phạm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1
Không đảm bảo được các yêu cầu qui định về thực hiện công việc (số lượng, chất lượng, tốc độ hoàn thành...) 20 (25,0%) 12 (12,7%) 5 (5,0%) 2
Vi phạm các qui định, nội qui của công ti - Đi muộn, về sớm 8 (10,0%) 9 (9,6%) 5 (5%) - Tự ý nghỉ không phép 5 (6,3%) 3 (3,2%) 0 (0%) - Làm hư hỏng máy móc của
công ti 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) - Cãi cọ gây mất trật tự 0 (0%) 0 (0%) 1 (1%) TỔNG 33 23 11