Tăng trưởng NIM cho vay KHCN của chi nhánh qua các năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 73 - 77)

Năm 2018 2019 2020

NIM cho vay KHCN 2.2% 2.7% 3.5%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018-2020)

Phản ảnh hiệu quả của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, chỉ tiêu NIM cho vay KHCN của chi nhánh hàng năm đều có xu hướng gia tăng, và bám sát với tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế, và đều có mức tăng lên đáng kể. Tăng trưởng hàng năm cho thấy, cứ mỗi đồng cho vay sau khi trừ đi các chi phí của hoạt động đi vay thì sẽ đóng góp bằng 2.2% tổng tài sản vào năm 2018 và tăng mạnh lên 3.5% vào năm 2020. Sau khi loại bỏ đi các chi phí về con người và khấu hao tài sản cố định thì các hoạt động này đều chiếm tỷ lệ tương đối trong lợi nhuận trước thuế. NIM cho vay KHCN của Chi nhánh cơ bản theo định hướng của trung ương (định hướng 3.8-4%) cho thấy hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh là tương đối hiệu quả.

2018 2019 2020 Thu nhập thuần từ tín dụng 20.1 25.3 30.8 Tăng trưởng TNT 17% 26% 22% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 0 5 10 15 20 25 30 35

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV CHI NHÁNH HÀ NAM

2.3.1. Những kết quả đạt được

Kết quả đạt được về quản lý trước khi cho vay

Chi nhánh đã xây dựng được hệ thống khn khổ cơ chế, chính sách tín dụng khá đồng bộ nhằm nhận biết, kiểm soát và hạn chế các rủi ro trong q trình cấp tín dụng trong cho vay KHCN

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và hội sở chính trong việc ngăn ngừa rủi ro, hạn chế nợ xấu và xử lý nợ xấu thơng qua quy trình từ nhận biết, phân loại, đo lường và ngăn ngừa, từ năm 2018 đến năm 2020, chi nhánh luôn chủ động trong các công tác hạn chế nợ xấu. Cụ thể chi nhánh chủ trương không cho vay với những đối tượng khách hàng liên quan đến lĩnh vực rủi ro cao. Trong “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh” của chi nhánh các năm 2018-2020, chi nhánh luôn xác định cần phải: “Tập trung nâng cao chất lượng cho vay, kiểm soát chặt chẽ việc mở rộng cho vay; Không cho vay những khách hàng thuộc các lĩnh vực nhạy cảm tiềm ẩn rủi ro; Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên làm cơng tác thẩm định, quản lý món vay và kiểm sốt dịng tiền; Qn triệt và làm chuyển biến nhận thức trong chuyên viên điều hành và tác nghiệp về chất lượng cho vay; Phải coi chất lượng cho vay là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của chi nhánh; phải tự nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ, nắm vững và thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ từ khâu thiết lập hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ thống đến theo dõi, quản lý, thu hồi món vay; Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho chuyên viên và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm”.

Kết quả đạt được về quản lý trong khi cho vay

Về việc xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay trong cho vay KHCN thì 85,3% số người được khảo sát cho rằng việc tổ chức bộ máy kiểm tra giám sát tại chi nhánh đã hợp lý với số điểm 4/5. Về quy trình kiểm tra, giám sát chi nhánh đã xây dựng được quy trình khá hợp lý theo đúng quy trình cảnh báo nợ có rủi ro và quản lý nợ rủi ro. Như vậy, có thể cho rằng hoạt động giám sát đã đạt được thành tựu nhất định.

Thứ nhất, chỉ tiêu nợ xấu trong cho vay KHCN nằm trong mức quy định (nếu quy đổi về từng mức), đều nằm dưới mức 3%. Chỉ số này thấp hơn so với các ngân hàng trong cùng một hệ thống (thường nằm trên mức 3%).

Thứ hai, khoản mục doanh thu luôn ổn định ở mức từ mức 2-2.5%. Việc này đáp ứng được khả năng mở rộng các khoản cho vay, góp phần nâng chất lượng tín dụng ổn định. Đồng thời số lượng các khách hàng sử dụng dịch vụ của chi nhánh đều tăng lên, hàm ý rằng việc quản lý rủi ro cho vay đối với cho vay nhà ở dự án đến phía khách hàng rất thuận lợi – tức là chi nhánh đang đi theo định hướng: quản lý khơng có nghĩa là chỉ có giảm rủi ro mà còn phải tăng lợi nhuận. Đây là hướng đi được xác định là đúng của chi nhánh nhằm phân tán rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận trong điều kiện khó khăn và cạnh tranh mang tính chất khốc liệt. Ngoài ra, việc khách hàng cá nhân tăng trong thời gian qua cho thấy, hoạt động cho vay đang hướng đến đúng đối tượng khách hàng, khi mà hoạt động này đang cung cấp cho khách hàng cần vốn.

