Đánh giá tạo động lực làm việc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty Cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu của đề tài

1.2. Nội dung tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp

1.2.4. Đánh giá tạo động lực làm việc

1.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá tạo động lực cho người lao động

a. Năng suất lao động

Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm

Năng suất lao động được tính theo cơng thức sau:

NSLĐ bình qn = Tổng doanh thu (Đơn vị: đồng/người) Tổng số lao động

NSLĐ phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng (hay lượng giá trị) được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất.

Các nhân tố, như trình độ thành thạo của NLĐ, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mơ và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên quyết định rất nhiều đến năng suất lao động

b. Tỷ lệ người lao động thôi việc

Tỷ lệ thơi việc, đơn giản thì được hiểu là tốc độ thay đổi nhân viên của đơn vị hay công ty. Tốc độ này được đo hàng tháng và đo hàng năm. Cơng thức tính của nó đơn giản:

Tỷ lệ thơi việc = Tổng Số thơi việc (chỉ tính nhân viên chính thức)/Nhân sự trung bình (chỉ tính nhân viên chính thức)

Tỷ lệ nhân viên thơi việc phản ánh tỷ lệ nhân sự rời khỏi doanh nghiêp, nếu tỷ lệ này lớn sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình ổn định nhân sự và lam phát sinh nhiều các chi phí cho tuyển dụng đào tạo mới trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp, Tỷ lệ này có thế xác định được thông qua các cuộc phỏng vấn từ đối thủ khác bên ngoai.

c. Kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức...hay trong bất kỳ một xã hội, một nền sản xuất nào, nó phản ánh một phần thái độ làm việc của NLĐ, chính vì vâỵ kỷ luật lao động ngày càng trở lên quan trọng trong xã hội phát triển.

Chính sách tạo động lực tốt sẽ là những chính sách nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của tất cả các thành viên trong tổ chức. Nhờ đó mà cũng giúp tổ chức loại bỏ được những bất đồng, hay tâm tý không phục là nguyên nhân của việc người lao động chấp hành kỷ luật thiếu nghiên túc, khơng tự giác. Các tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động như: số vụ vi phạm, mức độ vi phạm, số người vi phạm nội quy – quy định của

d. Mức độ hài lịng của người lao động với cơng việc

Mức độ hài lịng của người lao động với cơng việc chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp, có thể đo lường mức độ thỏa mãn với công việc thông qua phỏng vấn, lắng nghe ý kiến người lao động, hay tiến hành khảo sát.

Khảo sát sự hài lòng của nhân viên là một trong biện pháp đánh giá được mức độ hài lòng cũng như thấu hiểu được nguyện vọng của NLĐ trong cơng ty. Từ đó, doanh nghiệp có những điều chỉnh chính sách nhân sự, tạo mơi trường động viên, khích lệ nhân viên tạo nên lịng tin, sự gắn bó và sự trung thành của NLĐ.

1.2.4.2 Các phương pháp đánh giá tạo động lực cho người lao động.

Có thể sử dụng những phương pháp đánh giá tạo động lực cho NLĐ như sau: Phương pháp thống kê phân tích số liệu, tập hợp số liệu về doanh thu, chi chí số lượng người lao động nghỉ việc ...để tính tốn các chỉ tiêu về năng suất lao động, tỷ lệ vắng mặt, nghỉ việc, từ đó phục vụ cho cơng tác đánh giá một cách hiệu quả.

Sử dụng bảng hỏi để đánh giá về mức độ hài lòng của NLĐ đối với các chính sách, chế độ của NLĐ trong cơng ty. Qua đó có thể hiểu được mức độ thỏa mãn,

hiểu được tâm tư nguyện vọng của của CBCNV trong công ty, cũng hiểu thêm về các hình thức, nguyên nhân, hạn chế về TĐL cho NLĐ trong DN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty Cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp (Trang 27 - 29)