Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 54 - 59)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

- Những năm qua ở nước ta, các chính sách kinh tế tài chính vĩ mơ chưa ổn định. Theo đó, các thay đổi trong kế tốn cũng thường xun diễn ra nhằm phù hợp với quá trình phát triển và theo yêu cầu quản lý từng thời gian nhất định. Song, việc hướng dẫn cụ thể các văn bản pháp lý về kế toán của các cơ quan chức năng Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan tuy đã có nhưng chưa kịp thời và thường xuyên.

- Nghị định 43 với mục tiêu thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên theo nghị định, đối với đơn vị tự chủ một phần chi phí hoạt động lại chưa được tự chủ về biên chế lao động nên chưa phát huy được tính tự chủ trong tổ chức hoạt động của mình.

- Kinh phí đơn vị được cấp từ nguồn Ngân sách Nhà nước nhiều khi chưa đáp ứng đủ do tình trạng bệnh nhân thường xuyên quá tải so với dự tính, về mức thu viện phí vẫn cịn những bất cập ảnh hưởng nhiều đến công tác khám và điều trị.

- Mức độ đảm bảo thu nhập của cán bộ, viên chức trong bệnh viện chưa tương xứng với mức độ đóng góp về sức lực, trí tuệ mà lực lượng lao động trong đơn vị đã phải bỏ ra để phục vụ bệnh nhân. Bên cạnh đó mơi trường quanh bệnh viện (cụ thể là cơ chế thị trường) đã tác động không nhỏ tới bệnh viện nhiều khi đã làm cho tính nhân đạo y tế bị ảnh hưởng. Hiện tượng làm việc kiểu “chân trong, chân ngoài” đã và đang diễn ra khá phổ biến làm ảnh hưởng đáng kể đến nguồn nhân lực của bệnh viện và đó chính là ngun nhân làm “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư.

- Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước là tồn bộ các chính sách, chế độ chi tài chính thống nhất trong các cơ quan nhà nước mà các ĐVSN phải tuân thủ. Trong cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, các cơng cụ về định mức chi tiêu, danh mục được phép chi tiêu, quy trình xét duyệt và cấp ngân sách, phân cấp quản lý chi tài chính cơng... có vai trị quan trọng. Thơng qua cơ chế quản lý tài chính, Nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực tài chính cơng trong các ĐVSN. Chính vì thế, cơ chế quản lý tài

Tính chất tiến bộ hay lạc hậu của cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính trong các ĐVSN.

Một mặt, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Nó được xây dựng dựa trên quan điểm định hướng về chính sách quản lý ĐVSN trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nước nhằm cụ thể hóa các chính sách đó. Cơ chế này sẽ vạch ra các khung pháp lý về mơ hình quản lý tài chính của ĐVSN, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự tốn, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm sốt, đến quyết tốn kinh phí, nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mơ của Nhà nước có tính đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính, giúp cho ĐVSN thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Ngược lại, nếu các định mức quá lạc hậu, quy trình cấp phát và kiểm tra q rắc rối, phức tạp thì khơng chỉ chi phí quản lý tài chính tăng, mà cịn gây tình trạng che dấu, biến báo các khoản chi cho hợp lệ, hoặc quản lý tài chính khơng theo kịp hoạt động chuyên môn trong các ĐVSN.

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với ĐVSN có tác động đến chương trình chi tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, cơ chế tài chính đó nếu được thiết lập phù hợp, hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứng đủ nguồn kinh phí cho hoạt động chun mơn, tránh được thất thốt, lãng phí các nguồn lực tài chính, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, tạo tiền đề vật chất cho việc thực hiện tốt các chương trình quốc gia về hoạt động sự nghiệp. Ngược lại, nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước khơng phù hợp sẽ làm cho các

chương trình được thực hiện không như mong muốn, thậm chí làm cho chương trình phá sản.

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đóng vai trị như một cán cân cơng lý, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính giữa các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp khác nhau, cũng như giữa các ĐVSN trong cùng một lĩnh vực. Nhờ đó, các ĐVSN dù hoạt động ở đâu, lĩnh vực nào cũng được quan tâm, tạo điều kiện phát triển tương xứng với yêu cầu của xã hội đối với lĩnh vực đó và tiềm lực kinh tế của quốc gia đó.

Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước vạch ra hành lang pháp lý cho ĐVSN nhưng nếu các cơ chế này không phù hợp sẽ trở thành hàng rào trói buộc, cản trở đến quá trình tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính của ĐVSN, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động chuyên môn của đơn vị. Nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước sơ hở, lỏng lẻo có thể làm hao tổn ngân sách nhà nước, thất thốt, lãng phí các nguồn lực tài chính khác mà khơng đạt được mục tiêu chính trị, xã hội đã định.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 trình bày một số nội dung cơ bản như sau:

- Tổng hợp lý thuyết về đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, phân loại; về tài chính trong các đơn vị cơng lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm bao gồm: khái niệm, nội dung; về quản lý tài chính trong các đơn vị công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm bao gồm: nguyên tắc, nội dung và cơ chế quản lý tài chính.

- Làm rõ các nội dung về tài chính và quản lý tài chính trong các đơn vị công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, liệt kê tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu là những nhân tố bên trong, bên ngồi từ đó định hình xây dựng giải pháp để hoàn thiện quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu.

- Tất cả những lý thuyết về quản lý tài chính ở chương 1 này sẽ là cơ sở để áp dụng vào phân tích quản lý tài chính tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được triển khai tiếp theo ở chương 2 tới đây.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017-2019

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 54 - 59)