Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 90)

6. Kết cấu luận văn

2.4.3. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

2.4.3.1. Những vấn đề tồn tại

ngành, địa phương, doanh nghiệp còn nhiều tồn tại, thách thức, như:

- Mặc dù các quy định của luật đấu thầu liên tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện tuy nhiên, tổ chức bộ máy QLNN về đấu thầu TTBYT vẫn cịn nhiều hạn chế tồn tại và một sớ điểm chưa hợp lý gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, cụ thể như: có quá nhiều các đơn vị đang thực hiện việc quản lý nhà nước về đấu thầu ở cả cấp trung ương và địa phương. Trong quá trình thực hiện do sự phân cấp thiếu rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm quản lý do vậy đã dẫn tới tình trạng vẫn cịn có sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ của các đơn vị. Thực hiện việc phân cấp trong đấu thầu TTBYT, ở nhiều địa phương, UBND cấp tỉnh chỉ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án và báo cáo kinh tế kỹ thuật, các bước tiếp theo để triển khai dự án đều giao cho chủ đầu tư, từ việc tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đến việc xử lý tình h́ng trong đấu thầu. Việc trao quyền này có cái lợi là chủ đầu tư có thể chủ động trong việc thực hiện gói thầu/dự án, rút ngắn thời gian thi cơng và sớm đưa cơng trình vào sử dụng; đồng thời cũng tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc lựa chọn nhà thầu. Không thể phủ nhận một thực tế là việc phân cấp trong đấu thầu đã làm tăng tính tự chủ, chủ động cho các chủ đầu tư trong triển khai dự án, tiết kiệm thời gian, chi phí cho Nhà nước. Tuy nhiên, việc phân cấp này đôi lúc lại dẫn đến tình h́ng chủ đầu tư có q nhiều quyền trong khi năng lực lại hạn chế, hay chủ đầu tư lạm dụng quyền hạn, thơng đồng, móc ngoặc với nhà thầu.

- Thời gian trong đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La kéo dài do các nguyên nhân chủ quan, hiệu quả đấu thầu chưa đạt được như kỳ vọng; các bên trong đấu thầu (người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, tư vấn đấu thầu...) chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định, q trình thực hiện cịn để xảy ra nhiều sai sót, vi phạm; vẫn cịn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lên Trung ương đối với những nhiệm vụ đã được phân cấp giải quyết

theo thẩm quyền; việc công khai, minh bạch thông tin chưa được đảm bảo theo quy định; các hành vi vi phạm chưa được giải quyết triệt để, tình trạng biến tướng với những biểu hiện phức tạp và tinh vi như dàn xếp, “quân xanh”, “quân đỏ”, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, quy định các điều kiện bất hợp lý, khơng phù hợp trong HSMT, đặc biệt tình trạng cản trở, hạn chế sự tham gia của nhà thầu (quây thầu, vây thầu) vẫn tiếp diễn, chưa được khắc phục.

- Việchuẩn bị hồ sơ mời thầu TTBYT vẫn còn nhiều bất cập, trong một số trường hợp chỉ vì một vài chi tiết trong hồ sơ mời thầu do tư vấn lập khơng chuẩn xác mà có thể dẫn đến phức tạp trong đánh giá hồ sơ dự thầu, phải xử lý tình huống gây chậm trễ. Trong một số trường hợp khác hồ sơ mời thầu không lập theo đúng mẫu quy định do Bộ Kế hoạch đầu tư ban hành cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

- Về tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu còn hạn chế

Quy trình tổ chức đấu thầu đã được quy định khá rõ ràng trong Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn, các đơn vị thực hiện cũng đã tuân thủ khá triệt để các quy định này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn cịn một số trường hợp chưa quán triệt đầy đủ các quy định,

- Đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La còn hạn chế trong đảm bảo tính cạnh tranh. Mặc dù tình trạng vi phạm trong đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La không xảy ra nghiêm trọng nhưng vẫn cịn tồn tại và khó có biện pháp giải quyết triệt để. Hiện tượng cản trở trong đấu thầu vẫn tồn tại khá phổ biến, tình trạng bên mời thầu thơng thầu với nhà thầu hoặc cản trở các nhà thầu tiếp cận thơng tin trong đấu thầu, gây khó khăn cản trở đới với các nhà thầu để được tham gia mua hồ sơ dự thầu…vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Do đó hạn chế cơ hội và khả năng dự thầu của các nhà thầu gây ảnh hưởng đến chất lượng đấu thầu. Hiện tượng lạm dụng hình thức chỉ định thầu vẫn còn tồn tại, nhiều cơ sở y tế cơng lâpk tìm cách để áp dụng hình thức chỉ định thầu để thay thế cho hình thức đấu thầu rộng rãi để dễ dàng thao túng các

