Bộ máytổ chức quản lý cho vay KHCN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 56 - 61)

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của phòng Quản lý nội bộ)

Trong số bộ máy quản lý về cho vay khách hàng cá nhân thì phân cấp thẩm quyền phán quyết như sau: đối với khoản cấp tín dụng qua thẩm định rủi ro, phân cấp hạn mức phán quyết của Hội đồng tín dụng cơ sở dành cho khách hàng cá nhân tối đa là 16 tỷ, của Giám đốc QLRR tối đa là 13,5 tỷ. Đối với khoản vay không qua thẩm định rủi ro, hạn mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh tối đa là 8 tỷ, của Phó Giám đốc chi nhánh tối đa là 6 tỷ, còn trưởng phòng KHCN/Giám đốc phòng giao

Thẩm quyền phán quyết tín dụng tại Chi nhánh

Khoản tín dụng phải qua thẩm định rủi ro Hội đồng tín dụng cơ sở (Tối đa 16 tỷ) Giám đốc Chi nhánh (Tối đa 13.5 tỷ)

Khoản tín dụng khơng phải qua thẩm định rủi ro Giám đôc Chi nhánh (Tối đa 8 tỷ) Phó Giám đốc QLKH (Tối đa 6 tỷ) Giám đốc PGD/Trưởng phòng KHCN (Tối đa 500 triệu)

khách hàng có nhu cầu cao hơn mức thẩm quyền phán quyết tối đa của Hội đồng tín dụng cơ sở chi nhánh là 16 tỷ thì sẽ trình lên hội sở chính BIDV để quyết định.

Mơ hình quản lý tại chi nhánh hiện đang là mơ hình quản lý tập trung, tại đó có sự tách biệt hoàn toàn 3 chức năng: Kinh doanh, Tác nghiệp và Quản lý rủi ro. Phòng Khách hàng/ Phòng Giao dịch tại chi nhánh chỉ có chức năng kinh doanh: tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo đề xuất, thu nợ. Việc kiểm soát thẩm định để cấp Giới hạn cho vay khách hàng cá nhân do cán bộ thẩm định thực hiện, và phịng quản trị tín dụng thực hiện chức năng tác nghiệp khoản vay.

2.2.3. Thực trạng triển khai các nội dung quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh

2.2.3.1.Thực trạng quản lý trước khi cho vay

BIDV chi nhánh Hà Nam là chi nhánh cấp 1 có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động kinh doanh chung hàng năm trong đó có kế hoạch cho vay KHCN để trình Hội sở chính BIDV phê duyệt.

Cơng việc lập kế hoạch thông thường được thực hiện vào tháng 1 hàng năm, sau khi đã có kết quả kinh doanh của năm trước. Tại chi nhánh, trưởng các phòng có thực hiện nhiệm vụ cho vay KHCN là Trưởng phòng Khách hàng cá nhân và các Giám đốc Phòng giao dịch sẽ căn cứ vào kết quả kinh doanh của năm trước, đánh giá xu hướng biến động trong phát triển kinh tế của địa phương nơi mình phụ trách, dự báo nhu cầu vốn vay của các KHCN hiện tại, cũng như khả năng thu hút các KHCN tiềm năng để lập kế hoạch tín dụng gửi cho phòng Quản lý nội bộ Tổng hợp toàn chi nhánh. Dựa trên kế hoạch của các phòng xây dựng lên, Ban giám đốc cùng các trưởng phòng sẽ tiếp tục đánh giá lại kế hoạch chung, đưa ra các kịch bản chi tiết để đánh giá khả năng thực hiện trước khi trình BIDV phê duyệt.

Kế hoạch tín dụng bao gồm các chỉ tiêu về tổng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng, dư nợ phân theo đối tượng khách hàng, dư nợ phân theo kỳ hạn và kế hoạch thu nợ xử lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu, kế hoạch trích lập và xử lý rủi ro tín dụng.

