Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 102 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển

chính thức đối với ngành thơng tin truyền thơng trong thời gian tới

3.2.1. Đào tạo năng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành

Nhận thức đúng đắn về ODA với hai yếu tố chính trị và kinh tế đan xen để có quan điểm đúng đắn về nguồn lực này nhằm tranh thủ được sự hỗ trợ quốc tế, thực hiện có hiệu quả chủ trương độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Mỗi Nhà tài trợ đều có chiến lược tồn cầu về ODA cũng như Chương trình trung hoặc dài hạn hợp tác với Việt Nam, trong đó nêu rõ những mục tiêu và sự quan tâm khi cung cấp ODA cho Việt Nam. Do vậy, Ngành TT&TT cần nghiên cứu kỹ những chiến lược và chương trình đó để có sự ứng xử thích hợp nhằm đảm bảo lợi ích chính trị và kinh tế. Xét cho cùng cả ODA vốn vay và vốn ODA khơng hồn lại đều là các khoản vay trước và trả sau bằng vật chất và hoặc bằng trách nhiệm. Ý thức được vấn đề này sẽ giúp đề cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình tiếp nhận quản lý và sử dụng ODA.

Ngồi ra, các cơ quan tổng hợp của Chính Phủ nên đẩy mạnh cơng tác tập huấn, hướng dẫn các quy trình, thủ tục sử dụng vốn ODA và tổ chức biên soạn, phổ biến các tài liệu về quản lý thực. Việc thường xuyên tổ chức tập huấn cho BQLDA về chính sách và quy trình, thủ tục ODA của Chính phủ và nhà tài trợ

94

để thấy trước và dự kiến các biện pháp xử lý những quy định không khớp nhau của hai phía nhằm đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA.

Trong việc thực hiện các dự án ODA của Ngành TT&TT, để việc quản lý, thực hiện các quy trình, thủ tục sử dụng các nguồn vốn ODA nhanh chóng đi vào thực tế, các cơ quan tổng hợp của Chính Phủ trước khi ban hành các văn bản hướng dẫn cần có văn bản tham khảo ý kiến của các chủ đầu tư và sau khi ban hành cần đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn để các chủ đầu tư nắm bắt được ngay các yêu cầu của Nhà nước trong q trình thực hiện.

3.2.2. Có cơ chế lựa chọn các nhà thầu phù hợp

Để hạn chế tình trạng nhà thầu chưa đủ năng lực nhưng trúng thầu các dự án quan trọng tại Việt Nam nói chung và tại ngành TTTT nói riêng, cần phải có cơ chế, chính sách quản lý chặt chẽ các nhà thầu.

Ðể giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu là việc không dễ dàng, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, cơ quan chức năng, trong đó kiến nghị Quốc hội và Chính phủ sớm xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðấu thầu và Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Luật Ðấu thầu cần có sự điều chỉnh, bổ sung để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tăng khả năng trúng thầu quốc tế. Ngoài ra, cơ chế pháp lý vững chắc sẽ trở thành “màng lọc” giúp loại bỏ, hạn chế được những nhà bỏ những nhà thầu năng lực yếu kém, không đạt yêu cầu.

3.2.3. Công tác nghiên cứu tiền khả thi và khả thi của Ngành cần được quan tâm đúng mức quan tâm đúng mức

Một dự án xin vận động nguồn vốn ODA có được Nhà tài trợ phê duyệt hay không phần lớn dựa trên các kết quả báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Để được thành quả như vậy, ngồi các giải pháp mang tích khách quan như hài hòa thủ tục, Ngành cần sớm có giải pháp cụ thể cho cơng tác nghiên cứu tiền khả thi và khả thi này. Cụ thể là:

95

- Xây dựng các báo cáo tiền khả thi cho các dự án xin vận động nguồn ODA ngay từ khi Ngành TT&TT Việt Nam lên kế hoạch phát triển Ngành cho từng giai đoạn cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung.

- Nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi phải sát với thực tế, phân tích rõ hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội, ảnh hưởng mơi trường của dự án, tính bền vững của dự án sau khi hoàn thành cũng như các điều khác như khả năng và nguồn cân đối vốn đối ứngv.v...

- Ngân sách cho cơng tác này là hết sức cần thiết, vì vậy Ngành TT&TT cần có một quỹ riêng phục vụ cho hoạt động này đảm bảo hiệu quả kinh tế cho các công tác nghiên cứu tiền khả thi của các dự án đang trong kế hoạch xin vận động nguồn vốn ODA.

- Cán bộ chuyên trách trong công tác này cần được nâng cao về trình độ nghiệp vụ kỹ thuật để có thể lập ra những báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi có tính thuyết phục về mặt chun mơn.

- Đối với một số dự án do điều kiện khảo sát phức tạp, tốn nhiều thời gian như dự án cáp quang biển trục Bắc - Nam, Ngành cần có sự quan tâm đặc biệt hơn nữa trong công tác điều phối và hợp tác với các Ngành ban có liên quan để giảm thiểu những hạn chế, khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng của báo cáo khả thi cũng như đẩy nhanh tiến trình phê duyệt của dự án.

