Phân loại nợ DNNVV theo ngành kinh tế năm 2019

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 69 - 71)

Đvt: Tỷ đồng Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn

Ngành nông nghiệp và lâm

nghiệp, thủy sản 6,54 - - - -

Công nghiệp khai thác 19,62 - - - -

Cơng nghiệp chế biến, cơ

khí, chế tạo 91,56 - - 20 21,8%

Xây dựng 19,62 - - - -

Thương nghiệp, sửa chữa 196,2 2,4 1,22% 0,3 0,2% Khách sạn, nhà hàng, dịch

Vận tải, kho bãi, thông tin

liên lạc 150,42 - - - -

Khác 39,24 - - - -

Tổng 654 2,4 0,37% 20,3 3,10%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng Quản lý nội bộ- BIDV Kinh Bắc

Qua bảng trên cho thấy, nợ quá hạn (nợ nhóm 2) tại BIDV Kinh Bắc tập trung chủ yếu trong ngành cơng nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo với số tuyệt đối là 20 tỷ đồng, tiếp đến là ngành thương nghiệp, sửa chữa (0,3 tỷ đồng). Đối với nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) hiện chỉ cịn tập trung tại một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, sửa chữa ô tô, máy mỏ với dư nợ xấu là 2,4 tỷ đồng.

Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu đối với các khách hàng thuộc các nhóm ngành trên có nhiều lý do: đối với ngành cơng nghiệp chế biến, khách hàng có nợ xấu hoạt động trong ngành chế biến sản phẩm từ gỗ, hoạt động kinh doanh ngừng trệ do không ký được hợp đồng tiêu thụ nên hàng hóa tồn đọng, khơng có nguồn trả nợ ngân hàng; đối với ngành thương nghiệp, sửa chữa ô tô, mơ tơ và các loại xe có động cơ, khách hàng phát sinh nợ xấu do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường, cộng với yếu kém trong quản lý dẫn đến tình trạng phá sản, khơng có nguồn trả nợ ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đến nay được duy trì ở mức thấp hơn kế hoạch được giao (dưới 0,5%/ tổng dư nợ), cho thấy Chi nhánh có khả năng tiếp tục mở rộng cho vay đối với DNNVV. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường huy động vốn và mở rộng cho vay, NH sẽ phải chú trọng việc quản lý tín dụng sao cho duy trì được tỷ lệ nợ xấu cho phép, đồng thời phải thường xuyên thẩm định hoạt động sử dụng vốn của KH, tiến hành phân loại nợ và cơ cấu lại nợ kịp thời để có biện pháp xử lí phù hợp nhất.

Tương ứng với cơ cấu cho vay tại BIDV Kinh Bắc phần lớn là cho vay doanh nghiệp lớn, thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 69 - 71)