Nội dung quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 30 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự

1.3.2. Nội dung quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập

1.3.2.1. Nội dung quản lý tài chính theo nội dung tài chính

* Quản lý các khoản thu:

Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu gồm kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác.

Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu, đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu phí, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn giảm mức thu cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của nhà nước.

Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự tốn chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể, theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 16/2015/NĐ-CP và khoản 1 mục VIII Thơng tư số 71/2006/TT-BTC thì nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các khoản sau: kinh phí do nhà nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ tài trợ, quà biếu, tặng…

Ngoài ra đơn vị sự nghiệp được quyền huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, từ cán bộ viên chức trong đơn vị, sử dụng vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Đây là nguồn mà các cơ quan quản lý hành chính nhà nước khơng có quyền huy động, sử dụng. Theo mục III Thông tư số 71/2006 của Bộ tài chính, đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ trong việc vay vốn và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay. Tiền lãi trả cho việc huy động được tính theo lãi suất thực tế khi ký kết hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá mức lãi suất để tính chi phí hợp lý quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguồn vốn chi trả lãi tiền vay, tiền lãi huy động được tính vào chi phí hoạt động dịch vụ do các khoản tiền vay, tiền huy động mang lại. Trong trường hợp huy động vốn theo hình thức cán bộ viên chức cùng tham gia góp vốn với đơn vị và được hưởng lãi phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, thì lãi tiền huy động được chi trả từ tiền lãi của hoạt động dịch vụ đó, khơng được tính vào chi phí.

Đơn vị sự nghiệp có thu được dùng tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và tự nguồn vốn vay, vốn huy động để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đơn vị sự nghiệp có thu lại khơng được sử dụng kinh phí, tài sản của ngân sách nhà nước để thế chấp vay vốn, chi trả tiền vay, tiền huy động.

Quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu của đơn vị sự nghiệp có thu được thể hiện tại Điều 16 Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp:“ có quyền quyết định một số mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng”. Tuy nhiên, quyền quyết định một số mức thu cụ thể đó vẫn phải tuân thủ theo các quy định về phí, lệ phí và khơng được vượt quá khung mức thu mà nhà nước đã quy định.

Tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp có thu cịn thể hiện trong q trình thực hiện dịch vụ của đơn vị. Tuy nhiên ở đây vẫn có sự phân biệt giữa việc thực hiện dịch vụ cho nhà nước và cho các tổ chức cá nhân khác ở chỗ: đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh liên kết thì việc quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Quy định này một mặt thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của đơn vị sự nghiệp có thu với nhà nước, nó là một bộ phận thuộc sự quản lý của các quan nhà nước, có nhiệm vụ giúp các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình đối với dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là hợp lý. Mặt khác nó thể hiện quyền tự chủ trong “ khn khổ” của đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, điều này trên thực tế đơi khi tạo nên những gị bó nhất định. Ví dụ, một Bệnh viện cơng lập bên cạnh việc được tự do tổ chức các dịch vụ khám theo yêu cầu để đáp ứng nhiều đối tượng bệnh nhân ,…thì khơng được phép thốt ly những quy định về khung giá viện phí do Bộ Y tế ban hành. Nếu muốn nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh thì buộc Bệnh viện phải nâng cao hạ tầng cơ sở, trang thiết bị y tế để đáp ứng tốt hơn yêu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu kỹ thuật cao, thì buộc các Bệnh viện phải nâng cao mức viện phí để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước nhưng muốn tăng thì khơng được vượt quá khung mức đã quy định, lại phải chờ cơ quan có thẩm quyền bàn bạc

quyết định thay đổi khung mức cũ, điều này làm giảm tính linh hoạt và nhu cầu không ngừng thay đổi của thực tế khách quan.

* Quản lý chi tiêu

Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp có thu gồm các khoản chi thường xuyên và các khoản chi không thường xuyên.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Căn cứ tính chất cơng việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khốn chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.

Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 16/2015/NĐ-CP và khoản 2 mục VIII Thơng tư 71/2006/TT- BTC thì các đơn vị sự nghiệp có thu phải chấp hành các chế độ chi mà Nhà nước đã quy định bao gồm trình tự ưu tiên, định mức chi… Hiện nay, có nhiều các văn bản dưới luật ra đời quy định về mức kinh tế kỹ thuật, trang cấp ô tơ, quản lý trụ sở làm việc, kinh phí quản lý, cơng tác phí, chi tiêu hội nghị, hội thảo, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc,… quy định về chi nhằm kiểm sốt chi, phịng tránh tình trạng tham ơ, lãng phí: thơng tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm sốt chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; thơng tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức Nhà nước; thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của bộ tài chính quy định chế độ cơng tác phí, chế độ chị hội nghị đối với cơ quan hành chính, đơn

vị sự nghiệp công lập trong cả nước; thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng đối với cán bộ lãnh đạo trơng các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 06/2011/TT-BTC ngày 14/1/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị công lập và công ty Nhà nước… Trong đó điểm đáng chú ý là Điều 17 Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì pháp luật quy định đơn vị sự nghiệp có thu: “ được quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”, “ quyết định khoản chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc”…và những thẩm quyền này thuộc về thủ trưởng đơn vị. Quy định này tạo nên sự chủ động của đơn vị đối với những yêu cầu phát sinh ngồi sự đốn của những quy định có sẵn, đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tiễn để cuối cùng đơn vị đạt được những hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. Tuy nhiên việc trao tồn bộ quyền cho thủ trưởng đơn vị lại có thể dẫn đến tình trạng quan liêu, lạm quyền, tham ô của công vị. Hiện nay Luật chỉ quy định quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị mà không quy định một cơ chế giám sát nào cụ thể và việc quy định trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị cũng còn rất chung chung. Yêu cầu đặt ra là phải có những quy định nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đồng thời cần phải có sự tham gia của tập thể thơng qua sự thống nhất giữa thủ trưởng đơn vị với công đồn cơ quan, cơng khai dân chủ và phải được thể hiện trong quy chế chi tiêu của đơn vị.