- Cơng tác nghiên cứu khả thi có thể sử dụng cả tư vấn trong nước và quốc tế miễn là dịch vụ tư vấn đem lại hiệu quả cao. Tăng cường sử dụng tư vấn trong nước (kể cả cơng tác thuyết phục nhà tài trợ) để góp phần nâng cao chất lượng chuẩn bị dự án phù hợp với các điều kiện thực tế của các đơn vị trực thuộc Ngành TT&TT Việt Nam và giảm phí tư vấn nước ngồi. Đối với một số nhà tài trợ như Nhật Bản, thủ tục phê duyệt dự án khả thi là rất phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều bước vì vậy việc nghiên cứu kỹ các yêu cầu của nhà tài trợ trước khi lập các báo khả thi là thực sự cần thiết và đảm bảo tính chủ động của Ngành.

96

3.2.4. Đẩy nhanh tiến trình thẩm định dự án, phê duyệt cơng tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng đối với một số dự án trọng điểm

Bộ Thơng tin và Truyền thơng cần sớm trình Chính phủ những biện pháp nhằm loại bỏ những thủ tục phức tạp rườm rà, trong quy trình phê duyệt dự án, đấu thầu và xét thầu thuộc thẩm quyền của Bộ.

Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, xuất phát từ thực tế triển khai dự án phát triển mạng VNNT, các tỉnh miền Trung, dự án cáp quang biển trục Bắc - Nam, Bộ TT&TT đã có ý kiến với Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục quản lý đê điều), Bộ Giao thông vận tải (các khu quản lý đường bộ 4,5 và Sở giao thông các tỉnh) và Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện xã của 10 tỉnh vùng dự án, tạo điều kiện cho Ban QLDA trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng và cấp phép thi công các tuyến cáp đồng, cáp quang, đường dây trung hạ thế và trạm biến áp phù hợp với tiến độ chung của dự án. Chính phủ cần sớm ban hành các quy định đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, khung giá đất đền bù, v.v.. phù hợp với Luật đất đai 2013. Đối với Luật Đất đai, cần quy định rõ những nguyên tắc rõ ràng để tính giá đất, sát với giá thị trường, nhưng khơng mang tính đầu cơ, thể hiện sự quản lý của Nhà nước. Giá này được áp dụng như nhau cho các loại dự án với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ODA. Ngoài ra cần xem lại cơ sở pháp lý của quy định về loại đất thổ cư chưa hợp pháp trong đền bù giải toả. Xác định giới hạn cưỡng chế và biện pháp chế tài khi vi phạm luật. Cơng khai hố giới hạn cưỡng chế, các biện pháp chế tài và thực thi.

3.2.5 Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về điều kiện tài chính, tín dụng

Các dự án của Bộ Thơng tin và Truyền thơng sử dụng nguồn vốn ODA đều mang tích cơng ích cao. Việc hồn vốn của các dự án phụ thuộc khơng nhỏ vào điều kiện tín dụng của nguồn vốn dành cho dự án, do đó Ngành TT&TT cũng như các cơ quan Nhà nước cần có các biện pháp nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về điều kiện tài chính tín dụng. Các biện pháp cần làm là:

97

- Chủ động xin thời hạn hết vốn dài ngay khi đàm phát ký kết các điều ước quốc tế, tránh tình trạng xin gia hạn rút vốn nhiều lần, gây nên sự trì hỗn, kéo dài tiến độ thực hiện dự án.

- Các chính sách cho vay lại của Nhà nước cần có quy định rõ ràng, thể hiện sự minh bạch và công khai.

- Vốn đối ứng cần có đủ và kịp thời. Đơn giản hoá thủ tục xin vốn đối ứng. - Hài hoà thủ tục với các Nhà tài trợ

Các thủ tục về kinh phí: Đối với dự án cáp quang biển trục Bắc - Nam, lãnh đạo Ngành TT&TT trong thời gian tới cần có giải pháp hỗ trợ xử lý nhanh các thủ tục liên quan đến phê duyệt và thanh toán Hợp đồng khảo sát, cũng như phê duyệt hợp đồng thi công rà phá bom, mìn để đẩy nhanh được tiến độ gói thầu rà phá bom, mìn vật nổ. Giải quyết các thủ tục về kinh phí cho cơng tác giải phóng mặt bằng, chi trả tiền thuê đất và thuế sử dụng đất trong thời gian xây dựng cơng trình. Giải quyết các thủ tục về kinh phí thực hiện việc thuê tư vấn nước ngoài, thực hiện thẩm tra Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

Các thủ tục này nếu được giải quyết nhanh chóng sẽ góp phần vào việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nói chung. Để giải quyết vấn đề này, Ngành cần có một bộ phận chức năng về tài chính - tổng hợp hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các thủ tục về tài chính trong triển khai và thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)