cuộc thầu, hạn chế cơ hội tham gia dự thầu đới với các nhà thầu có năng lực. - Chế độ báo cáo đã thực hiện tốt hơn so với năm trước song vẫn còn tiếp tục cần phải cải thiện. Vẫn còn một số báo cáo chưa đảm bảo chất lượng do chỉ tập trung vào số liệu mà chưa phân tích đánh giá tình hình thực tế, chưa nêu được các khó khăn, vướng mắc, các nguyên nhân khách quan, chủ quan và giải pháp kiến nghị để hồn thiện cơng tác đấu thầu. Các số liệu thống kê trong một số trường hợp cịn thiếu chính xác, khơng đúng theo biểu mẫu quy định dẫn đến phải có yêu cầu chỉnh sửa gây khó khăn cho việc tổng hợp.

2.4.3.2. Nguyên nhân của tồn tại

- Hệ thống văn bản liên quan đến đấu thầu nhiều và thay đổi nhanh trong thời gian ngắn cũng tác động trực tiếp đến việc quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La. Cơ chế chính sách liên quan đến thực hiện dự án vẫn còn chồng chéo và bất cập.

Các quy định về đấu thầu sử dụng vốn nhà nước về cơ bản đã được thống nhất, tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện cho thấy vẫn cịn một số nội dung khác liên quan đến công tác đấu thầu đang chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến áp dụng thiếu thống nhất gây khó khăn trong thực hiện pháp luật về đấu thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân cho dự án.

Luật Đấu thầu năm 2013 và các quy định hiện hành được đánh giá là đã cơ bản thực hiện các nguyên tắc minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả liên quan tới một số quy định như thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu, thông tin sau khi trao hợp đồng, trình tự thực hiện hay thủ tục đấu thầu…Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả, vẫn cần có các quy định chi tiết hơn nữa, để rút ngắn khoảng cách giữa thực tế thực thi với các quy định pháp luật. Thực tế hiện nay, theo Luật Đấu thầu có 8 hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định theo luật, chỉ có một hình thức là đấu thầu cạnh tranh - đấu thầu rộng rãi. Ngồi ra, tồn bộ

thể với mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu để đảm bảo dễ dàng thực thi và thớng nhất trong q trình thực hiện. Như ở Việt Nam, phải tuân thủ theo nguyên tắc chung là dường như quá “cứng nhắc”.

- Theo báo cáo của Bộ, ngành, địa phương, nội dung kiểm tra đấu thầu mới chỉ được lồng ghép trong hoạt động giám sát, thanh tra tổng thể đầu tư, chưa thực hiện kiểm tra mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ. Xét trên tổng số các Bộ, ngành, địa phương thì số lượng các cuộc kiểm tra về đấu thầu là cịn ít so với yêu cầu. Do đó, kết quả kiểm tra còn nhiều hạn chế, chưa bao quát được bức tranh tồn cảnh về tình hình thực hiện đấu thầu của Bộ ngành, địa phương và chưa chấn chỉnh kịp thời công tác đấu thầu. Việc kiểm tra công tác đấu thầu của Bộ chủ yếu cịn mang tính hướng dẫn, đơn đốc và là cơng cụ để hồn thiện cơ chế chính sách nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao.

- Do“nhận thức, trình độ năng lực cán bộ quản lý cịn yếu, cơ chế quản lý lỏng lẻo, do đó quá trình đấu thầu cịn ít nhiều mang tính hình thức, chưa phát huy được tác dụng vốn có của nó, gây ra nhiều xáo trộn, hỗn loạn trong đấu thầu.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về đấu thầu TTBYT và đội ngũ các nhà thầu cịn hạn chế. Có thể nói trong thời gian vừa qua, chất lượng, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về đấu thầu TTBYT là chưa được chuẩn hóa, nhiều cán bộ chưa được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực đấu thầu.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực QLNN về đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La còn chưa được sự quan tâm đúng mức. Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật mặc dù đã có rất nhiều cớ gắng, tuy nhiên thực tế hiệu quả công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót, chưa thực sự tạo chuyển biến sâu đậm trong nhận thức của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân tham gia công tác QLNN về đấu thầu TTBYT. Do vậy, đây cũng là một trong những

nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của công tác QLNN về đấu thầu TTBYT.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA 3.1 Bối cảnh và định hướng Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập ở Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1 Bối cảnh

- Nước ta đã trải qua hơn 30 năm đổi mới và phát triển đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước đổi mới quan trọng từ cơ chế quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, cạnh tranh và có sự quản lý của nhà nước. Đến nay, nước ta đã chủ động hội nhập với các quốc gia trong khu vực và các quốc gia, tổ chức trên phạm vi toàn thế giới, nước ta đã tham gia ký kết nhiều hiệp định đối tác song phương và đa phương ở nhiều cấp độ khác nhau. Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực về thế giới trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực của đời sớng kinh tế xã hội: Chính trị, kinh tế, an ninh, q́c phịng…trong đó có lĩnh vực QLNN về đấu thầu TTBYT.

