7. Kết cấu luận văn
1.2 Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để đánh giá mức độ phát triển và tăng cường hỗ trợ cho các DN, người ta thường chia các loại hình DN dựa theo tiêu thức về quy mơ. Theo tiêu thức này, DN được chia thành DN lớn và DNNVV. Quy mô của DN được đánh giá dựa trên một hoặc một nhóm tiêu chí như vốn, doanh thu, lao động,… Mỗi quốc gia, mỗi khu vực có thể lựa chọn một chỉ tiêu hoặc một nhóm chỉ tiêu khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, trình độ phát triển và quan điểm riêng của mỗi nước.
Hiện nay, để xác định DNNVV người ta thường căn cứ vào hai nhóm tiêu chí:
+ Nhóm các tiêu chí định tính bao gồm: trình độ chun mơn hố thấp, số đầu mối quản lý ít, khơng phức tạp. Nhóm yếu tố này phản ánh đúng bản chất vấn đề nhưng thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ít được sử dụng trong thực tế.
+ Nhóm các tiêu chí định lượng bao gồm: số lao động, giá trị tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận. Nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn tồn khơng giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh.
Mặt khác việc lượng hoá các tiêu thức để phân loại quy mơ doanh nghiệp cịn tuỳ thuộc vào những yếu tố như:
+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và những quy định cụ thể phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
+ Trong ngành nghề khác nhau thì chỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau.
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNNVV ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ
Nước Tiêu chí áp dụng
Số lao động Tổng vốn hoặc giá trị TS
Indonesia <100 <0.6 tỷ Rupi
Singapore <100 <499 triệu USD
Thái Lan <100 <200 Bath
Hàn Quốc
<300 trong CN, XD <0,6 triệu USD <200 trong TM&DV <0,25 triệu USD
Nhật Bản
<100 trong bán buôn <10 triệu yên <50 trong bán lẻ <100 triệu yên
Liên minh (EU) <250 <27 triệu ECU
Mexico <250 <7 triệu USD
Mỹ <500 <20 triệu USD
(Nguồn: Giải pháp phát triển DNNVV Việt Nam – NXB CTQG, 2002)
Tại Việt Nam, từ ngày 01/01/2018, Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 có hiệu lực, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như sau:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ”.
Theo đó, tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, tiêu chí xác định DNNVV như sau: DNNVV được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
Bảng 1.2. Tiêu chí phân loại DNNVV theo lao động và doanh thu:
DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lao động (người) Doanh thu (tỷ đồng) Số lao động (người) Doanh thu (tỷ đồng) Số lao động (người) Doanh thu (tỷ đồng) Nông, lâm nghiệp và
thủy sản; Công nghiệp và xây dựng
≤10 ≤3 ≤100 ≤50 ≤200 ≤200
Thương mại và dịch vụ ≤10 ≤10 ≤50 ≤100 ≤100 ≤300 Bảng 1.3. Tiêu chí phân loại DNNVV theo lao động và doanh thu:
DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đồng) Số lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đồng) Số lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đồng) Nông, lâm nghiệp và
thủy sản; Công nghiệp và xây dựng
≤10 ≤3 ≤100 ≤20 ≤200 ≤100
1.2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay, hầu hết các DNNVV tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều trở ngại cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh, điển hình như: các khó khăn về vốn, tài chính; thiếu phân hóa quản trị trong doanh nghiệp; tiếp cận công nghệ thông tin hạn chế; ít cơ hội hòa nhập với thị trường nước ngoài;... Những trở ngại về nội tại kết hợp với những khó khăn, sức ép bên ngoài thị trường (như sự đánh giá của người tiêu dùng; các trách nhiệm xã hội và trách nhiệm kinh doanh mà doanh nghiệp buộc phải gánh vác; các yếu tố về vị trí, mơi trường pháp lý, sự khuyến khích đầu tư và hỗ trợ từ Nhà nước...) đã khiến cho nhiều DNNVV ngày càng “đuối
sức” khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế mới.
- Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp
Các DNNVV thường có cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý đơn giản, gọn nhẹ với số lượng lao động ít. Hầu hết ở các doanh nghiệp này, ngoại trừ chức năng kế toán thường có bộ phận riêng hoặc có nhân viên được chun mơn hóa đảm nhận ra, cịn các chức năng quản trị khác như quản trị về nhân sự, chiến lược, chất lượng, tài chính, marketing… thì khơng có bộ phận riêng đảm nhận hoặc khơng được phân công rõ ràng.
