Đánh giá tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tạo động lực làm việc cho người LĐ tại Công ty TNHH Vật tư thiết bị Tuấn Long (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Nội dung tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp

1.3.4. Đánh giá tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp

nghiệp

Đánh giá tạo động lực làm việc cho người LĐ trong DN giúp phát hiện những sai lệch trong quá trình tạo động lực làm việc cho người LĐ từ đó có những điều kiện điều chỉnh kịp thời, đồng thời đánh giá tạo động lực giúp nhà quản trị rút ra những bài học kinh nghiệm trong tương lai.

Đánh giá tạo động lực làm việc cho người LĐ bao gồm đánh giá chương trình tạo động lực và đánh giá kết quả tạo động lực

1.3.4.1. Đánh giá chương trình tạo động lực

“Đánh giá nội dung chương trình tạo động lực: đánh giá về sự đầy đủ các nội dung chương trình tạo động lực, đảm bảo đúng mục tiêu hướng tới của DN, phải tốt và phù hợp với người LĐ và tình hình thực tế trong tổ chức, DN, phù hợp với ngân sách của DN.

Đánh giá việc triển khai chương trình tạo động lực: Những chương trình tạo động lực đã được XD theo nội dung chuẩn, được ban lãnh đạo DN phê duyệt, đã được triển khai, áp dụng tại DN hay chưa? Có đúng nội dung và hướng dẫn áp dụng hay khơng? Q trình triển khai đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc như thế nào, để đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời” (Nguyễn Thị Minh Nhàn, 2012)

1.3.4.2. Chu kỳ đánh giá

Tạo động lực làm việc cho người LĐ liên quan đến tồn bộ q trình làm việc của người LĐ, do vậy mà việc đánh giá chương trình tạo động lực phải được tiến hành thường xuyên có thể theo tháng, quý hoặc năm… xuyên suốt quá trình từ khi XD chượng trình tạo động lực đến đánh giá mức độ thỏa mãn của người LĐ

1.3.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả tạo động lực

“Đánh giá kết quả tạo động lực thơng qua các tiêu chí:

- Năng suất LĐ, sự hài lòng của người LĐ đối với công việc, tỷ lệ nghỉ việc, vắng mặt Năng suất LĐ: Từ kết quả của việc thực hiện các chương trình tạo động lực, xác định về năng suất LĐ của người LĐ có được cải thiện hay khơng? Hiệu quả thực hiện cơng việc đó có đảm bảo hay khơng?

- Tỷ lệ vắng mặt, nghỉ việc: Xác định mức độ thỏa mãm của người LĐ trong cơng việc. Người LĐ có mức độ thỏa mãn cơng việc ít có thể nghi việc và tỷ lệ vắng mặt cao

- Mức độ tuân thủ kỷ luật LĐ: Bất kể một tổ chức, DN nào đều có những nội quy, quy định riêng, nếu người LĐ làm việc tốt thì được động viên, khen thưởng, ngược lại nếu người LĐ vi phạm nội quy, quy định sẽ bị kỷ luật. Nếu sau chương trình tạo động lực, việc tuân thủ kỷ luật của người LĐ tốt hơn thì nghĩa là chương trình tạo động lực có hiệu quả.

- Mức độ hài lòng của người LĐ: Thực chất việc đánh giá mức độ hài lòng của người LĐ xuất phát từ đánh giá các biện pháp tạo động lực, qua đó xác định sau khi

thực hiện chương trình tạo động lực làm việc cho người LĐ có cảm thấy hài lịng thỏa mãn về công việc và môi trường làm việc hay khơng? Ở mức độ hài lịng ra sao? Biểu hiện thông qua các yếu tố: Tinh thần làm việc của người LĐ, sức khỏe; tỷ lệ thăng chức, luân chuyển công việc được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đã đạt kết quả ra sao? Sự sáng tạo trong công việc của người LĐ. Bên cạnh đó, trang thiết bị làm việc của người LĐ được đổi mới có phù hợp với trình độ, kỹ năng sử dụng của người LĐ? Sự tập trung, hứng thú làm việc, hỗ trợ làm việc giữa người LĐ, bộ phận mỗi quan hệ giữa các đồng nghiệp được cải thiện

- Động cơ làm việc của người LĐ: Nếu quá trình tạo động lực hiệu quả sẽ làm cho người LĐ gắn bó, trung thành hơn với tổ chức, DN. Người LĐ sẽ mong muốn cống hiến hết mình cho tổ chức, DN, coi tổ chức, DN là ngôi nhà thứ hai của mình, điều này sẽ giúp DN giữ chân được người LĐ, tránh tình trạng chảy máu chất xám, thậm chí cả khi DN gặp kho khăn người LĐ vẫn một lịng trung thành thì đó là biểu hiện của chương trình tạo động lực hiệu quả” (Nguyễn Thị Minh Nhàn, 2012)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tạo động lực làm việc cho người LĐ tại Công ty TNHH Vật tư thiết bị Tuấn Long (Trang 33 - 35)