Quyền tự chủ về chi được thể hiện trước hết ở việc các đơn vị sự nghiệp có thu phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là cơ sở rất quan trọng để đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện các hoạt động về tài chính. Dựa

vào những quy định chung của pháp luật mà nhất thiết các đơn vị phải xây dựng một cơ chế phù hợp cho mình. Theo Thơng tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thì quy chế này “ phải được thảo luận một cách rộng rãi, dân chủ, cơng khai, có ý kiến tham gia của cơng đồn cơ sở”. Đây chính là căn cứ để các cơ quan cấp trên của đơn vị quản lý về mặt tài chính và để Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch thực hiện kiểm soát chi. Tuy nhiên, hiện nay việc tự chủ về chi cũng gặp nhiều điểm hạn chế, làm lỗ hổng dẫn đến lãng phí, thất thốt tài sản cơng. Ví dụ như: nhiều khi quyền “chi cao hơn hoặc thấp hơn” ấy dẫn đến tình trạng khoản nọ bù khoản kia, khoản đáng chi nhiều lại khơng đủ vì phải bù cho các khoản khác bị vượt mức đã được “ hợp lý hóa” để che mắt các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Tình trạng đi cơng tác rồi đi cơng việc riêng những vẫn lấy hóa đơn về thanh tốn cơng tác phí, hay tình trạng kê khai các khoản chi hội nghị đến mức tối đa để hưởng phần chênh lệch so với thực tế… Vì vậy, tự chủ về chi phải gắn liền với trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô tham nhũng. Nhưng nhìn chung những quy định này cịn chung chung, lỏng lẻo tạo nhiều khe hở dẫn đến tình trạng lợi dụng của cơng, tham ơ, lãng phí.

Trên thực tế, trong q trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thường gặp phải các vấn đề khó là: Xác định Phần tiết kiệm được từ ngân sách (đâu là thường xuyên, đâu là không thường xuyên, đâu là khoản thường xuyên để tiết kiệm); Xác định đâu là phần hoạt động kinh doanh, hoặc phần hoạt động có thu; Cách tính hệ số tiền lương (đây là phần khó nhất và gây nhiều tranh cãi nhất). Vì vậy khi thực hiện phần lương này nên đưa ra bàn tập thể nhiều lần để khơng dẫn đến tình trạng kiện cáo, bất bình.

Quyền tự chủ về chi của đơn vị sự nghiệp có thu được pháp luật quy định trong vấn đề tiền lương và thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trước đây

mặc dù pháp luật cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ trong việc quyết định mức thu nhập trả cho người lao động nhưng vẫn bị hạn chế. Điều 11, Điều 12 Nghị định 10/2002/NĐ- Cp vẫn có những quy định khống chế mức trần tiền lương. Sau này, khi Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời đã giải tỏa hạn chế này. Mục tiêu chính xây dựng nghị định này là nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động, gia tăng hiệu quả làm việc, khuyến khích đa dạng dịch vụ trong các đơn vị sự nghiệp.

Đối với tiền lương, tiền công của bộ phận cán bộ, viên chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao thì sẽ tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Đối với còn tiền lương của cán bộ, nhân viên hoạt động dịch vụ nếu hoạch tốn tiền chi phí thì tiền lương tính theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên mức tăng thu nhập cho người lao động còn tùy thuộc vào nguồn thu của từng đơn vị. Đối với những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu đảm bảo được một phần chi phí hoạt động thường xun thì trần quỹ lương sẽ khác với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp, kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp.

Đối với những đơn vị tự đảm bảo tồn bộ chi phí, sau khi đã hồn thành nghĩa vụ với Nhà nước, trích lập các quỹ theo quy định thì quyền quyết định tổng mức thu nhập cho người lao động sẽ được trao cho đơn vị đó. Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp thuộc dạng này cũng phải đảm bảo đúng các nguyên tắc đặt ra như phải thực hiện công khai, dân chủ, phải tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Đó cũng chính là những giới hạn gắn với quyền tự chủ tự quyết của đơn vị sự nghiệp có thu.

Trong vấn đề chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, theo Thông tư số 113/12007/TT-BTC ngày 24/9/2007 quy định thực hiện chi đối với khoản

thu nhập tăng thêm: Căn cứ kết quả hoạt động tài chính quý, năm của đơn vị, nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thực hiện chi đối với khoản thu nhập tăng thêm hàng qúy tối đa không quá 60% số chênh lệnh thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý. Kết thúc năm, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động đảm bảo không vượt quá mức theo chế độ quy định. Có thể hiểu mức chi tiêu tăng thêm thu nhập này được áp dụng chung cho cả đơn vị.

Hiện nay Luật chưa có những quy định cụ thể làm căn cứ phân chia phần thu nhập tăng thêm. Việc phân chia này cần căn cứ theo khối lượng công việc, mức độ phức tạp của cơng việc, cơng sức đóng góp cụ thể của từng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)