Cuối cùng, NIM của ngân hàng đều có xu hướng tăng lên, chứng tỏ hoạt động thu lãi từ cho vay luôn đáp ứng được nhu cầu chi trả của chi nhánh.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, Hạn chế về bộ máy và quy trình quản lý trước khi cho vay

Công tác quản lý cho vay KHCN cịn phụ thuộc vào một số ít bộ phận. Mặc dù khơng ngừng đổi mới bộ máy kiểm sốt hoạt động tín dụng từ Hội sở đến từng chi nhánh, tăng cường các bộ phận kiểm soát hoạt động cho vay như thành lập các phòng quản lý rủi ro, Phòng quản trị tín dụng với các chức năng kiểm soát giải ngân, phê duyệt và đánh giá xếp hạng tín dụng, quản lý nợ quá hạn, kiểm tra kiểm soát nội bộ để kiểm soát hoạt động cho vay tại chi nhánh. Việc triển khai công tác quản lý cho vay KHCN tại các cấp chi nhánh/PGD còn chưa được sát sao và hiện tại còn mắc một số khuyết điểm có thể dẫn đến việc quản lý này tại chi nhánh giảm hiệu quả. Đó là trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng toàn bộ các khâu từ tiếp cận khách hàng, thẩm định, giải ngân, hoàn thiện hồ sơ và quản lý khách hàng đều do một chuyên viên quản lý dưới sự giám sát của lãnh đạo phòng. Điều này thể hiện qua bảng hỏi: công tác nhận diện và quản trị rủi ro qua đánh giá của các nhân

viên chi nhánh cho thấy các biện pháp hiện nay chưa thực sự đạt hiệu quả tốt. Hầu hết điểm bình quân đều dưới 4.

Đặc biệt chi nhánh chưa áp dụng đo lường rủi ro định lượng thông qua các mô hình hiện đại như mơ hình điểm số Z, mơ hình tính xác suất rủi ro…

Thứ hai, Hạn chế đối với khâu quản lý trong quá trình cho vay

Đây là khâu mang tính chất chuyển tiếp nên đánh giá của người được phỏng vấn tuy cao – nhưng vẫn còn một số hạn chế, như giải ngân, hoàn thiện hồ sơ và quản lý khách hàng đều do một chuyên viên quản lý dưới sự giám sát của lãnh đạo phòng, nên làm cho khâu tiếp theo, quản lý sau cho vay gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, Hạn chế đối với khâu quản lý sau quá trình cho vay

Chi nhánh chưa áp dụng được đa dạng và hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu trong cho vay KHCN.Chỉ có biện pháp sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu mang lại hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó biện pháp cho vay khoản nợ mới để trả nợ khoản cũ vàbán nợ xấu cho tổ chức mua bán nợ không mang lại hiệu quả tích cực do khơng giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Việc kiểm tra sử dụng vốn vay của KHCN cịn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, đơn đốc nợ xấu chỉ mang tính hình thức đối phó, khơng theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng. Việc kiểm tra tính tuân thủ của hồ sơ vẫn chủ yếu dựa trên chọn mẫu do vậy có một số các hồ sơ bị bỏ sót khơng kiểm sốt. Trường hợp để lọt hồ sơ sai phạm thì khả năng phát sinh nợ xấu rất lớn. Bên cạnh đó các đơn vị chưa có biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ đã xử lý rủi ro triệt để, nên việc thu nợ đã xử lý rủi ro thấp so với kế hoạch trung ương giao.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

Bất cập về quy trình quản lý rủi ro tại chi nhánh

Hệ thống quản lý cho vay KHCN chưa hoàn thiện, thể hiện ở một số chỉ tiêu thẩm định khách hàng của chi nhánh chưa phù hợp, thời gian thẩm định còn dài; thậm chí cịn bất cập trong khâu lựa chọn khách hàng

Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đến hiệu quả công tác hạn chế và xử lý nợ xấu được mô tả qua biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 73 - 77)