Để triển khai kế hoạch và chính sách tín dụng, chi nhánh đã thực hiện nhiều các biện pháp nghiệp vụ quản lý khác nhau trước khi cho vay, cụ thể:

xuyên có các văn bản chỉ đạo để tăng trưởng quy mô hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng cho vay, thu hồi nợ xấu và xử lý nợ xấu. Các văn bản, quy trình, quy chế của BIDV luôn được cập nhật một cách kịp thời và đầy đủ cho cán bộ trên hệ thống quản lý văn bản của BIDV.

* Thực hiện các biện pháp quản lý trước khi cho vay: BIDV chi nhánh Hà Nam luôn chấp hành đúng, đầy đủ nội quy, quy chế của BIDV nói chung và chi nhánh nói riêng. Tuân thủ sự chỉ đạo của ngân hàng BIDV, hàng năm BIDV chi nhánh Hà Nam xây dựng mục tiêu chất lượng của các phòng ban và mực tiêu chất lượng chung của chi nhánh. Phổ biến mục tiêu chất lượng và sổ tay văn hoá BIDV cho toàn thể chi nhánh. Theo đó, 100% cán bộ phải đọc và cam kết thực hiện mục tiêu chất lượng, tuân thủ sổ tay chất lượng của BIDV.

Khối QLKH luôn quản lý trước khi cho vay chặt chẽ với các nội dung chính như sau:

Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: chuyên viên quan hệ khách hàng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ khách hàng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của hồ sơ, yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ thiếu (nếu có) một lần duy nhất.

Báo cáo thẩm định khách hàng: Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ khách hàng, chuyên viên quan hệ khách hàng lập báo cáo thẩm định khách hàng. Cấp có thẩm quyền và cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định khách hàng, TSBĐ và đưa ra quyết định tín dụng phù hợp. Việc thẩm định khách hàng là độc lập và khách quan, căn cứ trên thực tế.

2.2.3.2. Thực trạng quản lý trong cho vay

Về Quản lý trong cho vay khách hàng cá nhân của BIDV chi nhánh Hà Nam tập trung vào quản lý trên một số khía cạnh cơ bản như sau:

Quản lý tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo và khơng có TSĐB: BIDV chi nhánh Hà Nam ln duy trì tỷ lệ nợ của KHCN có tài sản đảm bảo ở mức khá cao. Mặc dù nhận định hình thức cho vay tín chấp đem lại lợi nhuận kỳ vọng tương đối tốt, nhưng do đánh giá rủi ro cao nên BIDV chi nhánh Hà Nam không tập trung nhiều vào cho vay tín chấp.

thiện thủ tục TSBĐ theo đúng quy định và tiến hành nhập kho TSBĐ. Phịng quản trị tín dụng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý hồ sơ, đảm bảo tuân thủ điều kiện giải ngân và cập nhật thông tin khoản vay vào hệ thống để thực hiện giải ngân. Cuối cùng, phòng Giao dịch khách hàng đối chiếu kiểm soát hồ sơ giải ngân đảm bảo tính khớp đúng của chứng từ giải ngân với lệnh thanh toán của khách hàng và thực hiện giải ngân, thu phí (nếu có). Việc giải ngân phải đảm bảo tuân thủ quy định, quy trình của BIDV.

2.2.3.3. Thực trạng quản lý sau khi cho vay

Khi hồ sơ đã được giải ngân, cán bộ quản lý khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, hoạt động của khách hàng (định kỳ/đột xuất) đảm bảo tuân thủ cho vay.

Bên cạnh đó, Ngồi việc giám sát phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, Phòng quản lý rủi ro của định kỳ hàng tháng có trách nhiệm giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro; kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay KHCN của BIDV chi nhánh Hà Nam. Phòng quản lý rủi ro sẽ thực hiện các hoạt động kiểm sốt để đánh giá tính phù hợp về quy trình cho vay, hồ sơ cho vay, điều kiện phê duyệt… Khi phát hiện có hiện tượng khơng phù hợp với các quy định của BIDV, phòng quản lý rủi ro sẽ tiến hành: (1) yêu cầu giải trình và khắc phục đối với các trường hợp có thể khắc phục, (2) chuyển lên hội đồng kỷ luật đối với những trường hợp không thể khắc phục.