- Ở nước ta những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt, khía cạnh của đời sớng kinh tế, xã hội, sự xuất hiện của các phương thức kinh doanh mới của thời đại kinh tế số như (Grab, Uber, Alibaba, Shoppee..) đã làm thay đổi quan điểm truyền thống về cách thức quản lý kinh tế tryền thống. Thành quả của CMCN 4.0 đòi hỏi và tạo ra áp lực rất lớn đới với Chính phủ cần phải ln ln chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ thế giới để chủ động thay đổi phương pháp, cách thức quản lý, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý nhà nước, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ công chức và xây dựng

pháp luật tạo môi trường pháp lý phù hợp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

- Chính phủ đang ra sức và nỗ lực xây dựng mơ hình “Chính phủ kiến tạo” và “Chính phủ số”, chủ động đẩy mạnh xây dựng mơ hình Chính phủ điện tử trong quản lý, tăng cường ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ vào hoạt động quản lý nhà nước để thay đổi phương pháp, cách thức quản lý để Chính phủ ngày càng gần với người dân, xã hội và doanh nghiệp hơn; Hoạt động QLNN thân thiện, thuận tiện và hiệu lực hiệu quả hơn, giảm thiểu những tiêu cực, hạn chế và chuyển từ Chính phủ quản lý theo phương thức thủ công, truyền thớng sang Chính phủ hiện đại, văn minh hơn. Trong đó, cơng tác QLNN về tài chính cơng nói chung và QLNN về đấu thầu TTBYT nói riêng cũng đã và đang từng bước được tin học hóa và ứng dụng cơng nghệ vào hoạt động QLNN để nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

- Nước ta đang đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới mơ hình quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về chi tiêu cơng, kiểm sốt tình hình nợ cơng, đặc biệt Đảng, nhà nước đang đẩy mạng công cuộc phịng, chớng tham nhũng trong công tác quản lý kinh tế. Thời gian vừa qua, nhiều vụ án tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực QLNN về chi tiêu cơng, trong đó có nhiều vụ án liên quan đến lĩnh vực đấu thầu TTBYT đã được phát hiện và xử lý. Trong nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; công tác QLNN ngày càng công khai, minh bạch, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan đến việc phịng chớng tham nhũng, lãng phí, giám sát công tác quản lý chi tiêu công và QLNN về đấu thầu TTBYT của nhà nước.

Đối với tỉnh Sơn La, theo Quyết định số: 565/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La Phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp y tế công lập giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025 như sau:

- Tiếp tục thực hiện rà sốt, sắp xếp, kiện tồn, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập đảm bảo phù hợp tình hình phát triển ngành y tế. Tiếp tục mở rộng thực hiện chuyển đổi sang mơ hình doanh nghiệp và thực hiện cổ phần hóa đối với những đơn vị đủ điều kiện theo quy định; rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp y tế theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, không nhất thiết phải duy trì các đơn vị sự nghiệp y tế hoạt động kém hiệu quả, không đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, thực hiện sáp nhập các đơn vị sự nghiệp y tế để nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế.”

- Về thực hiện cơ chế tự chủ:“Nâng“mức tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, phấn đấu đến năm 2025 các đơn vị sự nghiệp y tế tự đảm bảo chi thường xuyên; thực hiện chuyển một số đơn vị sự nghiệp y tế tự công lập tự bảo đảm chi thường xuyên sang loại hình đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư .”

- Quy“hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phù hợp với khả năng đầu tư của ngân sách nhà nước và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức và cơ chế quản lý.

3.1.2 Định hướng

- Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định về thời gian trong đấu thầu từ khâu cung cấp thông tin về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, thông báo kết quả đấu thầu và xử lý các vi phạm trong đấu thầu.

- Hoàn thiện việc hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu cho các chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư và các tổ chức có liên quan.

- Tăng cường vai trò trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn đấu thầu theo hướng tạo sự chủ động, linh hoạt

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu thông qua các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành của huyện và

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 90)