6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng dịch vụ
Trong thời kỳ cơng nghiệp hố – hiện đại hố và hội nhập kinh tế như hiện nay, việc thay đổi các chính sách của Nhà nước sao cho phù hợp, kịp thời với điều kiện kinh tế - xã hội là rất quan trọng. Bởi, nó như một bước đệm cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên trong họp đồng nói chung và họp đồng dịch vụ nói riêng là điều rất cần thiết. Hiện nay, có hai văn bản chính điều chỉnh hợp đồng dịch vụ đó là BLDS 2015 và LTM 2005. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ ghi nhận và bảo vệ quyền tự do giao kết hợp đồng của mọi chủ thể. Các chủ thể được toàn quyền thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng sao cho không vi phạm các quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội. Chính vì vậy, hợp đồng dịch vụ đã trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh, lưu thơng hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh việc kế thừa pháp luật trước đây, pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ hiện nay đã có nhiều nội dung mới hồn thiện hơn. Ví dụ như BLDS 2015 và LTM 2005 đã phần nào chấm dứt tình trạng chồng chéo, bất hợp lý trong pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ. Các quy định điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trong thương mại hiện nay được tiếp cận theo hướng mở rộng hơn so với trước đây, phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, các quy định điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ hiện nay được tiếp cận theo hướng mở rộng hơn so với trước đây, phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội luôn phát triển và biến đổi đã dẫn đến việc một số quy định của pháp luật khơng cịn phù hợp hay trong luật khơng quy định đến một số vấn đề. Vì vậy, việc hồn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ là rất cần thiết. Dưới đây là một số quan điểm để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ:
Thứ nhất, về đối tượng hợp đồng dịch vụ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam không
quy định rõ ranh giới giữa đối tượng hợp đồng dịch vụ và đối tượng hợp đồng thực hiện công việc nên việc xác định đâu là hợp đồng dịch vụ và đâu là hợp thực hiện cơng việc gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thực hiện cơng việc. Điều đó có thể dẫn đến quyền của các bên bị hạn chế và xâm phạm. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, BLDS 2015 và Luật thương mại 2005 cần quy định rõ đối tượng của hợp đồng dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong mối quan hệ hợp đồng dịch vụ.
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về cách thức xác định giá dịch vụ trong trường hợp các bên không đạt được sự thoả thuận và khơng có phương pháp xác định giá dịch vụ, khơng có bất kỳ chỉ dẫn nào về giá dịch vụ, giá dịch vụ cùng loại trên thị trường. Điều này dẫn đến các khó khăn trong việc xác định giá và có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong hợp đồng. Bên cạnh đó, việc khơng ghi nhận mức độ giảm tiền dịch vụ mà bên thuê có quyền áp dụng cũng làm giảm bớt quyền lợi của bên thuê khi tham gia quan hệ hợp đồng này. Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, pháp luật hợp đồng dịch vụ cần bổ sung các điều khoản quy định về dịch vụ cùng loại, giá dịch vụ cùng loại, phương thức xác định giá và mức độ giảm tiền dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia quan hệ hợp đồng dịch vụ.
Thứ ba, về đề nghị giao kết hợp đồng dịch vụ.
Hiện nay, Điều 394 BLDS 2015 quy định trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng không nêu rõ thời hạn trả lời đề nghị thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực trong một thời giam hợp lý. Thế nhưng BLDS lại không quy định rõ thế nào là “thời gian hợp lý”. Điều này khiến các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dịch vụ gặp khó khăn và rất dễ gây ra tranh chấp. Để giải quyết vấn đề này, BLDS cần quy định rõ ràng thế nào là “thời gian hợp lý” để các chủ thể khơng cịn lúng túng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật. Như vậy, sẽ đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên trong việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như giao kết hợp đồng dịch vụ nói riêng.
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam khơng quy định “một lời đề nghị giao kết hợp đồng chỉ được gửi cho một bên”. Do đó, bên đề nghị giao kết hợp đồng dịch vụ có thể cùng lúc đưa ra đề nghị cho nhiều chủ thể xác định, dẫn tới trường hợp cùng một lúc nhiều bên được đề nghị trả lời chấp nhận gây ra khó khăn cho cả bên đưa ra đề nghị và bên chấp nhận đề nghị. Trong trường hợp này, bên đưa ra đề nghị giao kết không biết giao kết hợp đồng với bên nào trong số các bên chấp nhận đề nghị giao kết, còn các bên được đề nghị khơng có căn cứ để xác định quyền mình được giao kết hợp đồng với bên đề nghị, loại bỏ quyền giao kết hợp đồng với bên đề nghị của các bên cịn lại. Do đó rất dễ xảy ra tranh chấp. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần quy định rõ về đề nghị giao kết hợp đồng để tránh các tranh chấp có thể xảy ra.