Sự khác biệt về mơ hình quản lý Mobile Money của Mexico và Kenya

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MOBILE MONEY CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 29 - 42)

Mexico Kenya

Bối cảnh Sau một loạt các cuộc khủng hoảng vào thời gian 1980s-1990s, hệ thống tài chính Mexico được quản lý rất chặt chẽ. Các tiêu chuẩn quy định về định danh khách hàng (KYC) và chống rửa tiền (AML) do Hội đồng Ổn định Tài chính liên chính phủ (Intergovernmental Financial Stability Board) khuyến nghị, Mexico đã đáp ứng nhiều tiêu chuẩn đó từ năm 2000. Các cơng ty viễn thơng ln có xu hướng thành lập liên minh với ngân hàng để tận dụng nguồn khách hàng từ ngân hàng. Họ luôn hướng đến tập khách hàng có tài khoản ngân hàng.

Nhiều ngân hàng lớn nhất của Mexico đã kinh doanh dịch vụ ngân hàng di động, thậm chí cả dịch vụ thanh tốn di động từ khá sớm, mặc dù với điều kiện là người dùng phải có tài khoản ngân hàng.

Ngành ngân hàng Kenya chịu ít quy định hơn khi thanh toán di động lần đầu tiên ra mắt vào năm 2007.

Luật liên quan đến quy định Chống rửa tiền AML ở Kenya được đưa ra khá chậm và không đầy đủ (bắt đầu từ năm 2009). Các giao dịch tài chính vi mơ khơng được chính phủ Kenya quy định. Hơn nữa, các ngân hàng Kenya đã được liên hệ trước khi triển khai thí điểm hệ thống tiền di động M- PESA, có vẻ như họ rất ít quan tâm đến dự án này.

Các ngân hàng Kenya thậm chí cịn khơng cung cấp dịch vụ ngân hàng di động cho khách hàng của họ. Điều đó cũng có nghĩa là khơng có quy định hiện hành về giao dịch tiền điện tử (các giao dịch điện tử được pháp luật công nhận một năm sau khi ra mắt M-PESA)

Triển khai Vào năm 2010, Ủy ban Ngân hàng và Chứng khoán Quốc gia, Ngân hàng Mexico và Ban Thư ký Tài chính và Tín dụng Cơng đã soạn thảo quy định dẫn đến một mơ hình thanh tốn di động do ngân hàng lãnh đạo (Mơ hình quản lý kiểu ngân hàng (Bank-led model)). Quyết định của chính phủ Mexico dựa trên một định nghĩa chặt chẽ về tiền gửi là gì và tiền gửi phải chịu sự giám sát tài chính từ trước như thế nào. Quá trình thu thập tiền để liên kết chúng với điện thoại di động được coi là một khoản tiền gửi và do ở Mexico, việc thu thập quỹ bị hạn chế đối với các tổ chức tài chính, các mơ hình kinh doanh liên quan phải được được điều hành nghiêm ngặt bởi các tổ chức ngân hàng. Do đó, chỉ các tổ chức tài chính

M-PESA (hay Mobile-Cash) được ra mắt bởi Safaricom, thuộc Tập đoàn Vodafone vào năm 2007, theo mơ hình Nhà điều hành mạng di động MNO. Nguồn gốc của ý tưởng thực sự bắt đầu từ năm 2003 và được Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh tài trợ. Khoản tài trợ được trao cho công ty đề xuất dự án tốt nhất nhằm cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ở các nước đang phát triển. Vì ý tưởng bắt nguồn từ một công ty viễn thông, Vodafone quyết định rằng phần mềm hiện có, được thiết kế theo nhu cầu và thông số kỹ thuật của các ngân hàng thương mại, sẽ không được áp dụng và sẽ “xây dựng dịch vụ của riêng họ từ đầu”. Vodafone nhận ra rằng vì khách hàng mục tiêu của họ là những người khơng có tài khoản ngân hàng nên “bất cứ thứ gì

Mexico Kenya được ủy quyền mới có thể tham gia với tư

cách là nhà cung cấp trên thị trường dịch vụ tài chính di động.