Định kỳ hàng năm chi nhánh thành lập tổ kiểm tra tín dụng bán lẻ gồm trưởng đồn là lãnh đạo chi nhánh, thành viên đoàn kiểm tra gồm Lãnh đạo Phòng và cán bộ các Phòng: Quản lý rủi ro; Khách hàng cá nhân hoặc Phòng Giao dịch; Quản trị tín dụng và đảm bảo nguyên tắc thành viên đồn kiểm tra khơng thực hiện kiểm tra các khoản cấp tín dụng thuộc phạm vi quản lý hoặc đề xuất phê duyệt/phê duyệt. Nội dung kiểm tra cụ thể như:

- Việc tuân thủ các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động tín dụng. - Các văn bản chế độ hiện hành của BIDV trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng như

- Các văn bản chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng của BIDV từng thời kỳ như (về phân cấp thẩm quyền, hồ sơ tín dụng, tài sản bảo đảm, giao dịch bảo đảm

…) nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, BIDV, phát hiện kịp thời các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng bán lẻ, góp phần nhận diện, đề xuất kịp thời các biện pháp hạn chế, kiểm soát rủi ro. Đồng thời, đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị để các đối tượng kiểm tra có những khắc phục, bổ sung phù hợp theo các quy định hiện hành của pháp luật, BIDV.

Sau khi kiểm tra, đoàn kiểm tra hoàn thiện Biên bản kết quả tự kiểm tra lưu hành nội bộ của BIDV nhằm hỗ trợ việc phát triển kinh doanh tín dụng bán lẻ của các Chi nhánh, được lập thành 02 bản (01 bản lưu tại Chi nhánh, 01 bản gửi về Trụ sở chính).

2.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng quản lý cho vay KHCN của BIDV chi nhánh Hà Nam

2.2.4.1.Các chỉ tiêu định tính:

*Thực trạng quản lý cho vay KHCN dựa trên đánh giá của cán bộ ngân hàng

Các chỉ tiêu định tính được xây dựng dựa trên phỏng vấn các cán bộ trong bộ máy quản lý cho vay KHCN của BIDV chi nhánh Hà Nam. Thời gian khảo sát cả hai nhóm đối tượng này vào tháng 03 năm 2021. Các bảng hỏi được xây dựng khảo sát theo mức độ sau: 5 là hiệu quả cao nhất, 4 là tốt, 3 là khá, 2 là trung bình, 1 là không áp dụng.

Hiện tại, để thực hiện tốt hơn vấn đề đánh giá thì, tác giả tiến hành điều tra khảo sát 41 người đang thực hiện các công việc từ quản lý đến nhân viên có liên quan đến quản lý cho vay nói chung và có liên quan đến quản lý cho vay KHCN Thời gian tiến hành phỏng vấn: Từ tháng 2 năm 2021 đến tháng 3 năm 2021.

Cách thức phỏng vấn: phát bảng hỏi trực tiếp cho đối tượng được hỏi.

Cách thức lựa chọn người phỏng vấn: Với các vị trí, tác giả tiến hành lựa chọn số người tham gia phỏng vấn

Đầu tiên, với quản lý trước khi cho vay, sẽ có 2 nhóm câu hỏi chính là nhận diện rủi ro có thể gặp phải và đo lường rủi ro đối với cho vay KHCN

Với nhóm câu hỏi về nhận diện các rủi ro có thể gặp phải

Theo kết quả khảo sát đánh giá của tác giả về thực trạng nhận diện rủi ro khi cho vay KHCN của chi nhánh giai đoạn 2018-2020 và thì 23,4% người được khảo sát cho rằng việc quản lý cho vay KHCN trên góc độ nhận diện rủi ro tại chi nhánh

đang có vấn đề. Hiệu quả của các biện pháp theo đánh giá của người được hỏi tại Chi nhánh qua khảo sát như sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)