Sự tăng trưởng và tính ổn định của nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBank) chi nhánh trung hòa nhân chính (Trang 36)

Dựa vào sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn qua các năm cũng như cơ cấu nguồn vốn huy động thì ngân hàng sẽ lên những kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hoạt động cho thời gian sắp tới. Chính vì vậy Sự tăng trưởng và tính ổn định cua nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá năng lực huy động vốn của ngân hàng.

Sự biến động của nguồn vốn đặc biệt là những nguồn vốn có kỳ hạn dài và ổn định, thường được ngân hàng sử dụng để cho vay như nguồn tiền gửi trung và dài hạn sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Để xem xét về tính ổn định của nguồn vốn tại VPBank – chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính, chúng ta sẽ xem xết về: khối lượng, tốc độ tăng trưởng, và cơ cấu nguồn vốn.

2.2.2.1.Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động

Dựa trên sự tăng trưởng của nguồn vốn qua các năm mà ngân hàng có thể đánh giá, thiết lập các mục tiêu, kế hoạch hoạt động trong thời gian tới. Nếu như quy mô, khối lượng nguồn vốn huy động không đáp ứng được nguồn vốn cho vay, điều đó có nghĩa là năng lực huy động vốn của ngân hàng còn hạn chế và sẽ phải đi vay thêm vốn từ bên ngoài

Nếu nguồn vốn huy động của chi nhánh lớn, không những đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của chi nhánh mà còn dư thừa để kết chuyển về hội sở chính thì nó thể hiện khả năng tài chính vững mạnh của chi nhánh.

Bảng 2.5: Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại VPBank Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011

Tổng vốn huy động

Tỷ đồng 1480 1890 1758

Tăng (giảm) so với

năm trước Tỷ đồng - +410 -132

Tỷ lệ so với năm

trước % - 128% 93%

Nguồn: Báo cáo tài chính(2009, 2010, 2011), Phòng kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Trong vòng ba năm, từ năm 2009 – 2011, tổng nguồn vốn của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) – Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Số liệu bảng 2.5 cho thấy được rằng, năm 2010 tổng số vốn huy động của VPBank Trung Hòa Nhân Chính đạt 1890 tỷ đồng, tăng tới 410 tỷ đồng bằng 28% so với năm 2009. Năm 2011 Tổng vốn huy động đạt 1758 tỷ đồng, có giảm đôi chút so với năm 2010 là 132 tỷ đồng bằng 7% nhưng vẫn cao hơn so với năm 2009. Chính những kết quả đáng khả quan này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng.

2.2.2.2. Tính ổn định của nguồn vốn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, VPBank - Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính luôn duy trì và phát triển sự ổn định cũng như tốc độ tăng trưởng hợp lý. Hợp lý ở đây là nói đến quy mô tăng trưởng của nguồn vốn huy động dựa trên nền tảng đảm bảo tính phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn.

Dựa trên cơ cấu nguồn vốn huy động từng thời kỳ, các loại tiền huy động mà ngân hàng sẽ ra các quyết định, kế hoạch kinh doanh khác nhau.Chính vì vậy nếu cơ cấu nguồn vốn biến động nhiều sẽ ảnh hường lớn tới những dự định sử dụng vốn của ngân hàng. Sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn thể hiện là một bộ phận nào đó giảm hoặc là tăng đột ngột. Cụ thể:

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng sẽ không chỉ yêu cầu đồng vốn nội tệ trong nước mà sẽ cần tới một lượng ngoại tệ nhất định. Nội tệ sẻ được sử dụng trong các khoản cho vay thông thường như cho vay cá nhân, vay doanh nghiệp, vay tiêu dùng,… Còn ngoại tệ thì sẽ được sử dụng trong một số hoạt động của chi nhánh ví dụ như cho vay đi du học, các hoạt động mua bán ngoại tệ,.

Chính vì vậy mà khi xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của ngân hàng sẽ đưa ra được những chiến lược, hạn mức sử dụng các đồng vốn, loại tiền một cách hợp lý

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại VPBank - Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 Nội tệ Tỷ đồng 1334 1733 1678 Mức tăng trưởng % - 30 -3 Ngoại tệ Tỷ đồng 146 157 80 Mức tăng trưởng % - 8 -49

Nguồn: Báo cáo tài chính (2009, 2010, 2011), Phòng kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Tỷ lệ lượng vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thường là chưa được 10% của nội tệ. Từ năm 2010 tới năm 2011 mặc dù tỷ giá đồng USD so với Việt Nam Đồng tăng lên thế nhưng tỷ trọng tiền USD huy động được (đã quy đổi ra Việt Nam Đồng) giảm khá nhiều, từ 157 tỷ năm 2010 xuống còn 80 tỷ năm 2011 (giảm tới 49%).Việc lượng ngoại tệ giảm như vậy sẽ ảnh hưởng tới một số các hoạt động của ngân hàng trong việc cho vay, trao đổi ngoại tệ.

Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn

Cấu trúc thời hạn của nguồn vốn huy động giữ vai trò rất quan, vì sự tương quan giữa cấu trúc thời hạn của nguồn vốn huy động và cấu trúc kỳ hạn của dư nợ cho vay sẽ cho thấy được rằng, ngân hàng nguồn vốn của ngân hàng huy động có đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng hay không, thời hạn của nguồn vốn huy động và dư nhợ cho vay có ăn khớp nhau hay không. Chỉ có như vậy thì năng lực huy động vốn của ngân hàng mới được đảm bảo.

Việc chênh lệch cơ cấu thời hạn của nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay sẽ gây cho ngân hàng những rủi ro về thanh khoản, rủi ro về lãi suất. Chính vì vậy mà ngân hàng nên có những mục tiêu, biện pháp để cân đối thời hạn của hai bên

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian tại VPBank - Chi nhánhTrung Hòa Nhân Chính

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức tăng trưởng % - -24 -30 Có kỳ hạn dưới 12 tháng Tỷ đồng 713 1061 1201 Mức tăng trưởng % - 49 13 Có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng Tỷ đồng 157 238 93 Mức tăng trưởng % - 52 -61 Có kỳ hạn trên 24 tháng Tỷ đồng 231 303 263 Mức tăng trưởng % - 31 -13

Nguồn: Báo cáo tài chính(2009, 2010, 2011), Phòng kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Lượng vốn huy động không kỳ hạn có xu hướng giảm rất nhiều theo thời gian, từ 379 tỷ năm 2009 xuống còn 288 tỷ năm 2010, và tiếp tục giảm xuống còn 201 năm 2011.Như vậy lượng tiền gửi không kỳ hạn liên tục giảm,năm 2010 giảm 24% so với năm 2009 và năm 2011 giảm 30% so với năm 2010.Tiền không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức doanh nghiệp. Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn không phải là nguồn lực chính của ngân hàng để cho vay nhưng đây là loại tiền gửi có chi phí thấp thế nên nó cần phải được tận dụng, khai thác có hiệu quả.

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn qua các năm tại VPBank – chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Nguồn: Báo cáo tài chính (2009, 2010, 2011), Phòng kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian của ngân hàng thì nguồn vốn huy động trung và dài hạn (kỳ hạn trên 12 tháng) của ngân hàng là quan trọng nhất. Nguồn vốn này chiếm khoảng 30% trong tổng vố vốn huy động được của chi nhánh. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định nhất và thường được ngân hàng sử dụng để cho vay nhiều nhất. Chính vì vậy nếu lượng tiền huy động trung và dài hạn tăng trưởng ổn định theo thời gian thì sẽ tạo điều kiện tốt cho ngân hàng trong việc lên kế hoạch, thực hiện các hoạt động kinh doanh cuả mình sao cho nó phù hợp với cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của loại nguồn vốn này tại VPBank chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính không ổn định theo thời gian. Cụ thể:

- Năm 2009: Vốn huy động trung và dài hạn tại VPBank Trung Hòa Nhân Chính đạt 388 tỷ đồng, chiếm 26,22 % trên tổng vốn huy động năm 2009 là 1480 tỷ. - Năm 2010: Vốn huy động trung và dài hạn tại VPBank Trung Hòa Nhân Chính đạt tới 541 tỷ đồng, tăng 39,43% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 28,62% trên tổng vốn huy động năm 2010 là 1890 tỷ.

- Năm 2011: Vốn huy động trung và dài hạn tại VPBank Trung Hòa Nhân Chính chỉ đạt 356 tỷ, giảm hẳn 52% so với năm 2010 và thấp hơn cả so với năm 2009.

Nguồn vốn huy động trung và dài hạn tăng trưởng không ổn định có thể sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi mà lượng vốn trung và dài hạn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trung và dài hạn.