Quy định mới cho phép tạo "tài khoản đơn giản hóa hoặc tài khoản rủi ro thấp", nới lỏng các yêu cầu AML để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở tài khoản gắn liền với điện thoại di động. Yêu cầu nhận dạng là một chức năng của loại tài khoản được tạo, tương ứng với nó là quy mơ của các giao dịch. Ví dụ: tài cơ bản nhất không yêu cầu giấy tờ nhận dạng hợp pháp, chúng về cơ bản là ẩn danh. Cấp độ thứ hai, yêu cầu tên đầy đủ, ngày sinh, giới tính và địa chỉ nhà của người dùng. Các yêu cầu nhận dạng trở nên nghiêm ngặt hơn khi số tiền giao dịch lớn dần. Điều đáng chú ý là chuyển tiền vượt quá 70 UDIS (khoảng 370 peso Mexico hoặc 25 USD) yêu cầu người nhận phải mở tài khoản tiền gửi. Các ngân hàng đã thành lập có thể mở các tài khoản này hoặc có thể thành lập ra một đại lý (ngân hàng đại lý) hoặc một ngân hàng thích hợp để quản lý việc tạo các tài khoản này. Các đại lý này có yêu cầu về vốn thấp hơn so với các ngân hàng thương mại. Họ là một động lực quan trọng trong việc phổ biến thanh toán di động, nhưng theo dữ liệu của IMF, việc tạo ra các đại lý được ủy quyền này ở Mexico diễn ra rất chậm. Tính đến năm 2014, chỉ có 14 cửa hàng đại lý hoạt động trên 1000 km2. Cơ chế quản lý thanh toán di động được thiết kế bởi chính phủ Mexico kết hợp với các ngân hàng là cực kỳ phức tạp và đưa ra lời giải thích quan trọng cho sự phổ biến chậm chạp của thanh toán di động.

thiết kế sẽ cần hoạt động trong điều kiện khơng có tài khoản ngân hàng. Do đó, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng giữ tiền trong hệ thống ngân hàng". Đây là sự khác biệt rất quan trọng giữa mơ hình thanh tốn di động của Mexico và Kenya. Ở Kenya, nhà cung cấp dịch vụ di động là chủ tài khoản ngân hàng và tiền được "gửi" trong tài khoản ngân hàng đó thay cho người mua. Tại thời điểm này, người dùng điện thoại di động không bị buộc phải mở tài khoản ngân hàng cá nhân.

Trong vòng một năm, số người sử dụng dịch vụ tiền di động ở Kenya còn nhiều hơn số khách hàng của các ngân hàng. Khơng hài lịng, một số ngân hàng đã vận động Bộ trưởng Bộ Tài chính Kenya khởi động một cuộc điều tra về dịch vụ này vì họ cho rằng đó là một kế hoạch kim tự tháp và khách hàng sẽ mất tiền về lâu dài. Bộ đã mở một cuộc điều tra vào tháng 12/2008 và cơng bố kết quả của mình một tháng sau đó. Chính phủ nhận thấy rằng M-PESA an toàn và về lý thuyết, nó cạnh tranh với các ngân hàng, nhưng nó lại nhắm vào những khách hàng khơng có khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng và do đó lấp đầy một khoảng trống quan trọng khi muốn phát triển thanh toán điện tử.

Người dân Kenya sử dụng dịch vụ tiền di động cho tất cả các loại giao dịch tài chính. Tính đến năm 2014, trung bình Kenya có hơn 200 đại lý đang hoạt động trên 1000 km2.

2.2. Thực trạng triển khai Mobile Money trên thế giới và tại một số quốc gia 2.2.1. Thực trạng triển khai Mobile Money trên thế giới 2.2.1. Thực trạng triển khai Mobile Money trên thế giới

Năm 2019 là một năm quan trọng đối với ngành Mobile Money. Với hơn một tỷ tài khoản đăng ký, gần 2 tỷ đô la giao dịch mỗi ngày, 290 dịch vụ tại 95 quốc gia và 372 triệu tài khoản đang hoạt động, Mobile Money đang ở giai đoạn phát triển nhất từ trước tới nay6. Ban đầu là một sản phẩm chỉ dành cho một số ít thị trường chọn lọc, Mobile Money hiện là một hiện tượng toàn cầu, ghi nhận sự tăng trưởng đáng kinh ngạc ở các thị trường mới nổi và tiếp cận rộng rãi với nhiều khách hàng.

Mobile Money trở nên phổ biến ở các thị trường mới nổi là có lý do. Một nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý tồn cầu McKinsey ước tính rằng, khoảng 2 tỷ cá nhân và 200 triệu doanh nghiệp nhỏ ở các nền kinh tế mới nổi ngày nay thiếu khả năng tiếp cận với các khoản tiết kiệm và tín dụng chính thức. Cũng trong nghiên cứu đó, McKinsey cho hay việc áp dụng và sử dụng rộng rãi công nghệ tài chính kỹ thuật số có thể làm tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tất cả các nền kinh tế mới nổi thêm 6% hay tổng cộng 3.700 tỷ USD vào năm 2025. Điều này tương đương với việc thế giới có thêm một nền kinh tế quy mơ như Đức.