Một đặc điểm khác về cơ cấu tổ chức của các DNNVV là so với các doanh nghiệp lớn thì ở các DNNVV, người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường là chủ sở hữu hoặc các cổ đơng lớn của doanh nghiệp. Do đó, quyền lợi của người quản lý được gắn sát với quyền lợi của người chủ sở hữu. Điều này giúp cho người quản lý doanh nghiệp có khả năng tự quyết cao trong công việc, biết chớp lấy những cơ hội thuận lợi, tự do sáng tạo trong kinh doanh, thích ứng nhanh với những sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, sự phân quyền rất hạn chế, quyền hạn quản trị tập trung gần như tuyệt đối vào chủ doanh nghiệp, cơ chế quản lý chủ yếu dựa trên sự thuận tiện, phụ thuộc phần lớn vào năng lực và kinh nghiệm của người chủ doanh nghiệp có thể trở thành nguyên nhân hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp nếu như người chủ doanh nghiệp khơng có được năng lực cũng như sự nhạy bén tối ưu đối với thị trường.
- Đặc điểm về nguồn nhân lực
+ Về người quản lý doanh nghiệp: So với các doanh nghiệp lớn, số lượng
cũng như chất lượng những người quản lý giỏi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều hạn chế hơn rất nhiều, phần lớn đều không được đào tạo bài bản về kinh doanh, chủ yếu lập nghiệp dựa trên kinh nghiệm sống của bản thân, vì vậy việc hoạch định chiến lược và tầm nhìn trong dài hạn của các doanh nghiệp này còn kém.
+ Về đội ngũ lao động: Đội ngũ lao động tại các DNNVV khá phong phú với
trình độ rất đa dạng, từ lao động thủ cơng đến lao động có tay nghề, và cả những người lao động có trình độ chun mơn cao…Tuy nhiên, trong số đó thì lao động có trình độ thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng lao động, cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính dẫn đến việc chất lượng của đội ngũ lao động tại các DNNVV còn thấp là do bản thân đặc điểm ngành nghề của các doanh nghiệp này. Phần lớn các DNNVV kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu cho xã hội, trong đó chủ yếu là các sản phẩm, dịch vụ phục vụ tiêu dùng và các sản phẩm truyền thống như chế biến thủy sản, cung cấp lương thực thực phẩm, dệt may, gia công đồ mỹ nghệ… Quá trình sản xuất của những ngành này thường sử dụng chủ yếu là những lao động tay chân không qua hệ thống trường lớp, kinh nghiệm được tích lũy thơng qua làm việc thực tế. Mặt khác, do quy mô nhỏ, đem lại giá trị gia tăng thấp, môi trường làm việc không chuyên nghiệp, khiến các doanh nghiệp này khó có khả năng thu hút lao động có trình độ cao. Phần lớn các DNNVV lại được hình thành từ các hộ kinh doanh cá thể, hay một nhóm người có quan hệ gia đình, bạn bè cùng góp vốn lập nên cũng là một nguyên nhân khiến cho tính chọn lọc nguồn nhân lực là khơng cao, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
- Đặc điểm về khả năng tài chính
Vấn đề về vốn luôn là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự hình thành và phát triển của các DNNVV. Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về số lượng nhưng nếu xét quy mô vốn của các DNNVV thì lại rất thấp và sự tăng trưởng cũng
không cao. Chủ yếu vốn của các doanh nghiệp này tồn tại dưới dạng hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, và chỉ một phần nhỏ tồn tại dưới dạng tiền mặt.
Vốn chủ sở hữu thấp, năng lực tài chính chưa cao nên nhiều DNNVV rất khó tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng của các NHTM. Một số ngân hàng vẫn cho khu vực DNNVV là khu vực tiềm năng nhưng chứa đựng nhiều rủi ro.
Một hạn chế khác là với năng lực tài chính thấp như vậy, các DNNVV khó có khả năng đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc, hiện đại hóa quy trình cơng nghệ, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, các DNNVV cũng có một lợi thế, đó là để thành lập được một doanh nghiệp lớn thì vơ cùng khó khăn, phải có số vốn đầu tư ban đầu rất lớn nhưng đối với DNNVV thì ngược lại, các doanh nghiệp này được tạo lập một cách tương đối đơn giản với số vốn đầu tư ban đầu ít, mặt bằng sản xuất kinh doanh nhỏ. Hơn thế nữa, chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này thường ngắn làm cho vòng quay của mỗi đồng vốn nhanh, do đó hiệu quả kinh tế thu được cũng thường cao hơn so với các doanh nghiệp lớn.
- Đặc điểm về công nghệ
Các DNNVV với quy mô vốn nhỏ bé thường không đủ năng để đổi mới một cách đồng bộ hệ thống trang thiết bị, máy móc, đặc biệt là các công nghệ cao, hiện đại nên phải chọn phương án mỗi kì mua một ít để cải tiến dần dần. Kết quả của tình trạng trên là chất lượng sản phẩm thấp, chi phí đầu vào cao khiến giá thành sản phẩm khó cạnh tranh. Các nhà quản lý cũng không chú trọng đến việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cho người lao động để họ tiếp cận với cơng nghệ mới. Bên cạnh đó, nhiều nhà quản lý chưa đủ kinh nghiệm nên vẫn thường gặp trường hợp mua phải dây chuyền công nghệ đã lỗi thời. Điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Các đặc điểm khác
+ Số lượng lớn, tồn tại ở mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề + Kinh nghiệm hoạt động ít