Một số chỉ tiêu ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2017-2020

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 60 - 63)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng KH cá nhân mới Khách 82.600 46.819 49.728 55.143 Số lượng thẻ tín dụng mới Thẻ 968 1.674 1.732 2.609 Số lượng ĐVCNT mới Đơn vị 80 138 152 189 Doanh số thanh toán thẻ Tỷ đồng 680 697 918 1.479 Doanh số sử dụng thẻ Tỷ đồng 261 310 366 346

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Vietcombank Bắc Ninh 2017 – 2020)

Số lượng khách hàng cá nhân mới năm 2018 giảm 35.781 khách hàng (giảm 43,3%) so năm 2017, nguyên nhân do Samsung dịch chuyển đầu tư sang Thái

Nguyên nên nhà máy tại Bắc Ninh của Samsung và các Vendor đã giảm lao động tuyển mới so với trước. Giai đoạn năm 2019-2020, chi nhánh đã duy trì được tăng trưởng, số lượng khách hàng cá nhân mới năm 2019 tăng 2.909 khách hàng (tăng 6,2%) so với 2018, năm 2020 tăng 5.415 khách hàng (tăng 10,9%) so với 2019.

Các chỉ tiêu khác đều giữ tăng trưởng hàng năm, cho thấy VCB Bắc Ninh là chi nhánh có lợi thế về ngân hàng bán lẻ, chi nhánh đã tận dụng phát triển nhiều Đơn vị chấp nhận thẻ tại các siêu thị, nhà hàng… nhằm tăng doanh số thanh toán cũng như doanh số sử dụng thẻ.

2.2 Thực trạng phát triển cho vay doanh nghi ệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

2.2.1. Thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho vay DNNVV tại VCB Bắc Ninh DNNVV tại VCB Bắc Ninh

2.2.1.1. Thực trạng về quy mô của hoạt động cho vay DNNVV

Quy mô cho vay DNNVV được thể hiện qua một số chỉ tiêu như số lượng khách hàng DNNVV đang có quan hệ vay vốn tại ngân hàng, dư nợ DNNVV, thị phần dư nợ DNNVV của VCB Bắc Ninh trên địa bàn. Do đó mở rộng về quy mô của hoạt động cho vay DNNVV sẽ được thực hiện thông qua việc tăng số lượng DNNVV có quan hệ vay vốn tại ngân hàng, tăng dư nợ đối với DNNVV, tăng thị phần dư nợ DNNVV của VCB Bắc Ninh so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

(i) Số lượng DNNVV đang có quan hệ vay vốn tại ngân hàng

Để thấy được việc mở rộng quy mô thông qua việc thống kê số lượng KHDN mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng và số lượng KHDN có quan hệ vay vốn, trong đó số lượng khách hàng DNNVV chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Sự gia tăng về số lượng khách hàng qua các năm là một trong các thước đo để đánh giá việc mở rộng quy mô hoạt động cho vay.

Bảng 2.3: Số lượng KHDN có quan hệ vay vốn và số lượng KHDN mở mới tài khoản tại Vietcombank Bắc Ninh qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Số lượng KHDN có quan hệ vay vốn Trong đó, nhóm SME 260 161 250 154 289 182 -10 -7 (3,8) (4,3) +39 +28 +15,6 +11,0

Số lượng KHDN mở tài khoản trong năm Trong đó, nhóm SME 530 512 526 506 696 645 -4 -6 (0,7) (1,2) 170 139 32,3 27,5

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của chi nhánh các năm 2018-2020)

Do tháng 9/2019 là thời điểm chuyển tách chi nhánh để thành lập chi nhánh VCB thứ hai trên địa bàn Bắc Ninh (chi nhánh VCB Kinh Bắc) nên các số lượng khách hàng tính đến cuối năm 2019 có giảm so với năm 2018. Số lượng khách hàng DNNVV có quan hệ vay vốn tại VCB Bắc Ninh có tăng trưởng: Năm 2020 tăng 28 khách hàng so với năm 2019 (tốc độ tăng 11%). Số lượng khách hàng DNNVV chiếm tỷ trọng lần lượt 61,9%; 61,6% và 63% theo từng năm 2018, 2019 và 2020 trong tổng số KHDN có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Điều này cho thấy xu hướng cho vay của chi nhánh đang chuyển dịch, đã hướng đến mở rộng hơn đối với đối tượng này. Tuy nhiên, tỷ lệ số lượng DNNVV có quan hệ vay vốn so với số lượng DNNVV mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh qua các năm 2018, 2019 và 2020 mới lần lượt ở mức: 31,4%; 30,4% và 28,2% chứng tỏ kết quả bán chéo sản phẩm cho vay tại VCB Bắc Ninh chưa cao, VCB Bắc Ninh vẫn còn thị trường để gia tăng được hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng này.

(ii) Dư nợ cho vay DNNVV

Tổng dư nợ của chi nhánh được duy trì tăng trưởng tốt, với tỷ lệ tăng trưởng ở mức cao so với toàn ngành. Riêng năm 2019, dư nợ giảm 257 tỷ (giảm 3,4%) so với năm 2018 do nguyên nhân chuyển tác chi nhánh, nếu không lại trừ phần dư nợ

Bắc Ninh sẽ đạt mức hơn 20%, là mức tăng trưởng kỷ lục kể từ khi thành lập chi nhánh đến nay. Đặc biệt đến hết năm 2020, dư nợ đạt 8.437 tỷ đồng, tăng 1.239 tỷ so với 2019, tỷ lệ tăng trưởng 17,2%.

Cùng với đà tăng trưởng của tổng dư nợ nói chung của chi nhánh, dư nợ đối với DNNVV cũng được tăng đáng kể, tuy tỷ lệ tăng trưởng của năm 2020 so với 2019 đạt 29,7% cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của 2017 nhưng số tăng tuyệt đối ở mức thấp, chỉ tăng 146 tỷ đồng so với 31/12/2019 và vẫn chưa đạt được bằng mức dư nợ của năm 2017.

Với định hướng phát triển cho vay bán lẻ của Ban lãnh đạo, chi nhánh cũng đã chú trọng tới tăng trưởng dư nợ đối với DNNVV, tuy nhiên tỷ trọng cho vay đối tượng này đang ở mức quá nhỏ bé so với đối tượng KHDN lớn hay khách hàng cá nhân. Điều nay đặt ra mục tiêu cho VCB Bắc Ninh cần phải vừa duy trì tốc độ tăng trưởng vừa phải tăng quy mô tăng trưởng mới đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được đặt ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 60 - 63)