Khu vực Châu Phi hạ Sahara là tâm điểm của sự phát triển Mobile Money với hơn 50 triệu tài khoản đã đăng ký vào năm 2019: sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Tây Phi (21 triệu tài khoản mới) và Trung Phi (sáu triệu tài khoản mới), và sự tăng trưởng ổn định ở Đông Phi (22 triệu tài khoản mới). Không thể phủ nhận đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh tốc độ ứng dụng Mobile Money một cách đáng kể, nhưng ngay từ trước khi đại dịch xảy ra, nơi đây đã đi tiên phong trong ngành công nghiệp này. Theo McKinsey, khoảng hơn một nửa trong số 290 dịch vụ Mobile Money đang hoạt động trên toàn thế giới nằm ở châu Phi hạ Sahara. GSMA dự báo rằng việc phát triển Mobile Money trên khắp khu vực Châu Phi hạ Sahara sẽ vẫn mạnh mẽ và vượt qua con số nửa tỷ tài khoản vào cuối năm 2020.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế là, dù các chính phủ châu Phi đã thực hiện các chính sách giảm bớt rào cản đối với việc đăng ký tham gia Mobile Money, thì dưới tác động của COVID-19 lượng người dùng Mobile Money tăng lên nhưng giá trị giao dịch lại giảm xuống. Như tờ Economist cho biết: “Cuộc khủng hoảng cũng khiến người dân trở nên nghèo hơn. Tại Kenya, nơi Mobile Money đã có một vị thế vững vàng, Ngân hàng Trung ương báo cáo số lượng giao dịch hàng ngày tuy có tăng 10% nhưng tổng giá trị giao dịch lại giảm 5%". Dù vậy, Economist cũng lưu ý rằng những tác động này chỉ là tạm thời. Tờ báo nhấn mạnh những thói quen

được hình thành trong một cuộc khủng hoảng đơi khi có thể tồn tại lâu dài, đồng nghĩa với việc số lượng giao dịch và giá trị giao dịch của Mobile Money sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Hình 2.1: Tình hình phát triển các dịch vụ Mobile Money tồn cầu, giai đoạn 2001-2019

(Nguồn: GSMA (2020))

2.2.2. Thực trạng triển khai Mobile Money tại một số quốc gia

A. Kenya

Theo Ngân hàng Thế giới (2018), Kenya là quốc gia có GDP thấp (87,91 tỷ USD) và tỷ lệ người sử dụng Internet cũng rất thấp (17,8%), nên việc tiếp cận dịch vụ tài chính như ngân hàng điện tử… gặp nhiều khó khăn.

Thực tế, người dân Kenya khơng có u cầu đa dạng về chức năng đối với việc thanh tốn, mà mục đích chính của họ là chuyển/nhận tiền từ thành thị về quê nhà. Vì vậy, dịch vụ Mobile Money (M-PESA) ra đời đã đáp ứng được nhu cầu này, đồng thời giúp họ tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch so với các dịch vụ truyền thống của ngân hàng.

Tại thời điểm M-PESA ra mắt, khơng có khung pháp lý chính thức cho dịch vụ này và đến năm 2010 mới được ban hành.

Để giải quyết vấn đề về định danh khách hàng, theo quy định, các nhà mạng phải đăng ký và thẩm định thông tin của tất cả các khách hàng sử dụng dịch vụ của M-PESA. Theo đó, khách hàng cần cung cấp giấy tờ tùy thân như thẻ công dân hay hộ chiếu cá nhân được Chính phủ Kenya cấp.

Về cơ bản, tất cả người dân Kenya đều có thẻ cơng dân, nên thủ tục đăng ký thanh toán qua di động trở nên đơn giản. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi về tài

sản của khách hàng, đồng thời phòng chống các hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố, Ngân hàng Trung ương Kenya yêu cầu M-PESA phải thành lập quỹ tín thác (Trust Fund) dưới sự giám sát, kiểm tra của cơ quan này (nhưng không can thiệp thêm vào bất kỳ hoạt động nào của M-PESA). Sau khi phát triển đến một mức độ nhất định, các quy định pháp lý của dịch vụ này dần được thắt chặt hơn, thay vì nới lỏng như ban đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ người sử dụng dịch vụ này vẫn tăng đáng kể qua các năm, điều này cho thấy dịch vụ Mobile Money là rất quan trọng với người dân Kenya.

