Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 39 - 43)

2.1. Giới thiệu chung về Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện

Vượt qua những khó khăn

Năm 1960, Thành phố Việt Trì được xây dựng, cùng với đó là sự ra đời của các nhà máy, xí nghiệp và nhiều hạng mục cơng trình phụ trợ phục vụ cho đô thị mới. Theo thời gian, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã khơng cịn hoạt động, số ít cơng trình chỉ còn lại tên gọi, nhưng cũng có những đơn vị đã không ngừng phát triển song hành cùng với sự trưởng thành của Thành phố Việt Trì. Trong số đó, có dấu ấn rõ nét của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Thành phố Việt Trì khóa IV đưa sự nghiệp y tế từng bước được phát triển nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, tháng 5 năm 1965, Bệnh viện Việt Trì được thành lập trên cơ sở nâng cấp cơ sở vật chất, nhân lực từ Bệnh xá Việt Trì. Từ những ngày đầu với 50 giường bệnh, sau khi được nâng cấp, quy mơ Bệnh viện Việt Trì liên tục được mở rộng lên 70, 90, 120 và đến đầu những năm 70 Bệnh viện đã có 150 giường bệnh do Bác sĩ Lê Hậu Sửu - Trưởng phòng Y tế Thành phố - Viện trưởng. Điều kiện cơ sở vật chất của Bệnh viện cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chỉ có 3 khoa trong số 7 khoa được thành lập là Khoa Nội, Khoa Ngoại và Khoa Sản được bố trí buồng bệnh và giường bệnh; các khoa Đông y, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt và Khoa Mắt thì chỉ là phòng khám.

Tháng 7/1975, Bệnh viện Việt Trì sáp nhập với Bệnh viện Cán bộ do bác sĩ Nguyễn Huy Mai làm Giám đốc, Bí thư Đảng ủy là bác sĩ Thạch Văn Dụy. Ngoài việc được mở rộng quy mô lên 300 giường, với trên 20 khoa điều trị, bệnh viện còn được nâng cấp lên trực thuộc tỉnh, là bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh. Cùng với đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, các y, bác sĩ giỏi của Thị xã Phú Thọ, Thị xã Vĩnh Yên cũng được chuyển về tăng cường cho Bệnh viện đa khoa trung tâm Việt Trì.

Với tổng số 30 bác sĩ, 50 y sĩ cùng đông đảo y tá, hộ lý, Bệnh viện đã cơ bản đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho người dân trong tỉnh.

Thời kỳ đổi mới đất nước (1986-1999)

Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là cơ hội để ngành y tế phát triển, thuận lợi trong nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế. Đồng thời tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy máy phục vụ yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân, công tác đào tạo cán bộ giai đoạn này luôn được chú trọng.

Được sự quan tâm của Bộ Y tế, UBND tỉnh Vĩnh Phú đã có Quyết định ngày 17/8/1992 cơng nhận Bệnh viện Việt Trì là đơn vị sự nghiệp của Sở Y tế với tên gọi Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phú do Bác sĩ Nguyễn Đăng Tùng làm Giám đốc bệnh viện; đến tháng 11/1992, Bác sĩ Trần Hữu Nghĩa kế nhiệm Giám đốc và Bác sĩ Vương Đức Thuận làm Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Vĩnh Phú. Tháng 11/1996, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX - Kỳ họp thứ 10 về chia tách tỉnh Vĩnh Phú, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phú chỉ đạo Ban Giám đốc Bệnh viện Vĩnh Phú khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cả về tổ chức, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ để tái lập Bệnh viện Phú Thọ với tên gọi Bệnh viện tỉnh Phú Thọ do Bác sĩ Trần Hữu Nghĩa làm Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Bệnh viện.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra những đổi mới cho ngành Y tế với mục tiêu “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm bổ sung thêm nguồn kinh phí, giảm bớt khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh. Sức khỏe của nhân dân được chăm sóc tốt hơn, cơng tác khám chữa bệnh cho hàng nghìn lượt người, hàng trăm cán bộ y tế được đào tạo, cơng tác phịng bệnh được đẩy mạnh…. Nhân sự và quy mơ bệnh viện có nhiều đổi thay và phát triển. Bệnh viện từ 300 giường tăng lên 400 giường bệnh với 27 khoa phịng chun mơn, 440 thầy thuốc, bác sĩ, điều dưỡng viên, nhân viên khác, trong đó có nhiều bác sĩ có trình độ chuyên khoa I trở lên. Năm 1990, thực hiện chính sách tinh giảm biên chế của Nhà nước, bệnh viện có 70 nhân viên nghỉ làm việc hưởng theo chế độ. Số giường bệnh giảm còn 300 giường bệnh.

Năm 1993 - 1994, thực hiện quyết định quy hoạch xây dựng Bệnh viện tại khu đồi “Ong vang” thuộc phường Tân Dân, thành phố Việt Trì. Sau 4 năm khởi công và xây dựng, đến tháng 11/1998 Bệnh viện chính thức chuyển về địa điểm mới.

Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều bước phát triển mới của bệnh viện, với thành tích nhiều năm liên tục được Bộ y tế, UBND tỉnh tặng cờ, bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích cống hiến cho Bệnh viện.

Thời kỳ hội nhập và phát triển (Từ 1999 đến nay)

Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Bệnh viện tỉnh Phú Thọ đã thực hiện sắp xếp lại tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Theo sự chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Y tế, UBND tỉnh Phú Thọ ra Quyết định số 2110/QĐ- UBND ngày 08/8/2005 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở Y tế. Trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế, tên gọi Bệnh viện Phú Thọ được đổi thành tên mới là Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Giai đoạn 2004 - 2009, Bệnh viện đã có những đột phá không những về quy mô Bệnh viện từ 350 giường bệnh lên 500, 700, 1000 giường bệnh; về số lượng chất lượng nhân lực, về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, triển khai các dịch vụ kỹ thuật cao. Năm 2007, Bệnh viện được chính thức cơng nhận là bệnh viện hạng I, đến năm 2009 được cấp chứng nhận ISO 9001-2008. Bên cạnh việc không ngừng đổi mới phong cách làm việc, đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự hài lịng của người bệnh và gia đình người bệnh. Bệnh viện tăng cường cử các cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chun mơn ở trong nước và nước ngoài, Bệnh viện còn tăng cường hợp tác quốc tế, mời các chuyên gia ở các nước như Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Singapore, Hàn Quốc…đến hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật; nhờ đó mà nhiều kỹ thuật cao loại I, loại đặc biệt đã được triển khai thành công của Bệnh viện như: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo, nội soi khớp gối; Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống, thay đĩa đệm, thay đốt sống, thay khớp háng tồn phần; phẫu thuật cắt dịch kính; Phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản; Phẫu thuật điều trị hẹp ống sống bằng phương pháp cắt bán phần cung sau đặt Coplex; Nội soi mở thơng vịi trứng trong điều trị hiếm

muộn… Bên cạnh nguồn đầu tư của Nhà nước Bệnh viện đã mạnh dạn thực hiện xã hội hóa trong đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ như: Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao 11 tầng, máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính, máy siêu âm 3D – 4D, siêu âm chuyên tim, hệ thống máy lọc thận, hệ thống siêu lọc máu, X-quang số hóa… Nhờ đó lưu lượng người bệnh đến khám chữa bệnh tăng đáng kể qua từng năm, nhiều ca bệnh nặng được cứu chữa thành cơng, giảm người bệnh phải chuyển tuyến trên, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Từ năm 2010 đến nay, Bệnh viện đã không ngừng hồn thiện và đồng bộ hóa từ quy trình tiếp đón, khám lâm sàng, khám cận lâm sàng, triển khai dịch vụ kỹ thuật cao… ứng dụng tổng thể cơng nghệ thơng tin theo mơ hình Bệnh viện thơng minh, đa dạng hóa cung ứng dịch vụ y tế trong Bệnh viện và cung ứng dịch vụ đến tận gia đình. Thực hiện cắt giảm những thủ tục hành chính khơng cần thiết; triển khai thêm nhiều bàn tiếp đón người bệnh; lắp đặt nhiều bảng hướng dẫn và một số tivi tại nơi đón tiếp ban đầu để tuyên truyền, chia sẻ thông tin với người bệnh. Thực hiện đăng ký lịch khám bệnh và thanh tốn viện phí bằng thẻ khám bệnh thơng minh...

Trải qua quá trình hơn 50 năm hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã không ngừng cố gắng, nỗ lực cống hiến hết mình để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, đem đến sự hài lòng nhất cho người bệnh.

Bệnh viện tọa lạc trong khn viên rộng 2.96 ha với 06 tịa nhà cao tầng, quy mô 1500 giường bệnh; 1551 cán bộ viên chức, người lao động; 39 khoa, phòng, trung tâm trực thuộc. Bên cạnh việc nỗ lực thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh, mở rộng các Trung tâm trực thuộc Bệnh viện. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ còn tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp nhận đào tạo và chuyển giao các kỹ thuật chuyên sâu góp phần vào việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa. Bệnh viện quan tâm chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và hệ thống thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ để ứng dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu như gây mê hồi sức, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật u não, phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật

chấn thương, phẫu thuật tim hở, phẫu thuật nội soi tiêu hóa, nội soi tiết niệu, nội soi chẩn đốn, chẩn đốn hình ảnh, giải phẫu bệnh, ghép tạng ...

Bệnh viện khơng ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới quản lý; nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh; quản lý, khám chữa bệnh theo mơ hình Bệnh viện thông minh. Định hướng phát triển Bệnh viện theo hướng Bệnh viện đa trung tâm kỹ thuật chuyên sâu.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã, đang và sẽ trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy hàng đầu của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khu vực Tây Bắc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)