Giải pháp về quản lý tổ chức thực hiện dự toán thu chi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 106 - 108)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện

3.2.2. Giải pháp về quản lý tổ chức thực hiện dự toán thu chi

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi phải đảm bảo theo nguyên tắc: - Xác định khả năng thu: Các giải pháp tăng thu có thể được thực hiện từng giai đoạn hoặc thực hiện đồng loạt. Phải định kỳ thực hiện đánh giá khả năng thu để điều chỉnh phù hợp.

- Thực hiện kế hoạch chi:

+ Các nội dung chi trong bệnh viện phải thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên đảm bảo đủ các khoản chi bắt buộc về lương, phụ cấp lương theo biên chế được duyệt và chế độ quy định. Đối với các khoản chi mang tính chất quản lý hành chính như dịch vụ cơng cộng (điện, nước, vệ sinh, xăng dầu, điện thoại...), bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên máy móc trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn phải được chi tiêu trên nguyên tắc triệt để tiết kiệm nhưng phải hiệu quả.

+ Các nội dung chi dịch vụ cơng cộng như điện nước, vật tư văn phịng phẩm... phải được theo dõi, kiểm tra hằng ngày. Có hình thức xử lý đối với những khoa phòng sử dụng cịn lãng phí ... Đối với các chi phí chun mơn trực tiếp như thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất.... sử dụng trực tiếp cho khám và

điều trị, phải có sự theo dõi, quản lý chặt chẽ giữa khoa dược, kế tốn dược, thủ kho và các khoa chun mơn; phải kiểm tra đối chiếu lượng nhập xuất tồn hằng ngày tránh thất thốt và lãng phí. Mặt khác, qua cơng tác giám định và quyết tốn chi phí BHYT hàng tháng, hàng quý, bệnh viện phải tự rút kinh nghiệm và có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ các nội dung chi, giảm thiểu tối đa các nội dung chi sai, thiếu căn cứ để tránh bị xuất toán, gây tổn thất nguồn thu và tăng chi phí cho bệnh viện.

+ Đối với các khoản chi về mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở hạ tầng, bệnh viện nên lưu ý xác định rõ nhu cầu, phân tích tính chất, quy mơ để sử dụng nguồn chi phù hợp. Việc mua sắm tài sản phải phù hợp với nhiệm vụ được giao, với nguồn nhân lực. Tài sản mua sắm hiện đại nhưng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, dễ tìm kiếm nhằm đảm bảo máy móc được sử dụng thơng suốt và có hiệu quả.

+ Phải có sự giám sát chặt chẽ việc chi tiêu thường xuyên trong bệnh viện, phải giao cho bộ phận hành chính tổng hợp và kế tốn thanh tốn thực hiện giám sát và chịu trách nhiệm. Rà sốt, theo dõi, đánh giá mức chi phí sử dụng hàng tháng, hàng quý của những năm trước nhằm đưa ra mức khoán phù hợp vào năm sau để nâng cao ý thức sử dụng của cán bộ và tiết kiệm chi phí cho bệnh viện.

+ Trên cơ sở quy định của quy chế chi tiêu nội bộ, tùy theo tình hình thực tế thu – chi, bệnh viện phải tính tốn, cân đối để có quyết định chi phù hợp, khơng phải chi theo mức tối đa theo quy chế đã ban hành. Mặt khác, bệnh viện phải thực hiện phân phối từ nguồn tiết kiệm chi vừa đảm bảo theo quy định nhưng cũng phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Quý I, II là thời điểm bệnh viện chủ yếu tập trung vào các hoạt động phát triển kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và sửa chữa cải tạo cơ sở hạ tầng, nên ưu tiên trích lập quỹ

phát triển hoạt động sự nghiệp nhiều hơn để thực hiện các nội dung trên. Sang quý III, IV là thời điểm cuối năm, bệnh viện nên ưu tiên chi thu nhập tăng thêm, chi thưởng cho cán bộ để khuyến khích, động viên cán bộ tiếp tục hồn thành nhiệm vụ trong năm tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)