Các ngân hàng thay vì là đối thủ cạnh tranh đã chuyển sang hợp tác và trở thành đối tác của M-PESA. Nhìn chung, sự bùng nổ và phát triển của dịch vụ thanh toán qua di động tại Kenya theo khuynh hướng tương hỗ giữa các bên liên quan: Nhà mạng, ngân hàng và khách hàng.

B. Philipines

Philippines là quốc gia có tỷ lệ người khơng sở hữu tài khoản ngân hàng thấp, địa hình bị chia cắt bởi nhiều đảo nên gây khó khăn cho việc thành lập các chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. Sự phát triển của điện thoại đi động là cơ hội giúp dịch vụ Mobile Money có cơ hội bứt phá tại quốc gia này.

Thực tế, việc phát triển Mobile Money gặp một số khó khăn. Philippines bị liệt kê vào danh sách xếp hạng rủi ro cao về tài trợ khủng bố cần theo dõi (năm 2001), dẫn đến khung pháp lý cho dịch vụ Mobile Money chặt chẽ hơn. Khách hàng phải đến đăng ký trực tiếp và xuất trình giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh hợp lệ. Các nhà mạng và ngân hàng phải lưu trữ tất cả dữ liệu giao dịch trong vòng 5 năm và báo cáo các giao dịch nghi ngờ là rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố theo định mức.

Những đại lý nếu muốn thực hiện chức năng nạp/rút tiền phải có giấy phép chuyển tiền và hồn thành khóa học tập huấn về quy định pháp lý chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Những quy định quá khắt khe khiến dịch vụ thanh tốn qua di động bị trì trệ trong nhiều năm. Năm 2017, khung pháp lý được điều chỉnh có lợi hơn cho khách hàng. Theo đó, thay vì chia thành 4 loại định mức như trước, thì hiện tại chỉ cịn 2 loại định mức là giới hạn chuyển tiền hàng ngày và giới hạn số tiền trong mỗi lần giao dịch (SMART Money), định mức chuyển tiền hàng tháng (GCash).

Có thể thấy rằng, khung pháp lý đối với dịch vụ Mobile Money tại Philippines ban đầu là siết chặt với các quy định chặt chẽ, sau đó có các điều chỉnh với mục đích duy trì sự ổn định và mang đến lợi ích cho khách hàng cũng như các bên liên quan mà vẫn đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro.

Indonesia có nhiều nét tương đồng với Philippines về mặt địa lý khi địa hình bị chia cắt bởi hơn 13.000 hòn đảo, nên người dân sống tại những hịn đảo xa khơng có điều kiện để tiếp cận dịch vụ tài chính của ngân hàng.

Tuy nhiên, tại Indonesia, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ người trưởng thành sở hữu nhiều hơn một tài khoản di động. Điều này tạo kỳ vọng giúp Mobile Money nhanh chóng phát triển, nhưng thực tế là không dễ dàng.

Đối với việc định danh khách hàng, khách hàng phải trực tiếp cung cấp giấy tờ định danh do Chính phủ Indonesia ban hành, nhưng vì nhiều người trong số họ là người di cư từ quốc gia khác và không muốn từ bỏ giấy tờ tại quê nhà, nên Chính phủ Indonesia từ chối cấp giấy tờ định danh.

Về giá trị giao dịch, trong trường hợp giao dịch vượt quá 100.000.000 rupi/tổng giao dịch (năm 2006) và được điều chỉnh thành 500.000.000 rupi hoặc với số tiền ngoại tệ có giá trị tương đương cho mỗi lần hay tổng các lần giao dịch, các nhà mạng phải báo cáo cho Cơ quan tình báo tài chính Indonesia (Indonesian Financial Intelligence Unit - PPATK).

Đến tháng 9/2017, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã ban hành khung pháp lý mới và phân chia định danh theo mức độ rủi ro của khách hàng. Các cá nhân khơng có đầy đủ giấy tờ hợp lệ vẫn có thể mở tài khoản bằng một tấm hình và thư giới thiệu từ địa phương nếu họ được đánh giá thuộc nhóm ít rủi ro.

Nhìn chung, Indonesia siết chặt quản lý dịch vụ Mobile Money trong nhiều năm đầu và chỉ cởi mở hơn trong vài năm gần đây nhằm thu hút người dùng. Tuy nhiên, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Indonesia cho đến nay vẫn chưa có quyết định chính thức về việc cho phép các nhà mạng tồn quyền kiểm sốt các hoạt động giao dịch.

Có thể thấy rằng, Indonesia có khuynh hướng đưa ra các quy định chặt chẽ nhằm ổn

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MOBILE MONEY CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)