Dựa vào bảng 2.7 thì ta thấy rằng, trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại VPBank Trung Hòa Nhân Chính thì chỉ có tiền gửi ngắn hạn ( dưới 12 tháng ) là chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng nguồn vốn và tăng trưởng ổn định qua các năm

- Năm 2009: Lượng tiền gửi ngắn hạn tại VPBank Trung Hòa Nhân Chính đạt 713 tỷ đồng, chiếm 48,18% tổng vốn huy động.

- Năm 2010: Tiền gửi ngắn hạn tại VPBank Trung Hòa Nhân Chính đạt 1061 tỷ đồng, tăng 348 tỷ so với năm 2009, chiếm 56,14 % so với tổng vốn huy động năm 2010.

- Năm 2011: Tiền gửi ngắn hạn tại VPBank Trung Hòa Nhân Chính tiếp tục tăng lên 1201 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,32% so với tổng vốn huy động năm 2011.

Tiền gửi ngắn hạn tăng sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khi mà lượng vốn trung và dài hạn có xu hướng giảm thì tiền gửi ngắn hạn trở thành nguồn lực quan trọng giúp bổ xung lượng vốn thiếu hụt cho ngân hàng trong quá trính đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn.

Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Các nhóm khách hàng của ngân hàng thường là nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế và nhóm khách hàng là các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác. Do đó, cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng cũng phân chia thành các khu vực tương ứng. Tuỳ theo quy mô hoạt động và năng lực huy động vốn, chính sách hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng, tỷ lệ cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng sẽ khác nhau. Tại ngân hàng VPBank - chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính, các đối tượng khách hàng gửi tiền của ngân hàng gồm 2 nhóm: nhóm khách hàng khu vực dân cư, và nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế. Khách hàng gửi tiền là tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác hầu như không có. Cụ thể:

Bảng 2.8: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng của VPBank Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011

Tiền gửi khu vực

dân cư Tỷ đồng 762 1343 1289

Tỷ trọng % 60 71 73

Tiền gửi của các tổ

chức kinh tế Tỷ đồng 518 547 469

Tỷ trọng % 40 29 27

Tiền gửi TCTD,

TCTC Tỷ đồng 0 0 0

Nguồn: Báo cáo tài chính (2009, 2010, 2011), Phòng kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Với mục tiêu chủ yếu của VPBank là hướng tới đối tượng khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế mà lượng vốn huy động từ các khu vực này luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2009, tiền gửi khu vực dân cư đạt 762 tỷ đồng, năm 2010 tăng rất cao, lên tới 76% thành 1343 tỷ đồng. Năm 2011 thì có giảm đôi chút còn 1289 tỷ đồng nhưng vẫn cao hơn so với năm 2009.

Bên cạnh đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại VPBank – Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính luôn chiếm một khối lượng cũng như tỷ lệ thấp hơn so với tiền gửi của khu vực dân cư và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 718 tỷ đồng thì năm 2010 giảm mạnh 24% xuống còn 547 tỷ. Năm 2011, lại giảm tiếp 14% so với năm 2010 xuống còn 469 tỷ đồng. Đặc biệt, là khu vực dân cư là nhóm khách hàng chủ yếu của ngân hàng VPBank - chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính chiếm tới trung bình khoảng 65% cơ cấu tiền gửi của cả chi nhánh, và tiền gửi từ khách hàng là tổ chức kinh tế chiếm 35%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng năm 2011 VPBank – chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Nguồn: Báo cáo huy động vốn (2011), Phòng tín dụng, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Khách hàng thuộc các tổ chức kinh tế thường là những công ty, doanh nghiệp, là những khách hàng lớn đóng góp nhiều cho doanh thu của ngân hàng, tuy nhiên nếu dựa theo số liệu trên thì ta thấy thực tế lượng tiền gửi của loại hình khách hàng này chưa được cao như mong đợi, và quan trọng là đang có xu hướng giảm qua các năm. Điều đó cho thấy, tuy được nhận định là những khách hàng lớn, nhưng có thể

chính sách của Chi nhánh chưa thật hấp dẫn với đối tượng này vì thường lượng tiền nhàn rỗi của những tổ chức này rất cao và họ cần tiền gửi để thanh toán cũng rất lớn. Việc này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng bởi vì tiền gửi của các tổ chức kinh tế mà đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn là nguồn lực lớn và có vai trò quan trọng trong kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBank) chi nhánh trung hòa nhân chính (Trang 36)